Trẻ em loét dạ dày vì nhiễm khuẩn HP, có lo ung thư?
Con tôi 5 tuổi, gần đây có hiện tượng đau bụng từng cơn, ợ chua, ăn uống kém, đi khám phát hiện viêm xung huyết rớm máu, sùi loét, dương tính HP, có lo ngại tiến triển ung thư? (Minh Vương, Phú Thọ).
TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa phẫu thuật nhi (BV Việt Đức) trả lời:
Mong chị đừng quá lo lắng vì tình trạng của bé, có rất nhiều trường hợp trẻ em viêm dạ dày cấp tính có nhiễm vi khuẩn HP như con chị. Đây là điều hoàn toàn bình thường, dù nhiều người nghĩ nhiễm khuẩn HP chỉ gặp ở người lớn.
Thực tế, 80% số người nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng, chỉ khoảng 10-15 có triệu chứng, 1-3% người nhiễm khuẩn HP tiến triển thành ung thư sau một thời gian dài mắc.
Video đang HOT
Trẻ em cũng có thể viêm, đau dạ dày do vi khuẩn HP.
Vì thế, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng có thể tiến triển ung thư dạ dày. Chỉ có một số túyp khuẩn HP gây nguy cơ này. Còn lại, người ta sống hòa bình với khuẩn HP, điều trị khi nó gây ra triệu chứng.
Vậy căn bệnh vốn hay gặp ở người lớn này, sao lại xảy ra ở trẻ em? Vì vi khuẩn HP lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc (bố hoặc mẹ bị có thể lây cho con).
Tuy nhiên, với những trẻ viêm dạ dày do HP, khi đi khám, điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn có thể khỏi bệnh.
Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể test thử để tìm HP. Còn trẻ trên 5 tuổi có thể nội soi dạ dày gây mê, bác sĩ sẽ chỉ định tùy thuộc vào triệu chứng bệnh của trẻ.
Người đàn ông phải cắt cụt 2 chân vì nhiễm vi khuẩn kháng thuốc
Người đàn ông Mỹ bị nhiễm trùng do một loại vi khuẩn sống trên da gây ra. Thông thường, loại vi khuẩn này là vô hại.
Nhưng với anh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh, gây nhiễm trùng nghiêm trọng và buộc phải cắt cụt 2 chân.
Anh Jimmy Rave, 38 tuổi, từng là một đô vật chuyên nghiệp. Anh bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, theo The Independent.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) nguy hiểm vì có thể kháng một số loại kháng sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đây là loại vi khuẩn sống trên da người. Thông thường, chúng là vô hại. Nhưng trong một số trường hợp, vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.
Trường hợp của anh Rave là một ca như vậy. Anh nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng nhưng là loại tụ cầu khuẩn vàng kháng Methicillin (MRSA). Loại vi khuẩn này khi đã nhiễm thì rất khó điều trị vì chúng kháng một số loại kháng sinh, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho biết.
Bệnh tiến triển nặng khiến anh Rave phải nghỉ biểu diễn đô vật vào tháng 11.2020. Vi khuẩn lây nhiễm ở cánh tay trái ông. Khi nhiễm trùng tiến triển nặng, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt cụt tay.
"Thế giới như sụp đổ khi bác sĩ phát hiện tay trái tôi bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ thông báo đã quá muộn để cứu cánh tay đó và họ phải cắt cụt từ phần trên khuỷu tay trở xuống. Việc này đã chấm dứt sự nghiệp thi đấu đô vật của tôi", anh Rave kể lại,
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. "Vào tháng 6.2021, nhiễm trùng ở chân khiến đi đứng khó khăn nên tôi đã đến gặp bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ xác định tôi bị nhiễm tụ cầu khuẩn vàng kháng Methicillin ở cả 2 chân. Tôi phải phẫu thuật cắt cụt chân ngay lập tức", anh Rave kể lại.
Mới đây, anh đã chia sẻ hình ảnh hóa đơn y tế của mình trên mạng xã hội. Tổng số tiền anh phải chi trả lên đến hơn 2,3 tỉ VNĐ. Truyền thông địa phương không tiết lộ thêm về tình hình sức khỏe hiện tại của anh Rave.
Vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng kháng Methicillin có thể lây lan trong môi trường bệnh viện, các cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc những khu vực công cộng như nơi làm việc, trường học. Vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc da, theo The Independent.
Chuyên gia cảnh báo 6 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày Ung thư dạ dày có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, khi có các yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ tăng lên. Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, những năm gần đây, bệnh ung...