Trẻ em học nói từ bố

Theo dõi VGT trên

Để trả lời câu hỏi hóc búa: “Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?”, các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu.

Trẻ em học nói từ bố - Hình 1

Các nhà nghiên cứu đã xua tan những hiểu nhầm xung quanh “Giả thuyết tiếng bố đẻ” và “Giả thuyết tiếng mẹ đẻ”. Ảnh: Uber Image/Shutterstock

Vô số nghiên cứu trong quá khứ, bao gồm cả nghiên cứu của Đại học Tây Bắc Evanston và Trung tâm Y Tế Tây Bắc Evanston, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai giới khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới.

Thế truyền lại ngôn ngữ thì sao? Giới tính đóng vai trò thế nào trong việc dạy trẻ em học nói? “Tiếng mẹ đẻ” thường được định nghĩa là ngôn ngữ đầu tiên chúng ta nói, và hầu hết trẻ em tiếp thu ngôn ngữ từ mẹ mình, nhưng suy nghĩ đó đang dần trở nên lạc hậu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nhân chủng học đương đại của Đại học Fudan do Menghan Zhang dẫn đầu đã phát hiện cả bố và mẹ đều ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu của trẻ nhỏ, và ảnh hưởng lên những lĩnh vực ngôn ngữ khác nhau.

Người ta từng cho rằng con trẻ chỉ tiếp nhận ngôn ngữ từ mẹ – nhưng điều này hoàn toàn không đúng.

Năm 1997, các nhà nghiên cứu cũng từng đưa ra một lý thuyết trái ngược với khái niệm “tiếng mẹ đẻ”, đề ra một giả thiết rằng trẻ em cũng học ngôn ngữ từ cha chúng.

Trái ngược với “Giả thuyết tiếng mẹ đẻ”, “Giả thuyết tiếng bố đẻ” cho rằng con người có khuynh hướng tiếp thu ngôn ngữ của bố chứ không phải mẹ.

Estella Poloni và các nhà nghiên cứu khác tại Đại học Geneva đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên Giả thuyết tiếng bố đẻ để xem xét mối tương quan giữa đa dạng ngôn ngữ và gene di truyền từ cả bố và mẹ.

Người đứng đầu nghiên cứu, Estella Poloni xác nhận rằng đa dạng ngôn ngữ có tương quan với nhiễm sắc thể Y từ người bố và không hề tương ứng với DNA ty thể chỉ có ở người mẹ.

Trẻ em học nói từ bố - Hình 2

Ty thể mẹ di truyền cho trẻ có thể giải thích lí do tại sao trẻ cố gắng bắt chước âm thanh của mẹ, chứ không phải từ vựng mẹ chúng sử dụng. Ảnh: warapong chodokmai/Shutterstock

Tuy nhiên, thuật ngữ ‘tiếng mẹ đẻ’ không hoàn toàn sai, vì những người mẹ có ảnh hưởng lớn tới cách trẻ em tiếp nhận ngôn ngữ như thế nào.

Trước tiểu thành niên, trẻ em thường ở cùng mẹ hơn là ở cùng bố, thực tế, chúng đã bắt đầu học ‘tiếng mẹ đẻ’ trước cả khi được sinh ra.

Video đang HOT

Lúc này, trẻ em đã có thể phân biệt được ‘tiếng mẹ đẻ’ và ngoại ngữ, và có thể nhận biết tới 800 từ.

Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em song ngữ có thể nhanh chóng nhận ra âm thanh của hai ngôn ngữ khác nhau.

Về cơ bản, người mẹ không chỉ truyền đạt lời nói, mẹ cũng truyền đạt cả truyền thống, hành vi, trách nhiệm và tất cả mọi thứ cấu tạo nên một nền văn hóa.

Về bản chất, người mẹ không chỉ truyền lại ngôn ngữ cho con, mà còn truyền lại cả nền văn hóa.

Trẻ em học nói từ bố - Hình 3

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Zhang cho hay nhiễm sắc thể Y của bố có thể là lý do tại sao trẻ em có xu hướng học từ vựng từ cha mình. Ảnh: Picsea / Unsplash

Để trả lời câu hỏi hóc búa: “Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?”, đội ngũ nghiên cứu của tiến sĩ Zhang đã thực hiện một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu, tập trung vào liên kết giữa từ vựng và nhiễm sắc thể Y của bố, cũng như mối quan hệ giữa âm thanh và DNA ty thể từ mẹ.

Khác với những nghiên cứu trước, lần này các nhà nghiên cứu đã phân loại ngôn ngữ dựa trên hệ thống từ vựng (từ ngữ) và ngữ âm (âm thanh) riêng biệt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt chước phát âm của mẹ mình, nhưng đã học được vốn từ vựng từ bố – một phát hiện hoàn toàn trái ngược với những tư tưởng về tiếp nhận ngôn ngữ từ xưa tới nay.

Những nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa gen của cha và đặc điểm từ vựng; tương tự, có bằng chứng chứng minh gen từ mẹ liên quan tới đặc tính ngữ âm.

Bằng cách hợp nhất hai Giả thuyết về ‘tiếng mẹ đẻ’ và ‘tiếng bố đẻ’, các nhà nghiên cứu đã bác bỏ được cả 2 giả thuyết này.

Hà Dung

Theo Bussiness Insider

Nở rộ hình thức 'bán du học'

'Bán du học' là cách nói nôm na để chỉ chương trình liên kết quốc tế giữa các trường trong nước và nước ngoài. Chương trình thường có 2-3 năm theo học ở Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang nước ngoài.

Nở rộ hình thức bán du học - Hình 1

Bảng giới thiệu chương trình cử nhân quốc tế của ĐH Keuka (Mỹ) trước cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: T.N.

Nhưng để lựa chọn suôn sẻ, chất lượng, các trường và người học đều phải chuẩn bị nhiều thứ.

"Bữa ăn" nhiều món

Trong khi nhiều bạn đồng trang lứa đang bắt đầu những môn học đại cương trong chương trình năm nhất, Nguyễn Thanh Trang phải dùi mài một ngôn ngữ mới là tiếng Pháp dù theo học khoa CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Trang là sinh viên trong chương trình liên kết với ĐH Claude Bernard Lyon 1 (Pháp), bắt đầu từ học kỳ kế tiếp gần như mọi môn học của Trang sẽ được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Xa hơn, Trang sẽ phải nỗ lực để nắm lấy cơ hội đến ĐH Claude Bernard Lyon 1 học chuyển tiếp vào giữa năm 3 hoặc tiếp tục lên cao học vào đầu năm 4 nếu đạt chuẩn ngoại ngữ trình độ B2.

"Mình chọn học chương trình liên kết này sau khi kết hợp nhiều tiêu chí của mình và gia đình: mình thích học CNTT, ba mẹ thì muốn cho con đi du học nhưng mình chưa sẵn sàng và tiếng Anh không khá" - Trang chia sẻ.

Những năm gần đây, việc liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài nước theo các chương trình 2 2 (2 năm ở Việt Nam, 2 năm ở nước ngoài) hay chương trình 3 1 (với số năm tương ứng) rất phổ biến ở các trường ĐH lớn.

Chẳng hạn, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 (TP.HCM) có liên kết với một số trường như ĐH Portland State và ĐH Angelo State (Mỹ), ĐH News Brunswick (Canada); Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có liên kết với ĐH Illinois Urbana Champaign, ĐH Illinois Springfield (Mỹ) và ĐH Adelaide, ĐH Queensland, ĐH Công nghệ Sydney (Úc)...

Đó là chưa kể các trường còn có những chương trình liên kết đào tạo cao học có yếu tố nước ngoài bằng việc liên kết với các trường ĐH, các viện nghiên cứu uy tín ở các nước tiên tiến như Nhật, Hàn, Úc hay Liên minh châu Âu.

Theo ThS Lý Thiên Trang - giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, những chương trình liên kết có ưu điểm là vừa tiết kiệm chi phí du học, vừa giúp sinh viên có thể tiếp cận được những nền giáo dục tiên tiến với cơ hội sở hữu 2 tấm bằng cùng khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động.

ThS Lý Thiên Trang chia sẻ: "Những chương trình liên kết cung cấp cho người học ngoài kiến thức còn là kỹ năng và ngoại ngữ nên hầu như 100% sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM theo học những chương trình này đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thậm chí, nhiều bạn có thể đáp ứng ngay thị trường lao động những nước phát triển như Úc, Mỹ, hay các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan...".

Ông Hoàng Xuân Doanh - trưởng bộ phận marketing của một công ty du học trên địa bàn TP.HCM - cho biết liên kết giữa các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước còn là lựa chọn phù hợp với những bạn sinh viên mà gia đình sẵn sàng về tài chính hoặc cần chuẩn bị cho việc thay đổi môi trường sống và học tập.

Lưu ý độ chênh giữa 2 nền giáo dục

Nguyễn Mai Thanh Phượng - sinh viên chương trình cử nhân truyền thông (chuyên ngành báo chí) liên kết 2 2 giữa Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) và ĐH Deakin (Úc) - hiện đã bắt đầu vào học phần chuyên ngành ở Úc được hơn một năm. Nhận xét về chất lượng, Phượng cho biết ở Deakin có nhiều môn ứng dụng thực tế rất hay.

"Mặc dù điểm không cao nhưng mình luôn cảm thấy học rất nhiều từ những môn này" - Phượng nói.

Sau thời gian trải nghiệm chương trình liên kết, Phượng cho biết điểm lợi của chương trình nằm ở chỗ sinh viên sẽ hiểu được cả hai môi trường giáo dục ở hai nước. Đồng thời, thời gian ở Việt Nam là cơ hội tốt để sinh viên có thể chuẩn bị thêm tiếng Anh, kiến thức, tài chính và tìm kiếm những mối quan hệ...

"Tuy nhiên, không phải không có những hạn chế, bỡ ngỡ. Chẳng hạn khi mình sang Úc, bạn bè ĐH bên này đã đi được 2 năm nên mình phải mất thời gian khá dài để bắt kịp. Bên cạnh đó, chưa kể thời gian sẽ kéo dài hơn do chưa kịp thích nghi hoặc trường hợp chuyển ngành" - Phượng chia sẻ.

ThS Lý Thiên Trang cho biết để sinh viên không gặp độ chênh khi chuyển đổi giữa hai trường ĐH trong và ngoài nước, các trường tham gia chương trình liên kết cần tạo điều kiện cho giảng viên tham gia chương trình này tiếp cận phương pháp giảng dạy và đánh giá mới từ sớm.

Đồng thời, những phương pháp giảng dạy hiện đại chẳng hạn như học qua dự án (Project Based Learning) hay học từ làm việc thực tế (Work Based Learring) sẽ giúp ích rất nhiều trong việc "chuẩn hóa" sinh viên tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Lựa chọn nơi uy tín

ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM hiện đang có các chương trình liên kết với các đối tác như ĐH Sunderland (Anh), ĐH Tongmyong (Hàn Quốc)... Theo ThS Trang, trường phải tham khảo rất nhiều kênh thông tin và tiến hành hàng loạt cuộc họp, gặp gỡ, trao đổi, thăm dò, đánh giá năng lực về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để chọn ra các đối tác liên kết tốt nhất.

"Quy trình tiến đến liên kết với các trường thuộc Úc, Mỹ tương đối dễ chịu hơn với nước Anh. Những trường ở Anh tổ chức hẳn một đoàn đánh giá, gồm cả những đơn vị đánh giá độc lập và cơ quan kiểm định của Anh. Khi họ thấy đạt chuẩn về năng lực giữa các bên mới tiến hành làm hợp đồng hợp tác" - ThS Trang giải thích.

Tương tự, TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết khi muốn liên kết đào tạo quốc tế, các thành viên thuộc ĐH Quốc gia phải xây dựng một đề án kỹ lưỡng và chi tiết về từng nội dung cụ thể mới được cấp phép.

"Các đề án phải nêu rất rõ về chương trình đào tạo. Chẳng hạn, những môn học nào được công nhận, học xong sẽ nhận văn bằng gì, do nước nào cấp, học phí cho học kỳ ở Việt Nam và nước ngoài ra sao... đều phải được ghi chi tiết trong các đề án" - TS Hạ nói.

Tận dụng cơ hội khi học ở Việt Nam

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh - phó giám đốc một trung tâm tư vấn du học tại Đà Nẵng, trước khi muốn đi theo chương trình liên kết, không nên đăng ký chỉ vì danh tiếng của quốc gia, chẳng hạn những nước lớn như Mỹ hay Úc, mà cần xem xét thật kỹ chương trình đào tạo của ĐH bên đó xem mình có thích hợp hay không, có đáp ứng được hay không.

Ngoài ra, đặc thù của chương trình liên kết là sinh viên sẽ có 2-3 năm học ở Việt Nam, do đó cần sử dụng khoảng thời gian này sao cho hợp lý nhất để tích lũy được số lượng lớn nhất kiến thức và kỹ năng để hòa nhập tốt khi sang một môi trường giáo dục khác.

"Cần tránh tâm lý chủ quan rằng ở Việt Nam học trung bình cũng được, ra nước ngoài mới bắt đầu học nghiêm túc. Nhiều bạn trẻ Việt Nam sang nước ngoài phải mất một thời gian rất lâu mới bỏ được những thói quen không tốt như đi trễ, quên giờ hay làm ồn nơi công cộng" - ông Hoàng Anh nói.

Điều kiện ngoại ngữ nghiêm ngặt

Theo TS Phạm Tấn Hạ, các trường có đào tạo chương trình liên kết cần thông báo cho sinh viên biết những tiêu chuẩn để chuyển tiếp du học, trong đó đặc biệt là chuẩn ngoại ngữ, và không nên chỉ giới thiệu về trường liên kết. Sự rõ ràng trong thông tin chương trình cũng là cơ sở để lựa chọn các nơi liên kết uy tín. Với Trường ĐH KHXH&NV, nếu sinh viên không đạt chuẩn ngoại ngữ phải chuyển sang ngành học khác, chứ không phải tất cả sinh viên theo học chương trình liên kết đều được chuyển tiếp.

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổiChồng tức giận khi phát hiện vợ ngoại tình với cụ ông 74 tuổi
05:13:28 25/12/2024
Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Sao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờSao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờ
05:52:56 25/12/2024
Sao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xãSao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xã
06:58:27 25/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?
06:11:32 25/12/2024
Tóc Tiên thừa nhận mua giải Chị ĐẹpTóc Tiên thừa nhận mua giải Chị Đẹp
06:43:37 25/12/2024
Phạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điềuPhạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điều
06:06:32 25/12/2024
2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc
05:56:33 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất viện

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton xuất viện

Thế giới

09:17:45 25/12/2024
Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho biết ông đã xuất viện hôm 24/12, một ngày sau khi nhập viện vì bị sốt.
Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Sức khỏe

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
8 loại trái cây giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe trong mùa đông

8 loại trái cây giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe trong mùa đông

Làm đẹp

08:58:19 25/12/2024
Mặc dù không có một loại thực phẩm nào có thể giúp giảm cân dễ dàng nhưng chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, giàu chất xơ chắc chắn sẽ cải thiện sức khỏe và hỗ trợ giảm cân.
Cách muối dưa bắp cải giòn ngon, đơn giản

Cách muối dưa bắp cải giòn ngon, đơn giản

Ẩm thực

08:08:44 25/12/2024
Dưa bắp cải là món ăn kèm thay rau dễ ăn, rất quen thuộc trong mâm cơm gia đình, ngày Tết món ăn này cùng dưa giá luôn xuất hiện bên cạnh đĩa thịt kho trứng.
Không thời gian - Tập 18: Trung sĩ Cường truy tìm "nàng hương tóc" cứu mình thoát chết

Không thời gian - Tập 18: Trung sĩ Cường truy tìm "nàng hương tóc" cứu mình thoát chết

Phim việt

08:02:05 25/12/2024
Trong Không thời gian tập 18, ông Cường sau khi từ nhà bà Hồi trở về đơn vị thì không thể giữ bình tĩnh được. Ông nhốt mình trong phòng và không ăn cơm.
Phim Hàn mới chiếu đã gây choáng vì "hay khủng khiếp", nữ chính đẹp đến mức không ai dám chê

Phim Hàn mới chiếu đã gây choáng vì "hay khủng khiếp", nữ chính đẹp đến mức không ai dám chê

Phim châu á

07:54:49 25/12/2024
Cách chỉ đạo, phát triển câu chuyện cũng nhận về nhiều lời khen. Việc biên kịch kết nối hai nhân vật chính một cách vô cùng khéo léo hứa hẹn mở ra câu chuyện thú vị trong tương lai.
Hầu gia đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: Đóng phim mới nhan sắc phong thần, không ngôn từ nào có thể diễn tả

Hầu gia đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: Đóng phim mới nhan sắc phong thần, không ngôn từ nào có thể diễn tả

Hậu trường phim

07:40:55 25/12/2024
Ngay lúc này, tạo hình và nhan sắc ấn tượng của Trương Lăng Hách trong loạt ảnh leak từ phim trường Trục Ngọc đang gây sốt mạng xã hội.
Cảnh tượng bất ngờ trong sân Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khiến nhiều người giật mình

Cảnh tượng bất ngờ trong sân Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khiến nhiều người giật mình

Netizen

07:39:18 25/12/2024
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh những chú trâu chạy trong khuôn viên bên ngoài Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiền liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá

U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiền liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá

Góc tâm tình

07:37:35 25/12/2024
Gánh nặng của gia đình không phải là con cái mà lại chính là người em trai sống ngay bên cạnh. Đúng là cuộc đời thật tréo ngoe.
Lisa (BLACKPINK) bị sao phim Sex Education lấn át khi đóng chung?

Lisa (BLACKPINK) bị sao phim Sex Education lấn át khi đóng chung?

Phim âu mỹ

07:27:24 25/12/2024
Trong trailer The White Lotus mùa 3 - bộ phim đầu tiên mà Lisa tham gia diễn xuất, nữ thần tượng chỉ xuất hiện thoáng qua.
Giấu ma túy trong quần lót vận chuyển qua biên giới

Giấu ma túy trong quần lót vận chuyển qua biên giới

Pháp luật

07:20:15 25/12/2024
Tối 24/12, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tây Ninh đã tạm giữ Nguyễn Văn Phường (SN 2000, ngụ huyện Thái Thụy, Thái Bình) để điều tra, làm rõ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý.