Trẻ em háo hức tại trại ‘Hè quê giữa phố’
Được thả diều, làm con giống bằng lá, chơi các trò dân gian giữa sân cỏ có lều cọ, ụ rơm, đàn gà, trâu, lợn… các bé em thành phố vô cùng thích thú.
Từ 9/6 – 20/6, trại “Hè quê giữa phố” cho các em nhỏ 3-5 tuổi được tổ chức trong khuôn viên của một trường mẫu giáo ở Hà Đông (Hà Nội). Tại đây các trẻ có dịp hòa mình vào không gian làng quê Việt Nam khi sân trường được bố trí rất nhiều lán cọ, ụ rơm, chuồng nuôi chim, gà… Những con vật chẳng mấy khi trẻ thành phố tận mắt thấy như: lợn, dê, trâu, bò… cũng được mang tới để các cháu vui chơi cùng.
Được chơi nhiều trò của trẻ em thôn quê như: làm con nghé bằng lá, gấp diều giấy, làm chong chóng, các em bé tỏ ra rất thích thú.
“Bình thường con chỉ được chơi búp bê, đi công viên. Đây là lần đầu tiên con được làm và thả diều”, bé Mai Lan (4 tuổi) cười tít mắt nói. Xung quanh em, rất đông các bé khác đang hào hứng chạy trên bãi cỏ để con diều tự tay mình làm được bay cao. Nhiều bé vấp ngã vào nhau nhưng khuôn mặt vẫn nở nụ cười tươi, phủi quần đứng dậy chạy tiếp.
Video đang HOT
Bé Mai Phương (3,5 tuổi) thích thú chơi với chiếc chong chóng vừa được cô giáo giúp làm cùng. Phương bảo, mình rất thích được tham gia trại hè quê và chơi trò thả diều, làm chong chóng này. Con cũng thích được tự tay cho gà con ăn, ngắm lợn, dê, trâu nữa.
Cô hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhận thấy thực tế trẻ em thành phố ít hiểu biết về thôn quê nên nhà trường đã xây dựng mô hình “Hè quê giữa phố” để các con có cơ hội vui chơi, tìm hiểu nhiều hơn.
Ngoài 250 trẻ học tại trường, trại hè “Hè quê giữa phố” còn đón nhận các bé từ nhiều trường khác tham gia. Trọng tâm trại hè là gala sẽ diễn ra vào 20/6 với các hoạt động: Hội trại quê, các trò chơi dân gian… hứa hẹn sẽ mang đến không khí cực kỳ vui vẻ, bổ ích cho các cháu.
Phụ huynh của các bé cũng nhiệt tình mang rơm, cọ, các con vật, cây cối, dựng lán… với thầy cô nhà trường và hướng dẫn trẻ làm quen.
Các em nhỏ thích thú cho trâu ăn cỏ.
“Bản thân tôi cũng chẳng tận mắt thấy chuồng lợn, con trâu khi sống như thế nào vì gia đình ở thành phố. Tôi muốn con mình sẽ có thêm sự quan sát, hiểu biết về các con vật, làng quê Việt Nam nên quyết định cho con tham gia trại hè này. Tới đây, tôi đã thấy các cháu rất hứng thú cho gà ăn, thăm chuồng lợn, thi nhau thả diều, nhảy vào đống rơm. Khi về nhà, con cũng kể suốt về các con vật, trò chơi được tìm hiểu. Tôi nghĩ mình đã sáng suốt vì cho cháu tham gia trại hè này”, chị Nguyễn Thị Hương Giang, mẹ bé Trần Ngọc Khôi cho biết.
Theo VNE
Mẹ hiệu trưởng bị tố đánh trẻ mầm non
Chị Trần Thị Quế, mẹ cháu Nguyễn Trần Gia Bảo (4 tuổi), vừa làm đơn gửi Công an xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tố cáo việc cháu bị người làm bếp và là mẹ của hiệu trưởng Trường Mầm non tư thục T.H. dùng dép đánh vào mặt dẫn đến chấn thương nhãn cầu, xuất huyết giác mạc và kết mạc,
Trưa 12/3, gia đình chị Quế nhận được điện thoại báo tin cháu Bảo bị bà Nguyễn Thị M. (61 tuổi) đánh gây thương tích. Ông Nguyễn Văn Tính, ông nội Bảo, vội vàng đến trường, thấy cháu nằm trong góc bếp. Bà M. đang lấy nước đá chườm lên vết thương sưng và tấy đỏ ở mặt Bảo. Gặp ông Tính, bà M. xin lỗi vì "nóng giận nên lỡ tay".
Bà M. là người nấu ăn và dọn dẹp trong khu vực nhà bếp của trường T.H., không có nhiệm vụ cho ăn hay chăm sóc trẻ. Lúc xảy ra vụ việc, lớp của Bảo do cô giáo Thư chăm sóc. Khi trẻ ăn cơm, bà M. từ bếp lên dọn chén bát. Thấy Bảo tự múc ăn, bà M. giành đút cho cháu. Do Bảo ói ra nhiều lần, bà M. đã đánh vào mông, lấy dép đang đi đánh mạnh vào mặt cháu.
Mặt Bảo vẫn còn sưng húp sau nhiều ngày bị đánh
Ông Tính cho biết khi xảy ra vụ việc, bà M. đề nghị giáo viên trong trường không gọi điện cho người thân của Bảo, để bà tự chữa vết bầm cho cháu. Tuy nhiên, thấy vụ việc nghiêm trọng, các giáo viên đã điện thoại cho gia đình Bảo, đồng thời báo cáo hiệu trưởng Phạm Thị H.N. - con của bà M. - về giải quyết.
Cô N. đã mang sữa đến thăm hỏi và xin lỗi song không được gia đình Bảo đồng ý. Khám cho Bảo, các bác sĩ xác định cháu bị đa chấn thương vùng mặt, chấn thương nhãn cầu, xuất huyết giác mạc và kết mạc. Theo các bác sĩ, dù không có dấu hiệu của chấn thương sọ não nhưng cũng cần theo dõi.
Sau khi bị đánh, đến nay, Bảo luôn trong trạng thái hoảng sợ và hay khóc thét, ngủ đêm thường giật mình. "Gia đình tôi gửi con vào trường đã hơn 1 năm, thường ngày Bảo ăn vẫn hay bị ói nên tôi có dặn giáo viên nên để cháu tự múc ăn từ từ. Không ngờ bà M. lại thể hiện quyền hành, nóng nảy như vậy" - chị Quế buồn rầu.
Ông Lê Văn Ba, Phó Chủ tich UBND xã Hắc Dịch, cho biết: "Trường T.H. đã hoạt động 3 năm nay và chưa có sai phạm gì. Chúng tôi sẽ xác minh vụ việc để có hướng giải quyết".
Theo Ngọc Giang (Người lao động)
Từ chuyện "khóc bằng tiếng Việt..." đến chuyện báo chí Việt Nam Đấy là đầu đề một bài báo em đọc sáng nay, tất nhiên trên mạng: "Thiếu nữ nói tiếng Hàn, khóc tiếng Việt khi bị CSGT giữ xe...". Khóc bằng tiếng Việt là sao nhỉ? Nhưng trong khi suy nghĩ xem khóc bằng tiếng gì thì khác nhau thế nào trong ngôn ngữ nhân loại, em bắt buộc phải lướt mắt đọc hết...