Trẻ em cần bao nhiêu kẽm?
Kẽm tham gia rất nhiều trong thành phần các enzyme, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em.
Kẽm tham gia hoạt động của trên 300 enzym trong phản ứng sinh học quan trọng, trong đó có enzym tiêu hóa và các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, acid nucleic. Bên cạnh đó, kẽm còn hỗ trợ quá trình tổng hợp, bài tiết của nhiều hormon tăng trưởng như GH, IGF-1, testosteron, insulin, thymulin.
Do đó, kẽm cần thiết cho việc phiên giải mã gene, sinh sản, tái tạo và nhân đôi tế bào, cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch, tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxit hóa. Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với thiếu năng lượng tế bào và nhiều dưỡng chất khác.
Nhu cầu kẽm ở trẻ
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ, phụ nữ mang thai cần 15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg kẽm mỗi ngày.
Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày, chủ yếu tại tá và hỗng tràng, một ít tại hồi tràng. Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu khoảng 33%. Giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, nhiều sắt vô cơ, phytate (có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ) có thể làm giảm hấp thu kẽm. Canxi làm tăng bài tiết kẽm, không nên uống cùng lúc với kẽm. Để tăng hấp thu kẽm, nên bổ sung cùng với thức ăn giàu vitamin C.
Một số thực phẩm chứa nhiều kẽm.
Nhận biết trẻ thiếu kẽm
Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị thiếu kẽm là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, bị viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, đặc biệt là tình trạng vết thương chậm liền sẹo.
Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu, bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não. Canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Thực phẩm nào giau kẽm?
Kem co nhiêu trong cac loai thưc phâm nguôn gôc đông vât. Thưc phâm co nguôn gôc thưc vât thương chứa it kem va co gia tri sinh hoc thâp do kho đươc hâp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hau, thịt bo, cưu, ga va lơn nac, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mâm lua mi, hat bi ngô, ca cao va sôcôla, cac loai hat (nhât la hat điêu), nâm, đâu, hoa anh đao, hanh nhân, tao, la che xanh… Co tac gia đa xêp danh sách của 10 loại thực phẩm giàu kẽm nhất vơi ham lương kem (mg)/100g thưc phâm la: hai san (hau đa nâu chin) 78,6; thit bo va thit cưu (thit nac đa nâu chin) 12,3; mâm lua mi 16,7, hat bi ngô va hat bi 10,3; ca cao va sôcôla (bôt ca cao) 6,2; cac loai hat 5,6; thit lơn va thit ga (thit lơn nac vai đa nâu chin) 5,0; nâm 0,9; rau bi-na 0,8; đâu 0,5…
Video đang HOT
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất được tính theo thứ tự la : 1. Sò: 13,40mg; 2. Củ cải: 11,00mg; 3. Cùi dừa già: 5mg; 4. Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; 5. Đậu tương 3,8mg; 6. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; 7. Thịt cừu: 2,9mg; 8. Bột mì: 2.5mg; 9. Thịt lợn nạc: 2,5mg; 10. Ổi: 2,4mg; 11. Gạo nếp giã: 2,3mg; 12. Thịt bò: 2,2mg; 13. Khoai lang: 2mg; 14. Gạo tẻ giã: 1,9mg; 15. Lạc hạt: 1,9mg; 16. Kê: 1,5mg; 17. Thịt gà ta: 1,5mg; 18. Rau ngổ: 1,48mg.
Một số nguồn thực phẩm tối ưu bao gồm: hàu sống, 6 con to vừa = 76,7mg kẽm; cua bể nấu chín, 84g = 6,5mg kẽm; thịt bò thăn, nạc, nướng, 112g = 6,33mg kẽm; hạt bí ngô sống, 1/4 cốc = 2,57mg kẽm; tôm, hấp/luộc, 112g = 1,77mg kẽm… Trẻ nhũ nhi nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3mg/lít), sau 3 tháng thì giảm còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính 1,4mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
GS dinh dưỡng: Cắt cơm để giảm cân là quá sai lầm, ăn đúng cách mới giảm cân lành mạnh
Nhiều người sợ béo nên đã cắt giảm tinh bột, bỏ cơm trong chế độ ăn hàng ngày. Theo giáo sư dinh dưỡng, đây là cách ăn uống sai lầm và bạn nên sửa ngay. Đây là gợi ý cách ăn đúng.
Tỷ lệ béo phì ở nhiều nước đang tăng lên rất cao, và việc quản lý cân nặng đã được đưa vào chương trình sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, bạn có thể giảm cân nếu bạn ăn ít cơm không? "Ăn uống đầy đủ là một vấn đề khoa học, cần phải hiểu rất cặn kẽ để áp dụng vào thực tế.
Giáo sư Tưởng Trác Cần đến từ Khoa Dinh dưỡng, Trường Y tế Công cộng, Đại học Trung Sơn (TQ) cho biết, dù là người khỏe mạnh hay người cần giảm cân, việc ăn thực phẩm thuộc nhóm tinh bột là điều không được bỏ qua.
Làm thế nào để ăn tinh bột một cách thông minh và hiệu quả là một vấn đề của khoa học.
A. Giảm cân khoa học: Không thể bỏ qua việc ăn tinh bột
"Không ăn sau bữa trưa", "không ăn cơm cho bữa tối", "ăn ít carbohydrate và nhiều protein"... để giảm cân là một số kế hoạch ăn kiêng đặc biệt đã trở thành trào lưu của "cư dân mạng", nhưng liệu chúng có khoa học?
Giáo sư Cần nói rằng, trong nhóm thực phẩm, có 3 chất dinh dưỡng chính là carbohydrate (tinh bột), chất béo và protein (chất đạm) là nguồn năng lượng của cơ thể, bất kể bạn ăn loại nào, với số lượng quá nhiều sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể, dẫn đến béo phì.
Tại sao không thể ăn quá ít carbohydrate hoặc không ăn? "Carbohydrate là nguồn năng lượng sạch hơn, tiết kiệm hơn và an toàn hơn."
GS Cần phân tích rằng, cả ba chất dinh dưỡng đều tạo ra năng lượng, nhưng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, chúng tạo ra những "rác" khác nhau: chất chuyển hóa của carbohydrate là nước và khí cacbonic. Nước có thể được bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi, còn khí cacbonic có thể được thải ra ngoài qua đường hô hấp nên chất thải từ tinh bột là tương đối "sạch".
Trong khi đó, quá trình chuyển hóa chất béo sẽ tạo ra các thể xeton, và khả năng phân hủy các thể xeton của cơ thể bị hạn chế. Nó có thể dẫn đến nhiễm toan xeton, đây cũng là một trong những biến chứng mà bệnh nhân tiểu đường thường mắc phải do kiểm soát quá mức carbohydrate.
Trong khi protein cung cấp năng lượng thì các chất chuyển hóa bao gồm urê, creatinine, creatine, amoniac, v.v., ngoài nước và carbon dioxide cần thận đào thải qua nước tiểu ra thì các chất khác sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, do đó, những người có chức năng thận kém không nên áp dụng chế độ ăn nhiều đạm.
Ngoài ra, carbohydrate là chất dinh dưỡng cần thiết cho việc duy trì chức năng bình thường của não. Nếu bạn không ăn carbohydrate, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống, có thể làm suy giảm chức năng tế bào não.
Do đó, bất kể hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ đều khuyến cáo rằng đối với người khỏe mạnh, carbohydrate nên chiếm 50% -65% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, chất béo 20% -30%, và protein 10% -15 %.
Cái gọi là chế độ ăn ketogenic và chế độ ăn ít tinh bột sẽ làm tăng chất béo vượt quá tỷ lệ carbohydrate, xeton trong cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
B. Ăn uống đúng cách: Ăn chất bột đường như thế nào cho hợp lý?
1, Ngũ cốc thô: Trộn tỷ lệ 1/3
Giá trị dinh dưỡng của gạo đánh bóng và mì trắng không cao nên sẽ làm tăng chỉ số đường huyết cao, nhưng, giáo sư Cần nhắc nhở rằng, bạn cũng không nên đi đến một thái cực khác hay ngược lại là ăn ngũ cốc thô thay cho gạo đánh bóng.
GS Cần gợi ý rằng, bạn có thể sử dụng 1/3 ngũ cốc thô và 2/3 ngũ cốc tinh chế trong bữa ăn, sao cho hương vị vừa phải và dinh dưỡng toàn diện.
Nếu không, ăn một lượng lớn ngũ cốc thô sẽ mang lại áp lực cho quá trình tiêu hóa ở đường tiêu hóa, đặc biệt đối với người bị loét dạ dày, viêm dạ dày sẽ dễ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Đa dạng hóa thực phẩm là rất quan trọng. Trong tài liệu "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc" khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh trên 2 tuổi nên tiêu thụ hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần.
"Có nhiều sự lựa chọn về carbohydrate, không chỉ là gạo. Khoai lang, khoai tây và các loại ngũ cốc khác, bí ngô, khoai môn, củ sen và các loại rau củ khác cũng là nguồn cung cấp carbohydrate và có thể được sử dụng làm thực phẩm chính."- GS Cần gợi ý.
2, Trẻ em và người già: Nguồn tinh bột có thể được điều chỉnh
Các nhóm người khác nhau, lượng tiêu thụ của ba chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho cơ thể có thể được điều chỉnh một chút trên cơ sở khung tỷ lệ tiêu chuẩn.
Cũng giống như lượng carbohydrate của bệnh nhân tiểu đường nên chiếm 45% -60% tổng năng lượng, thấp hơn 5% so với người khỏe mạnh, carbohydrate vẫn chiếm phần lớn trong ba chất dinh dưỡng ăn vào.
"Về mặt lý thuyết, so với tỷ lệ dinh dưỡng cần ăn của người khỏe mạnh, tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ tinh bột càng thấp.
Nói một cách dễ hiểu, đối với trẻ em, việc ăn nhiều rau quả không được nhấn mạnh, chỉ cần 'thích hợp' vì dạ dày của trẻ có dung tích nhỏ hơn so với người lớn nên cần chọn những thực phẩm có mật độ dinh dưỡng cao hơn như sữa, trứng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ ".
Người cao tuổi có thể tăng nhẹ tỷ lệ protein ăn vào. Giáo sư Cần cho biết, người cao tuổi suy giảm khả năng tổng hợp protein, đối mặt với tình trạng teo cơ nên cần chú ý vận động hợp lý và bổ sung protein.
Có thể bổ sung đạm chất lượng cao từ thịt gia cầm trắng và hải sản, đặc biệt một số người cao tuổi bị mỡ máu cao, huyết áp cao thì nên ăn bổ sung cá biển. Món ăn này không chỉ có hàm lượng chất béo thấp mà còn có nhiều axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ mạch máu nhất định.
Nhận dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên là một ưu tiên. Nếu người già răng không tốt, rau nấu quá chín, vitamin C bị phá hủy, trái cây ăn không đủ thì có thể bổ sung thêm vitamin C, nếu uống ít sữa do không dung nạp đường lactose và không thường xuyên ăn các chế phẩm từ đậu nành thì có thể bổ sung một ít canxi.
Nếu sợ béo và cholesterol cao mà ăn ít thịt thì có thể bổ sung một ít bột đạm để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong bữa ăn.
3, Đối với những người chơi thể thao, tập thể dục để làm đẹp cơ bắp: Có thể tăng lượng đạm phù hợp
Giáo sư Cần cho biết, những người mong muốn tăng cơ thì việc tăng protein để thúc đẩy quá trình tổng hợp cơ là chính xác.
Ví dụ, lượng protein của một người bình thường chiếm 10-15% tổng năng lượng trong một ngày, vận động viên có thể tăng lên 20%. Nhưng cần lưu ý rằng protein không thể quá cao hoặc thậm chí thay thế tinh bột để lấy năng lượng.
Ngoài ra, nếu không tập thể dục đầy đủ, thì không nên áp dụng kế hoạch ăn kiêng của nhóm thể dục để tăng cơ, để không gây gánh nặng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
5 điều cần biết về thiếu vi chất ở trẻ em Thiếu vi chất là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết cho cha mẹ về bệnh này. Vi chất là gì? Vi chất dinh dương la nhưng chât ma cơ thê chi cân môt...