Trẻ dưới 5 tuổi không được học chương trình nước ngoài
Học sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài. Đó là một trong những nội dung trong Nghị định 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mà Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn.
Theo hướng dẫn, quy định về việc tiếp nhận học sinh Việt Nam ở loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được phép thành lập và quy định tiếp nhận học sinh Việt Nam yêu cầu:
Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu thì được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường THPT không quá 20% tổng số học sinh trong trường.
Đặc biệt, học sinh Việt Nam không đủ 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài.
Video đang HOT
Đối với các văn bằng, chứng chỉ, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được cấp các loại văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và phải đăng kí trước với Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, các dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ, tương tự phổ thông là 50 triệu đồng/trẻ, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn là 20 triệu đồng/học viên, trung tâm dạy nghề 60 triệu đồng/học viên, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề 100 triệu đồng/học viên, trường cao đẳng, đại học 150 triệu đồng/học viên.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, quán triệt, triển khai Nghị định 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 73) để tạo sự thống nhất trong cách hiểu và thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư và các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN.
Trước mắt tập trung yêu cầu các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN thực hiện điều khoản chuyển tiếp (Điều 74 của Nghị định 73). Cụ thể, Bộ GD-DDT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương rà soát, tổng hợp tình hình các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài trên địa bàn; phân loại các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo mức độ đáp ứng các điều kiện, tiêu chí quy định tại Nghị định 73; yêu cầu, hướng dẫn các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài thực hiện điều khoản chuyển tiếp, kịp thời báo cáo Bộ GD-ĐT các vướng mắc để nghiên cứu, giải quyết.
Bộ GD-ĐT xem xét, hướng dẫn các vấn đề có tính nguyên tắc về thu hút, quản lý vốn ĐTNN cho giáo dục; mức độ mở cửa hội nhập quốc tế đối với từng loại hình cơ sở, lĩnh vực và bậc học; cơ chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết hồ sơ của nhà đầu tư và các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN; xem xét, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định số 73 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Bộ sẽ tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, định kỳ giao ban nhằm trao đổi thông tin, phản ánh và xử lý các vướng mắc cho nhà đầu tư, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm (nếu có).
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hà Nội: Yêu cầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dạy đủ số tiết quy định
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc và các Phòng GD-ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện đảm bảo số tiết giảng dạy theo quy định đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cấp tiểu học, THCS và THPT.
Theo đó, số tiết dạy của hiệu trưởng là 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng là 4 tiết/tuần. Nội dung giảng dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể là: Tham gia dạy học trên lớp đúng chuyên môn đã được đào tạo (các môn học/chủ đề tự chọn); Tham gia dạy môn Đạo đức (đối với chương trình giáo dục Tiểu học); Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thể đảm nhiệm dạy trọn vẹn theo chương trình môn học hoặc thay giáo viên đi học, nghỉ ốm, thai sản, dạy phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sao cho đảm bảo tổng số tiết dạy theo quy định.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi giám đốc các Sở GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện số tiết giảng dạy theo quy định của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Các văn bản quy phạm pháp luận hiện hành đều quy trách nhiệm trực tiếp giảng dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông, trường TCCN, trường CĐ, ĐH. Trong quá trình thực hiện phần lớn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế có một số địa phương, cơ sở giáo dục, việc thực hiện số tiết định mức quy định đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chưa nghiêm túc, dẫn đến thiếu công bằng trong việc thực hiện chế đô, chính sách; một số địa phương, nhà trường còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm"
Trong công văn này, Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện số tiết theo định đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
S.H
Theo dân trí
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa Một trong những dự kiến đổi mới đáng chú ý khi xây dựng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 là cả nước có một chương trình thống nhất nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa. Thế nhưng theo các chuyên gia, chủ trương này cũng đặt ra nhiều âu lo về cách thức thực hiện....