Trẻ dưới 3 tuổi ở TP.HCM bắt đầu được đến trường học trực tiếp
Các trường mầm non, lớp nhà trẻ nếu đảm bảo đủ điều kiện về nhân sự, các tiêu chí phòng dịch COVID-19 sẽ được bắt đầu đón trẻ khối nhà trẻ đi học từ ngày 1-3.
Hôm nay, 1-3, các trường mầm non công và ngoài công lập tại TP.HCM bắt đầu đón trẻ thuộc các khối nhà trẻ (dưới 3 tuổi) đến trường học trực tiếp.
Đây là khối lớp cuối cùng ở TP.HCM được đến trường sau thời gian dài phải nghỉ ở nhà vì phòng, chống COVID-19.
Nhóm trẻ Hồng Hà (TP Thủ Đức) trong ngày đầu tiên nhận bé dưới 3 tuổi trở lại trường.
Theo ghi nhận của PLO, trong sáng 1-3, phần lớn các trường mầm non trên địa bàn TP Thủ Đức, quận 6, quận 9,.. đều đã bắt đầu đón trẻ dưới 3 tuổi đến trường theo lộ trình.
Tại nhóm trẻ Hồng Hà, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, ngày từ sáng sớm, các cô giáo đã háo hức có mặt, chuẩn bị các công tác đón trẻ. Sau gân 1 năm phải nghỉ vì dịch, đây có lẽ là ngày các cô vui nhất vì được trở lại với công việc, được đi làm, được vui cũng các bé. Nhiều cô không dấu được sự xúc động khi gặp các cháu nhỏ.
Trước đó nhiều ngày, các cô đã tập trung đến trường lau chùi, dọn vệ sinh phòng óc để chuẩn bị chào đón các “út cưng”.
Cô Thanh, bảo mẫu cho biết mình mong đợi ngày được quay trở lại trường từ lâu lắm rồi.
Video đang HOT
Riêng tại quận Bình Thạnh, theo thông báo của Phòng GD&ĐT, do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số ca bệnh khi trẻ đến trường mỗi ngày đều tăng. Được sự đồng ý của lãnh đạo, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường trong tuần lễ từ 1 đến 4-3, các trường kiểm tra bổ sung đồ dùng cá nhân cho trẻ, đảm bảo tiêu chí phòng chống dịch, khảo sát lấy ý kiến cha mẹ trẻ, họp phụ huynh các nhóm trẻ để tuyên truyền về kế hoạch phương án đón trẻ.
Từ ngày 7-3, các cơ sở thực hiện tốt có thể nhận trẻ đến trường trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ.
Được biết, theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM trước đó, với khối mầm non, các trường sẽ đón trẻ lớp mẫu giáo (3-6 tuổi) đi học trực tiếp từ ngày 14-2, cùng thời gian với khối tiểu học và lớp 6.
Sau hai tuần triển khai, các trường sẽ sơ kết, đánh giá lại các tiêu chí an toàn trường học trong phòng, chống dịch COVID-19. Nếu các trường đảm bảo đủ điều kiện về nhân sự, các tiêu chí phòng dịch sẽ được bắt đầu đón trẻ khối nhà trẻ đi học từ ngày 1-3.
Việc tổ chức cho khối trẻ này đến lớp theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và điều kiện thực tế của trường, tình hình dịch tại địa phương. Các trường cũng sẽ bố trí từng đợt đón trả trẻ để hạn chế việc tập trung đông cùng lúc trong trường, phân luồng lối ra vào, bố trí các khu vực rửa tay, thực hiện đo thân nhiệt, kiểm tra thông tin trẻ…
Được biết, theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, TP có 1.395 trường mầm non công và ngoài công lập với gần 340.000 trẻ theo học.
Giáo viên kiệt sức dạy 'on-off', hiệu trưởng đề xuất tự chủ mở cửa trường
Trong bối cảnh số ca F0 tăng mạnh, các giáo viên chia sẻ rất vất vả khi phải phân thân để dạy 2 hình thức online -offline.
Cũng đã có ý kiến đề xuất nên để các trường tự chủ trong việc mở cửa trường học.
Chia sẻ với VietNamNet, cô T.T, giáo viên một trường THCS ở huyện Thanh Trì, Hà Nội cho hay, lớp mình phụ trách đến nay đã có 6 học sinh là F0, 18 em là F1. Hiện lớp cô còn 21 học sinh đi học trực tiếp.
"Có lớp chỉ còn một nửa hoặc 1/3 sĩ số. Chúng tôi muốn xin cho các học sinh học online cả để các giáo viên gom học sinh lại, tập trung tâm trí soạn bài dạy theo hình thức online để đảm bảo chất lượng, nhưng khi đề đạt nguyện vọng thì ban giám hiệu nói chủ trương mở cửa trường học nên việc chuyển hẳn sang học trực tuyến không được xem xét, cháu nào học trực tiếp cứ học".
Do nhiều giáo viên không có laptop, trường cũng không trang bị đủ máy tính và thiết bị, những học sinh thuộc diện học online sẽ phải học ghép với một số lớp học online hoàn toàn. Cũng vì thế, có thời điểm sĩ số của lớp ghép lên đến 100 học sinh.
Cô T cho hay, từ hôm dạy học trực tiếp trở lại, cô cùng các đồng nghiệp đều xác định mình có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào, bởi các lớp liên tục có học sinh là F0.
"Cũng có những học sinh là F1 nhưng theo quy định nếu xét nghiệm âm tính các em vẫn được đến lớp. Không ít trường hợp các em ủ bệnh và sau đó mới phát bệnh rồi lây lan ra cả lớp. Chúng tôi có nghỉ vì mắc Covid-19 cũng không thể yên tâm với chất lượng học của học sinh vì tình trạng nửa online- nửa offline như vậy", cô T nói.
Giáo viên này cho hay, thầy cô bị mắc Covid-19 không dạy trực tiếp được dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. "Việc này cũng dẫn đến cảnh, các giáo viên khi là F0 vẫn nhận được sự kêu gọi, vận động của nhà trường tiếp tục tham gia dạy trực tuyến".
Bà Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) cho hay, các giáo viên F0 của trường nếu đủ sức khỏe vẫn tham gia dạy online, bởi nếu không "lấy đâu ra giáo viên để đảm bảo dạy học".
"Hiện nay, số lượng giáo viên diện F0,F1 của trường tôi khá nhiều, hơn 30 người, trong đó đến 18 giáo viên F0.
Giai đoạn này, các giáo viên cũng rất khổ. Bởi ở gia đình, vợ/chồng/con của họ vào diện F0, F1 cũng rất nhiều. Biên chế giáo viên thì nhà trường cũng chỉ có đến thế, song tận 30 giáo viên F0, F1. Giờ nói thật nếu các thầy cô không gắng online để dạy học thì trường không biết lấy đâu ra người để đủ dạy cho học sinh", bà Hợp nói.
"Thực sự tôi rất trân trọng, đồng cảm với các giáo viên. Bởi họ vừa phải giữ gìn sức khỏe chống chọi với Covid-19, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm với các học sinh của mình. Phải nói rằng các thầy cô đã rất nỗ lực dù tình cảnh khó khăn".
Đề xuất tự chủ mở cửa trường trở lại
Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, nhà trường rất ủng hộ chủ trương mở cửa trở lại trường học một cách an toàn, thận trọng, sớm nhất có thể.
Song, thực tế, như hiện nay, sau hơn 10 ngày đến trường, trường có 428 học sinh là F0, 459 em là F1 và rất nhiều thày cô nhiễm bệnh.
"Tình trạng này sẽ không dừng nếu tiếp tục đi học. Rất may hầu hết tất cả học sinh và thầy cô đã được tiêm phòng nên không có tổn thất lớn, tuy nhiên việc học trở nên khó khăn khi nửa lớp học học trực tiếp và nửa lớp còn lại online, chưa kể nhiều thầy cô cũng thuộc diện F0 và phải ngồi nhà dạy học sinh ở trường qua kênh online", bà Dương nói.
Do đó, bà Dương cho rằng nên giao quyền chủ động cho các trường tự quyết việc đi học trở lại khi đủ điều kiện hoặc tiếp tục học online đến khi đủ điều kiện an toàn.
"Hơn ai hết các trường tư thục như chúng tôi đang phải gồng mình để tồn tại giữa dịch Covid-19, vẫn phải chi khi giảm nguồn thu. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại học trực tiếp phải được các trường hết sức cân nhắc, vì khi xuất hiện lây nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng giáo viên đứng lớp chứ không riêng học sinh, và cả khả năng đảm bảo xử lý tình huống y tế của từng trường để khống chế, kiểm soát mức độ lây lan. Do đó, thay vì chỉ đạo đồng loạt, cơ quan quản lý chỉ nên ra các khuyến cáo để các trường làm căn cứ. Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà".
Bà Dương cho rằng, vẫn còn khoảng thời gian hè để các trường củng cố kiến thức cho học sinh khi học trực tuyến, do đó không nên quá lo lắng về vấn đề chất lượng.
Bộ GD đề nghị Hà Nội tổ chức bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại UBND TP Hà Nội giao Sở GD cùng các đơn vị liên quan rà soát điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch để tổ chức ăn bán trú khi trẻ mầm non, học sinh đi học trở lại. Ngày 26/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi...