Trẻ đi học sớm: Đừng ngộ nhận thần đồng

Theo dõi VGT trên

Một số phụ huynh có con sinh đầu năm hoặc thấy con mình khoẻ mạnh, trí tuệ phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa muốn cho con đi học sớm hơn quy định. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, nên để trẻ chơi hết “hạn ngạch”.

Khi trẻ sớm tự biết đọc, biết làm tính

Tháng 2/2013 này, cháu H.T con trai chị L.V (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) tròn 5 t.uổi. Theo chị L.V, hiện tại cháu H.V đã thuộc “nhẵn mặt” bảng chữ cái, đếm được đến 1 triệu, biết tính toán các phép cộng trong phạm vi 10… và điều quan trọng là cháu rất sốt ruột muốn được đi học lớp một.

“Nhưng theo quy định, những cháu sinh năm 2009 (dù sinh đầu năm hay cuối năm) tháng 9/2014 mới được vào lớp một. Ở lớp mẫu giáo cháu chỉ chơi và xem ti vi, tôi thấy thế lãng phí nên muốn sửa giấy khai sinh để con đi học sớm nhưng bố cháu không đồng ý”, chị L.V nói.

Suy nghĩ chị L.V là mối bận tâm của nhiều phụ huynh có con sinh đầu năm hoặc thể chất và khả năng nhận thức phát triển hơn so với trẻ cùng lứa t.uổi.

Do Luật Giáo dục quy định, t.uổi của học sinh vào học lớp một là 6 t.uổi, nhiều phụ huynh đã “xé rào” bằng cách làm lại giấy khai sinh cho con.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đồng tình với cách giải quyết này, đặc biệt là liên quan tới việc phải sửa giấy khai sinh.

Trẻ đi học sớm: Đừng ngộ nhận thần đồng - Hình 1

Không nên vì nôn nóng mà cho con đi học sớm. Ảnh: Hồng Vĩnh

Anh N.P, phụ huynh có con học lớp 1A5, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Hà Nội tâm sự: “Con tôi sinh đầu năm 2007, lẽ ra tháng 9/2013 mới vào lớp một. Vợ tôi tự ý đi làm lại giấy khai sinh cho con nên hiện giờ cháu học cùng các bạn sinh năm 2006. Việc đã lỡ, tôi buộc phải theo nhưng rất buồn. Ông bà có câu, hơn một ngày hay một lẽ, điều này càng đúng với trẻ con. Bậc học phổ thông dài 12 năm, sớm được một năm để làm gì? Bắt con đi học sớm là bớt đi t.uổi thơ của con. Giờ đây thay vì con vẫn được vui chơi ở mẫu giáo thì phải ngồi tập trung học bài trong lớp học”.

Cô Phạm Hà Thanh, GV Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông, Hà Nội và cũng là phụ huynh không đồng tình việc cho con đi học sớm.

Cô Thanh nói: “Hồi nhỏ tôi đi học sớm một năm vì thấy các anh chị đi học cứ đòi đi theo. Kết quả học tập ở phổ thông của tôi cũng ổn, nhưng càng lớn tôi càng thấy mình thiệt thòi vì cảm giác mình luôn phải cố gắng nhiều hơn các bạn trong lớp. Vì thế, con tôi đọc thông viết thạo từ khi còn học mẫu giáo nhưng tôi vẫn không cho học sớm, thậm chí tôi còn muốn giá như các con được chơi thêm một năm nữa, 7 t.uổi mới phải vào lớp một”.

Không nên ngộ nhận

Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định trẻ 6 t.uổi đi học là có cơ sở khoa học sư phạm cũng như khoa học tâm lý.

“Không phải chỉ nước mình mà cả thế giới người ta quy định 6 t.uổi là t.uổi vào lớp một. Đến độ t.uổi đó trẻ con mới đủ điều kiện về thể chất, tâm lý để có thể thực hiện các nghĩa vụ học hành ở cấp tiểu học. Đi học sớm hơn là tước quyền được vui chơi của đ.ứa t.rẻ. Phụ huynh phải hiểu t.uổi thơ của trẻ là đáng quý không nên vì một chút nôn nóng mà bắt con phải học trong khi những đ.ứa t.rẻ khác được chơi”, ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT nói.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, sự phát triển về nhận thức của trẻ 5 – 6 t.uổi rất khác nhau. Trong khi nhiều em gặp khó khi nhận mặt chữ, con số thì có em đã biết đọc, biết tính toán.

“Phụ huynh đừng nhầm lẫn hiện tượng đó là thần đồng. Trẻ học mẫu giáo học theo kiểu chơi chơi, thích cái gì thì say sưa với cái đó. Trong khi trẻ con tiểu học thì học là một nhiệm vụ, giờ nào việc đó và khi học phải tập trung liên tục trong ít nhất 30 phút.

Nhưng cũng nên khích lệ trẻ tìm hiểu, khám phá kiến thức trong quá trình vui chơi nếu điều đó làm cho các em thích thú”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng ý rằng, trẻ sau khi vào lớp một, có biểu hiện vượt trội về năng lực thì có thể cho học vượt lớp.

Video đang HOT

“Nhiều nước còn dạy học theo mô hình cá biệt hoá, cho từng học sinh học vượt lớp tuỳ môn học. Chẳng hạn một học sinh đồng thời học hai lớp, môn toán học với các anh chị lớp trên, các môn còn lại học với bạn bè cùng t.uổi”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, trẻ được học vượt lớp (trong cùng cấp học) nhưng trên thực tế ở các cấp học thấp như tiểu học và THCS trường hợp này hiếm xảy ra.

Chỉ có ở những trường THPT chuyên, một số học sinh lớp 10, 11 được học vượt lớp một môn chuyên của mình và cũng chỉ là một vài trường hợp xuất sắc.

Lý giải nguyên nhân này, TS Ngô Thị Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục cho rằng, chương trình giáo dục hiện nay chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh.

“Một chương trình học tốt là chương trình đáp ứng được yêu cầu phát triển của mọi học sinh”, TS Ngô Thị Tuyên nói.

Theo Quý Hiên (T.iền Phong)

Điểm danh những "ngộ nhận cố tình” của Giáo dục VN

Dẫn ý kiến của một nhà chuyên môn Mỹ phân tích thực trạng ngành GDVN hiện nay, bạn đọc Nguyễn Hữu Tâm (Bà Rịa-Vũng Tàu) lý giải sâu hơn về những "ngộ nhận" của nền GDVN trong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng.

Điểm danh những ngộ nhận cố tình của Giáo dục VN - Hình 1

GS Thomas J.Vallely

Tháng 11/2008, trong khuôn khổ chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã đến thăm Đại học Harvard. Đoàn được trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam.

Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Namcủa Đại học Harvard. Ông chỉ ra rằng: sở dĩ nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn gắng gượng, chưa sụp đổ (chữ dùng của GS) là do các yếu tố:

Một là sự bùng nổ internet ở Việt Nam trong những năm gần đây. Sở dĩ GS có kết luận trên là do nhà trường phỏng vấn thí sinh Việt Namđăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh nói đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này.

Hai là nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về cả về vật chất lẫn tinh thần.

Ba là kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức khá nghiêm túc. Và do vậy,Việt Nam hầu như tuyển được những người có thực lực.

Tuy nhiên, GS cũng chỉ ra những "ngộ nhận" của nền giáo dục Việt Namtrong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn lý giải sâu hơn về các ngộ nhận do GS chỉ ra.

1. Cứ đạt chuẩn là... có chất lượng:

Sản phẩm hàng hóa trước khi tung ra thị trường trong và ngoài nước bao giờ cũng qua khâu kiểm định chất lượng một cách rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Các chỉ số về chất lượng của hàng hóa làm nên thương hiệu của sản phẩm. Người kiểm định chất lượng không phải là nhà sản xuất, mà là một cơ quan độc lập. Thế là thuật ngữ "đạt chuẩn" ra đời. Thuật ngữ này dần lấn sân sang lãnh vực khác, đặc biệt là Giáo dục.

Trường đạt chuẩn Quốc gia, chuẩn ISO, chuẩn Quốc tế, rồi chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, chuẩn học sinh, chuẩn lên lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng...Muôn vàn cái chuẩn đang hàng ngày, hàng giờ sinh sôi, nảy nở trong từng tế bào, thớ thịt của cơ thể Giáo dục. Chúng h.ành h.ạ, làm hao tổn sức lực con người, gây lãng phí t.iền của Nhà nước.

Mỗi một "chuẩn" được học tập từ nước ngoài về được các chiến lược gia giáo dục nhào nặn lại cho phù hợp với thể trạng con người, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tình hình đất nước...nói chung là phù hợp với nền giáo dục truyền thống của dân tộc. Thế là Thông tư này, Chỉ thị kia, Quyết định nọ được thay nhau...Sau đó là một đội ngũ giáo viên khăn gói lên đường tập huấn. Từ nay có chuẩn rồi nhé! Cứ thế mà làm.

Hành trình "đi tìm Chuẩn" trong giáo dục đơn giản chỉ là thế. Sự giản đơn để làm dễ hiểu một vấn đề phức tạp trong học thuật là năng khiếu của sự truyền đạt. Tuy nhiên, đơn giản hóa một cách làm để mong có kết quả tốt đối với vấn đề hệ trọng của đất nước, thì tôi e là thật... lâm nguy. Chuẩn mà giáo dục đang áp dụng tràn lan là một liệu pháp tinh thần, nhằm trấn an dư luận về tình trạng xuống dốc của giáo dục nước nhà mà thôi. Chứ thực tế là nó càng làm cho bức tranh của ngành đã rối lại càng rối.

Thực tế các tiêu chuẩn mà chúng ta học tập được từ nước ngoài là nguồn tư liệu quý giá mang tính định hướng. Ở đất nước bạn, đơn vị đứng ra để đo đạc các tiêu chí đó là cơ quan kiểm định chất lượng độc lập, có uy tín, được xã hội tin tưởng đặt niềm tin. Vì vậy, những kết luận của họ được thừa nhận tuyệt đối. Kết luận của các cơ quan kiểm định khách quan này đối với bất kỳ một cơ sở giáo dục nào, luôn được mọi người quan tâm. Nó có thể là một lời khẳng định thương hiệu, cũng có thể là dự báo cần phải thay đổi, thậm chí người đứng đầu giáo dục phải từ nhiệm.

Còn chúng ta, áp dụng chuẩn hết sức máy móc, đơn điệu, người làm cũng là người kiểm định chất lượng. Chúng ta ngộ nhận tai hại rằng kiểm định chất lượng là liều thuốc có thể chữa bách bệnh mà quên rằng nó chỉ là công cụ, chưa nói công cụ đó phải được giao vào tay ai trong cuộc chiến phân định trắng/đen của chất lượng.

Kết luận về Chuẩn của một cá nhân hay tập thể trong ngành giáo dục là cực kỳ quan trọng. Trường này đạt chuẩn, trường kia chưa đạt, giáo viên này chuẩn, hiệu trưởng kia chỉ loại trung bình...Các kết luận như vậy mặc nhiên và nhan nhản, không tác động mảy may gì đến đối tượng được kết luận. Vì chúng ta chưa có những chế tài thật sự.

Vậy thì nguồn căn của sự thành bại trong áp dụng chuẩn là tính nội tại bên trong, điều này được ví như "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", như vẻ đẹp lung linh về tâm hồn. Tại sao chúng ta máy móc cứ chạy theo chuẩn, phải đạt chuẩn, trên chuẩn mà chúng ta không quan tâm đến nỗi hổ thẹn, tính tự chịu trách nhiệm của những người quản lý giáo dục?

Nếu các cơ sở giáo dục nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm, suốt cuộc đời gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp mình đã chọn, thì tôi nghĩ việc đạt chuẩn và trên chuẩn là rất bình thường. Vì vậy, việc có chế tài sau khi kiểm định cộng với việc tăng cường hơn nữa tính tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục, theo tôi nghĩ, là then chốt làm nên chất lượng giáo dục.

Còn hiện nay, giữa các cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng "cá mè một lứa". Tình trạng này là vấn nạn âm ỉ, vô hình nhưng có tác dụng ghê gớm làm nản lòng những nhà giáo dục chân chính.

2. Đầu tư nguồn lực vật chất để mong thay đổi chất lượng giáo dục

Để cứu một ngân hàng đang trên bờ vực phá sản, những người có trách nhiệm thường dùng giải pháp "bơm" t.iền. Để nâng mức sống cho người dân, nhà nước thường đầu tư chung cư, nhà cho người thu nhập thấp, đường sá, bệnh viện, trường học...Nói chung dùng nguồn lực vật chất để làm đòn bẩy mong tạo ra cái mới có chất lượng hơn.

Đầu tư về vật chất là dễ dàng như cấp nhà cho người nghèo, như hỗ trợ ODA không hoàn lại. Nhưng nếu nghĩ rằng đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để ngay lập tức chất lượng được nâng lên, theo tôi, là quan điểm quá ngộ nhận của những nhà quản lý của chúng ta hiện nay.

Đã bao giờ chúng ta thử tìm câu trả lời cho những thắc mắc: tại sao những con ngoan trò giỏi, những thủ khoa đại học phần đông là con của người dân lao động, có gia cảnh khó khăn? Cơ sở vật chất của các trường phổ thông ở phía Bắc nhìn chung còn thua xa các trường ở phía Nam, nhưng chất lượng đỗ đại học các trường phía Bắc vẫn hơn hẳn phía Nam? Cả nước có gần cả trăm trường THPT chuyên, được đầu tư cơ sở vật chất rất khang trang và hiện đại...nhưng có tỉnh vẫn thật sự chưa thu hút học sinh vào học, thực tế này nói lên điều gì ?

Đứng trước ngộ nhận tai hại đó, tại " Hội thảo khoa học tri thức thủ đô với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020" được tổ chức ngày 29/9/2012 tại Hà Nội, PGS. TS Khổng Doãn Điền đã chỉ ra: Giáo dục trong những năm chiến tranh với điều kiện rất khó khăn nhưng một thế hệ học trò vẫn trưởng thành và thành đạt : "Hồi đó dù trường không ra trường, lớp không ra lớp nhưng vì thầy ra thầy nên trò ra trò". Ông Điền còn đề nghị việc đổi mới giáo dục phải nên từ yếu tố con người.

Đúng vậy, chất lượng giáo dục phải xuất phát từ yếu tố con người. Người thầy là quan trọng nhất. Đầu tư cho nguồn lực vật chất, chương trình, sách giáo khoa cho giáo dục là cần thiết nhưng chưa cấp thiết, là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chỉ đủ làm nên hình hài chứ chưa làm nên cốt cách tâm hồn. Ngoài ra, việc ngộ nhận này còn xuất phát từ tâm lý của các cấp lãnh đạo muốn xây dựng trường lớn, trường đạt chuẩn...và điều này càng thôi thúc các nhà quản lý nhà nước hơn, khi mà vấn nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi.

Điểm danh những ngộ nhận cố tình của Giáo dục VN - Hình 2

GS Hoàng Xuân Sính phát biểu tại hội thảo Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam do Liên hiệp Các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội tổ chức (ảnh: Người Lao động)

3. Muốn có chất lượng phải cải cách từ từ

Giáo sư Thomas J.Vallely cho rằng việc giáo dục Việt Nam chậm đổi mới có nguyên nhân từ một số vị giới chức cấp cao. Ông dẫn ra dẫn chứng khá m.ỉa m.ai: "Mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam đề cập đến việc cải cách, thì đều nhận được câu trả lời "sẽ cải cách từ từ". Và nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la, thì bây giờ tôi đã là người giàu có..."

Việt Nam không thiếu người am hiểu về Giáo dục, có thể khẳng định như vậy. Tuy nhiên, chúng ta thiếu người biết lắng nghe, điều này là một thực tế. Từ đầu năm 2000 đến nay có rất nhiều kiến nghị, góp ý nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý kiến tâm huyết, kết tinh của quá trình nghiên cứu khoa học không mệt mỏi của các trí giả trong và ngoài nước. Các đề án kiến nghị được soạn thảo rất công phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao của các học giả nổi tiếng được gửi đến cơ quan Đảng và Nhà nước như

của Giáo sư Hoàng Tụy và các cộng sự: Đề án "Kiến nghị của hội thảo về chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục".

của trí giả Việt kiều Vũ Quang Việt và cộng sự: Đề án "Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam".

Và hàng loạt những nhà khoa học khác có am tường về Giáo dục Việt Namnhư : Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Phạm Phụ, Phạm Toàn..v.v. thay nhau đăng đàn, thuyết giáo.

Đổi lại, các nhà lãnh đạo "vẫn bình chân như vại", "người nói cứ nói và người làm cứ làm", họa hoằn lắm mới có người nhếnh mép "phải thay đổi từ từ".

Và để xoa dịu dư luận về sự xuống cấp của Giáo dục, lâu lâu chúng ta lại "hâm nóng" đề tài này bằng các cuộc hội thảo quy mô, như Hội thảo vừa rồi của trí thức Thủ đô với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục VN giai đoạn 2012-2020.

Một bức tranh xám màu của giáo dục lại có dịp để vén tấm màn che lên, gây nhức nhói, đau buốt bằng những nhận định của những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục như:

GS Chu Hảo: " Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường".

GS Hoàng Xuân Sính "vẽ" cụ thể một bức tranh trải ra trước mắt: Hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm học thêm. Hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn xả hơi sau 12 năm gò lưng trên bàn học, đến mùa thi thì thì "đi thầy" để có bảng điểm tốt. Và một danh sách dài những gia đình chán ngán giáo dục nước nhà, tìm cách cho con ra nước ngoài học...

Có thể nói trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT - giáo dục của Việt Nam chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì. GS Hoàng Tụy khẩn thiết: "Sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới. Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển" (trích báo Dân trí, ngày 01/10/2012).

Nhưng tôi tin chắc rằng, sau hội thảo vấn đề vẫn... trở lại như cũ. Có chăng là một vài động thái nhỏ, mang tính "cải cách từ từ" lại tiếp diễn,đại loại như: đổi mới chương trình sách giáo khoa, rồi thí điểm, phân luồng mạnh mẽ, tăng đầu tư ngân sách...

4. Cách tuyển chọn và quản lý nhân sự hiện nay

Nếu con người là nhân tố quyết định mọi sự thành bại thì nền Giáo dục đã xác định đúng trọng tâm. Nhưng cách làm của chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình là không thể có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô tạp vụ rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng.

Chất lượng chuyên môn là ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn con người làm giáo dục, bất kể người đó là người địa phương hay địa phương khác, người đó trong đảng hay ngoài đảng, người đó trong lãnh thổ Việt Nam hay nước ngoài... Miễn cá nhân đó giỏi về chuyên môn, học thuật và am hiểu về tâm sinh lý con người. Khi chúng ta có trong tay những công cụ, "vũ khí" sắc bén nhất, chúng ta mới nghĩ đến mục tiêu chinh phục, nghĩ đến kết quả đạt được, nghĩ đến sản phẩm của ngành giáo dục.

Chúng ta nên nhớ sản phẩm của giáo dục là con người, mà con người trong thời đại hôm nay khác với con người trong quá khứ. Con người - sản phẩm làm ra của bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới đều phải là con người toàn cầu (hay "công dân toàn cầu" chữ dùng của ông Lý Quang Diệu)

Thấm nhuần về việc sử dụng con người, GS Thomas J.Vallely cho rằng ViệtNam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi, họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục, nhưng phải đổi mới về vấn đề này.

Tôi nhớ không nhằm trong Đại hội Đảng gần đây ở Trung Quốc, nước bạn nêu rõ quan điểm về nhân sự ở vị trí Bộ trưởng của các ngành chuyên về công nghệ, về thông tin truyền thông...không nhất thiết là người trong đảng. Một quan điểm rất rõ ràng. Người có trình độ chuyên môn cao cần phải được trọng dụng

Việt Nam những năm gần đây cũng có chuyển mình trong việc tuyển chọn nhân sự cho ngành giáo dục, nhưng tư tưởng sính bằng cấp, người địa phương vẫn còn tồn tại. Thực tế đó dẫn đến việc những người lãnh đạo giáo dục không thực tài, thiếu tầm nhìn. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều hiến kế cách tân giáo dục vẫn chìm vào quên lãng. Giáo dục xuống dốc có nguyên nhân từ sự khủng hoảng một thời gian dài về nhân sự, về cách dùng người trong giáo dục.

Nói tóm lại, các ngộ nhận được GS trường Đại học Harvard nêu ra ở trên rất dễ nhận thấy trong nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên các cơ quan chức năng, những người chịu trách nhiệm vì lý do "tế nhị" nào đó, họ ngụy biện bằng những mỹ từ cố tình che đậy một sự thật...Phải chăng là "lợi ích nhóm" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra? Nếu đúng vậy, thì những ngộ nhận về chất lượng giáo dục Việt Nam mà chúng ta đang dày công vun đắp là những ngộ nhận mang tính "cố tình"?

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trấn Thành - Hari Won và hội bạn quyền lực mất hút trong ngày trọng đại của Anh Đức
22:12:26 07/09/2024
Con trai riêng của Huy Khánh và vợ cũ đã 18 t.uổi, điển trai và học giỏi như thế nào?
22:29:38 07/09/2024
11 triệu người phấn khích trước hành động của Lưu Diệc Phi dành cho fan nam
22:08:24 07/09/2024
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Mâu Thuỷ thẳng tay tiễn Hoàng Thuỳ ra về, "phục thù" ấn tượng sau 7 năm!
21:51:28 07/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?
21:15:06 07/09/2024
BABYMONSTER "thảm hại" dưới tay MEOVV, "đàn em Rosé" vừa ra mắt đã xào xáo Kpop
21:34:14 07/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Hoa Hồng vừa b.ạo h.ành t.rẻ e.m, vừa lợi dụng thiện nguyện

Pháp luật

07:13:24 08/09/2024
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cũng thừa nhận: Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến buông lỏng quản lý. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được .

Bom tấn top 1 toàn cầu: Thống trị 61 quốc gia, nữ chính là "thánh hack t.uổi" mãi chẳng chịu già

Phim âu mỹ

07:12:27 08/09/2024
Theo số liệu từ Flix Patrol, The Perfect Couple (tựa Việt: Cặp Đôi Hoàn Hảo) đang là tựa phim thống trị bảng xếp hạng Netflix toàn cầu, đứng top 1 tại 61 quốc gia.

Phát sợ vì sáng nào dắt xe đi làm bố chồng cũng chặn ở cổng để xin t.iền

Góc tâm tình

07:12:24 08/09/2024
Vì quá sợ hãi điều này, tôi đã phải cầu cứu đến mẹ chồng. Tôi vốn là đứa rất nhút nhát, ngoại hình của tôi có phần thấp bé nên tôi cũng ngại cãi cọ va chạm vì nhìn ai cũng thấy họ to con hơn mình.

CSGT giải cứu tài xế ô tô bị cây đè trúng ở Hà Nội

Tin nổi bật

07:10:19 08/09/2024
Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã kịp thời giải cứu tài xế ô tô bị cây đổ đè trúng khi đang lưu thông trong mưa bão.

Danh ca Khánh Hà t.uổi 72 trẻ đẹp, hôn nhân viên mãn bên chồng kém 13 t.uổi

Sao việt

06:54:56 08/09/2024
Ở t.uổi 72, danh ca Khánh Hà đã gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp âm nhạc và có hôn nhân hạnh phúc bên ông xã Tô Chấn Phong kém 13 t.uổi.

Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

Thế giới

06:53:19 08/09/2024
Ông Peskov trả lời tờ Washington Post (Mỹ): Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Tất nhiên là vô lý. Chúng tôi không can thiệp .

Những thực phẩm giàu collagen tự nhiên

Làm đẹp

06:39:47 08/09/2024
Collagen là một loại protein vô cùng quan trọng, không chỉ giúp duy trì độ đàn hồi, săn chắc cho da mà còn hỗ trợ sức khỏe xương khớp, tóc và móng.

Nhan sắc khó nhận ra của mỹ nhân 2k4 tụt dốc sau loạt "phốt"

Netizen

06:38:59 08/09/2024
Từng được coi là hiện tượng mạng từ năm 17 t.uổi khi nổi lên với loạt video đi làm nương rẫy, Yona Cươn (Đinh Thị Cươn, SN 2004, Bình Định) nhanh chóng trở thành hot TikToker khi sở hữu 6,5 triệu người theo dõi.

Hé lộ nội dung phần tiếp theo của Black Myth: Wukong: Siêu hấp dẫn, rất đáng mong chờ!

Mọt game

06:38:47 08/09/2024
Dự kiến, sắp tới game thủ sẽ sớm được trải nghiệm 2 bản mở rộng (DLC) của siêu phẩm Black Myth: Wukong. Riêng phần 2 của tựa game này thì có lẽ cần thêm nhiều thời gian.

Jennie có động thái đáp trả tin đồn "cạch mặt" Lisa nhưng lập tức xoá luôn

Nhạc quốc tế

06:38:42 08/09/2024
Sáng 7/9, Jennie (BLACKPINK) bất ngờ đăng tải đoạn clip trên kênh TikTok cá nhân khoe trọn vẹn visual cùng body n.óng b.ỏng trong sự kiện diễn ra vào ngày 5/9 vừa qua.

10 diễn viên toàn năng nhất Hàn Quốc: Jisoo (BLACKPINK) xếp thứ 8, hạng 1 sở hữu khối tài sản 1000 tỷ

Hậu trường phim

06:35:56 08/09/2024
Theo kết quả được công bố, những cái tên đầy triển vọng hoạt động trong cả lĩnh vực ca hát và diễn xuất được khán giả tin tưởng bầu chọn đã xuất hiện.