Trẻ có 3 thói quen này dù bé xinh tới đâu, lớn cũng dễ kém sắc, sức khỏe yếu dần
Một số thói quen xấu có thể khiến một đứa trẻ từ xinh đẹp, khỏe mạnh có thể trở thành người kém về ngoại hình và sức khỏe trong tương lai.
Là cha mẹ, ai cũng mong con cái mình lớn xinh đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số thói quen xấu lúc nhỏ có thể ảnh hưởng tới vẻ ngoài và sức khỏe của một người khi trưởng thành.
Để tương lai của trẻ có sức khỏe tốt và cơ thể đẹp, cha mẹ cần chú ý tới những thói quen xấu này của trẻ và tìm cách cải thiện càng sớm càng tốt.
3 thói quen có thể ảnh hưởng tới ngoại hình và sức khỏe của trẻ trong tương lai
1. Trẻ thường xuyên cong lưng khi ngồi, đứng
Ngoài việc chú trọng vào gương mặt, hình dáng tổng thể của trẻ cũng rất quan trọng. Một số trẻ có thói quen khi đứng hay ngồi thường còng lưng xuống, cúi đầu quá thấp do chỗ ngồi học quá chật hẹp, kích thước bàn ghế không phù hợp với tầm vóc.
Duy trì tư thế xấu này trong thời gian dài có thể gây một số vấn đề về hình thể cũng như sức khỏe của trẻ như gù lưng hay cong vẹo cột sống. Khi trẻ bị cong vẹo cột sống, hình dáng cơ thể thường không cân đối, hai bờ vai không đều, người bị lệch, hai xương bả vai không cân bằng, cột sống không thẳng mà bị vẹo sang phải hoặc trái…
Do đó, cha mẹ phải chú ý tới tư thế ngồi học hay đi đứng của trẻ. Khi ở nhà hoặc khi đi chơi, cha mẹ nên yêu cầu con ngồi và đứng thẳng lưng. Bổ sung cho trẻ đầy đủ các loại thức ăn chứa nhiều canxi như thịt, cá, tôm, cua, uống sữa để giúp cho xương chắc khỏe và phát triển cân đối.
2. Trẻ thường thở bằng miệng
Video đang HOT
Bình thường trẻ thở bằng mũi nhưng một số trẻ thở bằng miệng, đặc biệt có thói quen há miệng khi ngủ. Thói quen này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện mạo khuôn mặt của trẻ, không chỉ khiến răng mọc không đều mà còn có thể gây biến dạng xương hàm dưới và vòm miệng trên. Cha mẹ khi phát hiện con thường xuyên thở bằng miệng phải ngăn chặn kịp thời.
Có một số vấn đề bệnh lý có thể khiến trẻ thở bằng miệng như nghẹt mũi (do dị ứng, viêm xoang hoặc các vấn đề khác), viêm hoặc các loại vật cản khác nhau, chẳng hạn như polyp.
Theo các bác sĩ, thở bằng miệng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ (hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ nếu người bệnh đã mắc phải). Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi hơi thở của một người đột ngột ngừng và sau đó bắt đầu lại. Chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm và trên hết, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tim, gan và trao đổi chất.
Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng không khí sẽ làm khô môi và toàn bộ miệng, bao gồm cả nướu. Kết quả là làm thay đổi vi khuẩn sống tự nhiên trong miệng, có thể gây sâu răng và các vấn đề về nướu.
Gương mặt của một đứa trẻ trước (bên trái) và sau khi (bên phải) thở bằng miệng.
3. Những đứa trẻ lười biếng
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ rất chiều con cái và làm hầu hết mọi việc thay cho chúng, khiến trẻ trở nên lười biếng. Những đứa trẻ lười vận động thường thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân và thường không quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh. Từ đó không chỉ dẫn tới sức khỏe kém mà còn khiến trẻ không được ưa nhìn về ngoại hình.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá nuông chiều con cái mà nên để trẻ trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân và thúc đẩy trẻ chăm chỉ vận động, thường xuyên luyện tập thể thao.
Những điều nên làm để giúp trẻ khỏe và đẹp hơn khi trưởng thành:
1. Chăm sóc đôi mắt và bảo vệ thị lực
Có câu nói “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ chăm sóc đôi mắt thật tốt và bảo vệ thị lực. Bổ sung vitamin A hợp lý trong chế độ ăn uống có lợi rất nhiều cho việc bảo vệ mắt, nhưng cũng cần chú ý vệ sinh mắt, không dùng tay dụi mắt.
Nhiều trẻ em hiện nay thích dành nhiều thời gian với điện thoại, máy tính, TV. Để tránh cho trẻ bị cận thị, cha mẹ nên giảm thời gian trẻ chơi với các thiết bị điện tử, tăng cường thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời.
2. Kiểm soát cân nặng của trẻ
Không ít cha mẹ cố cho con ăn nhiều vì cho rằng như vậy trẻ mới có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, điều này dễ khiến trẻ béo phì, làm tăng nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn.
Cha mẹ nên kiểm soát cân nặng của trẻ, đảm bảo chế độ ăn hợp lý và cân đối. Hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, tăng cường ăn trái cây và rau quả. Điều này không chỉ làm cho trẻ có vóc dáng cân đối mà sức khỏe cũng tốt hơn.
3. Chú ý tinh thần của trẻ
Ngoài ngoại hình thì tâm lý của trẻ cũng rất quan trọng. Không khó để nhận thấy nhiều trẻ ở trường có ngoại hình bình thường nhưng rất tự tin, trong khi một số trẻ lại tự ti. Mọi người đều thích kết bạn với những đứa trẻ hòa đồng và tự tin hơn những đứa trẻ hay thu mình lại.
Vì vậy, cha mẹ nên giúp con hình thành tính cách tốt, để trẻ luôn tràn đầy sức sống và hoạt bát. Cha mẹ cũng nên khuyến khích và khen ngợi trẻ nhiều hơn, hạn chế mắng mỏ, tăng tần suất cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để có cơ hội gặp gỡ những người bạn mới.
Tóm lại, vẻ ngoài và sức khỏe của một đứa trẻ không chỉ do gene mà còn phụ thuộc vào thói quen, lối sống, sự rèn luyện hàng ngày.
Điều trị ngưng thở khi ngủ, giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer
Những người lớn tuổi mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ( OSAS ) được điều trị, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác.
OSAS có liên quan đến nhiều loại bệnh thần kinh và tim mạch khác, và nhiều người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc OSAS.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Michigan về Điều trị Rối loạn Giấc ngủ đã phân tích từ hơn 50.000 người tham gia Medicare (chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho những người từ 65 tuổi trở lên), được chẩn đoán mắc bệnh OSAS; kiểm tra xem những người sử dụng liệu pháp áp lực đường thở dương (CPAP)- một phương pháp điều trị OSAS, và so sánh với những người không được điều trị về nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Các nhà khoa học nhận thấy, có mối liên hệ đáng kể giữa việc sử dụng liệu pháp này trị OSAS và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác trong vòng 3 năm. Điều này cho thấy áp lực đường thở dương có thể bảo vệ chống lại nguy cơ sa sút trí tuệ ở những người bị OSAS.
Kết quả này đã làm nổi bật sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với chức năng nhận thức. Việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả OSA có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại suy giảm nhận thức ở những người lớn tuổi mắc OSAS.
Thấy con gái càng lớn càng xấu, răng mọc không đều, bố mẹ không ngờ nguyên nhân do 1 thói quen lúc ngủ Có những thói quen của trẻ tưởng chừng rất bình thường, nhưng lại là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng ở Hồ Nam, Trung Quốc đưa con đi xét nghiệm huyết thống, vì nhận thấy con mình càng lớn càng xấu, hoàn toàn không giống bố mẹ. Khi đến bệnh viện kiểm...