Trẻ cần được trang bị kỹ năng an toàn phòng đuối nước
Từ đầu tháng 4 đến nay, tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ trẻ em đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau, mất mát to lớn cho người thân.
Trao đổi với PV Báo SGGP, nhiều chuyên gia giáo dục, cứu nạn cứu hộ, phụ huynh đều đồng quan điểm việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước bài bản cho học sinh, sinh viên là cấp thiết.
- Đại tá HUỲNH QUANG TÂM, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC-CNCH (PC07, Công an TPHCM):
Kỹ năng cứu người đuối nước
Hàng năm có không ít những câu chuyện thương tâm về tai nạn đuối nước xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội. Nhằm phòng chống, giảm thiểu tối đa tai nạn đuối nước và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là trẻ em, chúng tôi khuyến cáo: Người lớn và trẻ nhỏ đều cần trang bị kỹ năng bơi lội cũng như cách thoát khỏi đuối nước. Người lớn cần ý thức và cảnh báo cho trẻ nguy cơ đuối nước khi tắm ở suối, sông, hồ nước sâu… Các hồ bơi phải được trang bị đầy đủ phương tiện cứu hộ, nhân viên CNCH trực 24/7.
Trẻ em khi tham gia bất cứ hoạt động đường thủy nào cũng phải mặc áo phao. Trên tàu, thuyền phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ đảm bảo tiêu chuẩn để sử dụng khi không may có tai nạn xảy ra. Nếu không may trẻ bị đuối nước, nếu không biết bơi, người lớn cần tìm khúc gỗ, phao… ném xuống cho trẻ bám vào và hô hoán để tìm người ứng cứu. Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi, vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, cả người cứu nạn.
Khi cấp cứu nạn nhân ở dưới nước cần nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, giúp nạn nhân trấn tĩnh và thở. Khi đưa lên bờ, cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có phản xạ thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/phút, khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15-30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc khi được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Video đang HOT
- Ông TRỊNH DUY TRỌNG, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM:
Tuyên truyền mạnh đến phụ huynh, học sinh
Trước tình trạng đuối nước của trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng, Sở GD-ĐT TPHCM đã tham mưu cho UBND TPHCM ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em. Sở cũng triển khai phối hợp với các đơn vị, đoàn thể liên quan về phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em. Qua đó, tuyên truyền phòng chống đuối nước bằng nhiều hình thức: xây dựng phóng sự, phát tờ rơi, lồng ghép trong các buổi chuyên đề ngoại khóa ở trường học và cộng đồng dân cư, rèn kỹ năng cho học sinh qua sinh hoạt ngoại khóa, giờ chào cờ, tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, sơ cấp cứu, xử lý các tình huống nguy hiểm khi gặp tai nạn đuối nước…
Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, học sinh, sinh viên thành phố bắt đầu đi học trực tiếp, Sở tiếp tục có văn bản về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học học kỳ II năm học 2022-2023, trong đó nêu rõ: 21 phòng GDĐT/21 quận huyện và Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức chủ động phối hợp với đơn vị liên quan phát động phong trào phòng chống tai nạn đuối nước, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát động tại trường dịp học sinh nghỉ hè năm 2022; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương triển khai giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh sinh viên trước, trong và sau các dịp lễ, nghỉ hè. Các cơ sở giáo dục tổ chức và vận động học sinh sinh viên toàn trường học bơi, phòng chống tai nạn đuối nước; tổ chức lồng ghép trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, hướng dẫn học sinh các kỹ năng nhận biết về nguy cơ xảy ra tai nạn, đuối nước và kỹ năng phòng tránh… Bên cạnh đó, các trường đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, trang bị cho các em kỹ năng an toàn để tự phòng chống tai nạn đuối nước.
- Bà TRẦN THỊ BÉ HẠNH, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1, TPHCM:
Môn học bắt buộc ở tiểu học
Bơi lội là môn thể thao giải trí hữu ích cho lứa tuổi học sinh trong ngày hè nóng nực. Đặc biệt, đây là môn thể thao giúp các em tự bảo vệ bản thân trước tai nạn đuối nước. Hiểu được tầm quan trọng đó, từ 2011, quận 1 đã đưa chương trình giáo dục kỹ năng bơi lội và võ thuật là môn học bắt buộc ở tiểu học. 100% học sinh được quận hỗ trợ toàn bộ học phí.
Bên cạnh được học các kỹ thuật về bơi lội, học sinh của trường còn được các huấn luyện viên của Trung tâm TDTT quận 1 dạy kỹ năng xử lý tình huống khi bơi như: khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý ra sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi… Tôi mong mô hình này sẽ được nhân rộng ra các địa phương trên địa bàn thành phố, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng bơi lội cho học sinh, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn đuối nước.
Bù đắp kiến thức, kỹ năng cho học sinh tiểu học
Sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà, học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp. Theo nhiều giáo viên, học sinh lớp 1-2 khi đi học tại trường thiếu khá nhiều kiến thức, kỹ năng, cần phải bù đắp.
Giáo viên cần ưu tiên việc bù đắp cho học sinh lớp 1-2 những kỹ năng, thói quen cần thiết
Làm quen lại từ đầu
Theo một hiệu trưởng trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) thì trong 7 tháng qua, học sinh tiểu học vẫn học trực tuyến nên để dạy hết chương trình, kết thúc đúng thời gian quy định không khó. Điều đáng lo là chất lượng và những thiếu hụt kỹ năng mà trẻ đang gặp phải.
Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, việc dạy viết chính tả cho trẻ lớp 1 rất khó khăn bởi với hình thức trực tuyến khó uốn nắn được từng học sinh. "Theo chương trình mới, tiếng Việt của lớp 1 khá nặng, thời lượng nhiều nhưng khi dạy trực tuyến rất khó để linh hoạt và hỗ trợ từng nhóm học sinh khác nhau. Thực tế ở lớp tôi, nhiều cháu gặp khó khăn khi nhận biết, phân biệt một số âm khó, ví dụ như s/x, hay p/qu, k/kh, g/gh. Học sinh trở lại trường, chúng tôi phải rà soát lại để bố trí những buổi ôn tập riêng cho môn Tiếng Việt", cô Hồng cho biết.
Học sinh lớp 1, lớp 2 khu vực nông thôn hoặc con các gia đình công nhân phải làm ca kíp nhiều ở Hà Nội, TPHCM, Hưng Yên... gặp nhiều khó khăn khi bố mẹ không thể hỗ trợ kèm con ở nhà. Theo cô Trương Thu Nguyệt, giáo viên dạy lớp 1 ở huyện Nhà Bè, TPHCM, vì học trực tuyến nên một số học sinh lớp cô phụ trách hiện còn chưa đọc thông viết thạo. Các con nhớ trước, quên sau. "Sau thời gian học trực tuyến, học sinh trở lại trường, giáo viên phải dạy lại một số vần và tăng cường ôn tập. Với một số cháu, cô phải kèm riêng ngoài giờ", cô Nguyệt cho biết.
"Chúng tôi xác định có thể sẽ bị 1 tuần chệch choạc mới vào nề nếp để ổn định dạy học được. Trước đây, khi học sinh đi học bình thường thì cũng vẫn cần 1-2 tuần đầu tiên để ổn định nề nếp. Trẻ lớp 1 ở nhà gần 1 năm, nên việc rời tay bố mẹ, ông bà để đến lớp sẽ khiến trẻ lo lắng", cô Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết.
Cần thêm thời gian
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hà Đông (Hà Nội), rất cần dành thời gian bổ sung kiến thức, kỹ năng, ôn luyện cho học sinh tiểu học, nhất là học sinh đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (lớp1, lớp 2). Bà Hằng chia sẻ: "Thực ra trong thiết kế chương trình vẫn có 1 tuần đệm để dự phòng. Nếu việc dạy học trực tuyến đảm bảo dạy đủ nội dung chương trình thì khi học sinh trở lại trường, có thể sử dụng tuần đệm đó cho việc ôn tập. Tuy nhiên, nếu được giãn thời gian kết thúc năm học thêm 1-2 tuần nữa thì tốt hơn".
Năm học 2021-2022 là năm học phi truyền thống về khung thời gian năm học, với mục tiêu đảm bảo an toàn, duy trì chất lượng. Vì thế sau khi học sinh đến trường ổn định nề nếp, cần kiểm tra chất lượng để nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó có các biện pháp hỗ trợ. Nếu cần thiết các nhà trường có thể đề xuất lên Sở GD&ĐT để sở đề xuất với Bộ GD&ĐT nới khung thời gian năm học, có thể là chỉ thực hiện riêng với học sinh lớp 1, lớp 2. Làm sao để đảm bảo học sinh kết thúc chương trình đạt yêu cầu tối thiểu.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT)
Còn theo cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11, TPHCM), để có căn cứ đánh giá một cách tổng thể, khách quan, khi hoc sinh quay lại trường sau một thời gian học trực tuyến, nhà trường tổ chức 2 - 3 kỳ kiểm tra học kỳ I để tất cả học sinh được kiểm tra ở thời điểm thuận lợi nhất về sức khỏe, tâm thế.
Giáo viên căn cứ vào điểm kiểm tra và quan sát trực tiếp trên lớp để sàng lọc ra những học sinh theo các nhóm khác nhau về khả năng tiếp thu kiến thức. Trong đó lưu ý giải pháp hỗ trợ học sinh khó khăn. Ví dụ cần có thời gian 4-6 tiết ở các buổi 2 để kèm thêm cho học sinh còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kỹ năng.
Ưu tiên bù đắp kỹ năng cần thiết
Trước thực tế và lo lắng của các trường, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, lớp 1, lớp 2 là giai đoạn cần hình thành những kỹ năng cần thiết và căn bản nhất cho trẻ, đó là những kỹ năng sẽ theo trẻ tiếp tục lộ trình học tập sau này.
"Khi học sinh tiểu học trở lại trường, giáo viên cần ưu tiên việc bù đắp cho học sinh những kỹ năng, thói quen cần thiết: Tuân thủ nội quy, kỷ luật của lớp học, cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè, cách bảo quản đồ dùng học tập, tư thế ngồi viết, cầm bút, cách sử dụng nhà vệ sinh, kỹ năng hợp tác trong các hoạt động học tập...", ông Tài cho biết.
Theo ông Thái Văn Tài, khi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1-2 nói riêng trở lại trường sau một thời gian dài, chưa vội dạy kiến thức mới mà dành thời gian để giúp trẻ hình thành các kỹ năng, thói quen này. Đây cũng là quãng thời gian để trẻ thích nghi dần, không bị sốc vì thay đổi môi trường học tập.
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ. Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình trẻ em bị tai nạn đuối nước vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh... Tập huấn các kỹ...