Trẻ bị sốt có nên đưa đến bệnh viện không, bố mẹ sẽ không còn lúng túng khi nhận biết những điều này
Các mẹ cần biết trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều là nguy hiểm. Vậy khi trẻ bị sốt như thế nào cần lập tức đưa đi bệnh viện?
Sốt là một trong những triệu chứng thường thấy ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Có mẹ lo sợ không biết con mình sốt như thế phải chăng là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi?
Các mẹ cần biết trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm. Đôi khi đó là một dấu hiệu tốt, đó là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, là phản ứng tự vệ của hệ thống miễn dịch khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong ngày, tức hơi thấp vào buổi sáng và cao hơn vào chiều tối. Đối với trẻ, nhiệt độ cơ thể còn thay đổi khi chạy, nhảy, đùa nghịch, tập thể dục.
Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, trên 37,5 độ C khi đo ở nách.
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (Ảnh minh họa).
Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng. Ngược lại có trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ 39 độ C. Khi sốt> 41 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não.
Sốt thường đi kèm với một vài dấu hiệu khác nhưng có khi chỉ có sốt đơn thuần. Bố mẹ cần quan sát trạng thái và tinh thần của trẻ. Trẻ sốt 38 độ C – 40 độ C, tinh thần không tỉnh táo thì bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.
Cách xử trí tại nhà khi trẻ bị sốt
- Lau mát và uống thuốc hạ sốt.
- Uống thêm nước, đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì cần tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
- Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa.
Khi sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ có thể lau mát cho trẻ. Đây là cách rất hiệu quả nếu được làm đúng cách. Theo đó, thay vì dùng nước mát hay nước lạnh để lau, các mẹ nên dùng nước ấm.
Video đang HOT
Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ (Ảnh minh họa).
Lau mát bằng khăn
Cách làm: Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.
Tắm nước ấm giúp hạ nhiệt
Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5 – 7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng. Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện khác kèm theo hay không.
Bố mẹ có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, chơi ngoan, sắc da hồng hào, ăn uống bình thường, hết sốt trong vòng 2 ngày và không có dấu hiệu gì khác.
Trẻ sốt kèm các dấu hiệu như không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có máu… thì cần lập tức đưa đến bệnh viện (Ảnh minh họa).
Cách dùng thuốc hạ sốt
Khi trẻ sốt vừa hoặc sốt cao và khi lau mát không hiệu quả, bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc chứa paracetamol liều 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần. Cách nhau 4 – 6 giờ/ lần nếu còn sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.
Trẻ bị sốt, khi nào bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện?
- Trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có máu.
- Tinh thần không tỉnh táo.
- Sốt cao khó hạ.
- Sốt kéo dài trên 2 ngày.
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.
- Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào.
Bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện khám nên sau 24 tiếng, thứ nhất là tránh nhiễm bệnh chồng chéo, thứ hai là trẻ mới sốt đã lập tức đến kiểm tra máu, điều này sẽ khiến tế bào bạch cầu và hồng cầu chưa kịp phản ứng với bệnh. Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên các mẹ cần nhớ, cho trẻ uống thuốc tốt hơn tiêm thuốc, cho trẻ tiêm thuốc tốt hơn truyền dịch.
Theo Helino
Khi nào thì nên đi bệnh viện nếu trẻ sốt và 4 điều bố mẹ cần lưu ý?
Trẻ bị sốt là tình trạng không thể tránh khỏi trong quá trình chăm sóc con cái. Bố mẹ thường rất lo lắng khi con sốt. Tuy nhiên, ít ai biết khi nào mới cần đưa trẻ đến bệnh viện và biện pháp sơ cứu tại nhà ra sao? Bố mẹ hãy nắm vững 4 trọng điểm sau để xử lý kịp thời nhé.
Trọng điểm thứ nhất: Làm sao "giới định" thân nhiệt khi trẻ bị sốt?
Đầu tiên bạn cần hiểu, hiện tượng sốt cũng giống như ho ở con người, đó chỉ là một trong những triệu chứng bệnh chứ không phải là một loại bệnh cụ thể. Sốt có thể do một chứng viêm nào đó trong cơ thể con người gây ra.
Thân nhiệt bình thường của người trưởng thành thông thường được duy trì ở mức 9799 (36.137.2), trong khi đó ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cao hơn một chút, nằm ở khoảng 97.9100.4 (36.638), về mặt lâm sàng thường cho rằng khi thân nhiệt vượt quá 100.4 (38) thì thuộc về tình trạng bị sốt.
Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý, khi nhiệt độ cơ thể trẻ nằm ở mức quá cao, tức là từ 105.8F (41) trở lên sẽ dẫn đến đến nguy cơ rơi vào hôn mê.
Trọng điểm thứ hai: Làm sao để đo thân nhiệt của trẻ một cách chuẩn xác nhất?
Có khá nhiều cách để đo thân nhiệt cho trẻ và dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở vùng hậu môn là cách đơn giản và chính xác nhất đối với trẻ dưới 4 tuổi, đặc biệt cực kỳ hiệu quả ở trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ có thể đặt nhiệt kế ở giữa khe mông của trẻ, dùng tay bóp cho hai bên mông trẻ kẹp chặt vào nhiệt kế để đo thân nhiệt.
Còn đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dùng cách đo thân nhiệt bằng cách cho trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng là phù hợp nhất. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi khác hoặc khi trẻ quấy khóc không hợp tác thì bố mẹ có thể đo thân nhiệt cho trẻ bằng cách để nhiệt cho trẻ kẹp vào trong nách. Thông thường những cách này sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn khoảng 1 (0.5) so với đo thân nhiệt ở hậu môn.
Trọng điểm thứ ba: Lúc nào thì phải đưa trẻ đến bệnh viện?
Xử lý khi trẻ bị sốt còn đòi hỏi bạn phải dựa vào độ tuổi của trẻ. Thông thường trẻ dưới 3 tháng tuổi chỉ cần thân nhiệt lên cao từ 100.4 (38) trở lên thì bạn nên lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thì bố mẹ nên quan sát tình trạng khi sốt của trẻ. Ví dụ khi trẻ đã hạ sốt, tinh thần tỉnh táo, biết cười, chơi đùa và uống được nước hoặc muốn ăn, không khóc quấy v.v... thì bạn có thể tiếp tục chờ đến buổi tối và theo dõi thân nhiệt tiếp. Sang ngày hôm sau có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi đã được tiêm phòng đầy đủ và sức đề kháng tốt hơn thì khi trẻ bị sốt, bố mẹ cũng có thể quan sát tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có các triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy v.v... thì có thể đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, uống thuốc. Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và bạn có thể hạ sốt nhanh chóng, không tái lại thì không cần đến bác sĩ, chỉ cần theo dõi trẻ thêm vài ngày cho đến khỉ trẻ khỏe mạnh hẳn.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu tình trạng sốt của trẻ tái đi tái lại trong 5 ngày thì nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt nếu trẻ có thêm triệu chứng đau đầu dữ dội hay căng cứng cổ thì phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức, vì rất có thể trẻ có nguy cơ bị viêm màng não.
Trọng điểm thứ tư: Làm sao để giảm bớt khó chịu khi trẻ bị sốt?
Khi bị sốt, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu dù là sốt ở nhiệt độ nào. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý vài biện pháp sau đây để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Khi sốt, trẻ dễ bị mất nước, vì vậy bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước để điều tiết thân nhiệt tốt hơn, hỗ trợ quá trình hạ sốt cho trẻ.
- Hãy giảm các hoạt động không cần thiết khi trẻ bị sốt, dỗ dành trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Khi thân nhiệt của trẻ nằm dưới 101(38.3), bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc khăn lạnh giúp trẻ hạ sốt tạm thời. Nhưng nhớ vẫn phải theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nếu cần thiết.
- Ghi chép lại thân nhiệt của trẻ trong mỗi lần trẻ bị sốt cũng như suốt quá trình thân nhiệt trẻ thay đổi. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ thăm khám và điều trị.
Thiên Khuê
Theo Tri thức trẻ
Thực phẩm cần tránh khi cơ thể bị sốt Sốt thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Muốn mau chóng hồi phục sức khỏe, người bị sốt nên và không nên ăn những thực phẩm dưới đây. Cần có chế độ ăn uống hợp lý để sức khỏe nhanh hồi phục khi bị sốt - Ảnh: Internet Đồ chiên và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ Bạn hãy tránh xa các...