Trẻ bị chớp mắt, hắng giọng liên tục có thể bị rối loạn tic
Những cử động của trẻ xuất hiện một cách liên tục, không phù hợp với hoàn cảnh như chớp mắt, hắng giọng, chun mũi,… khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ càng trăn trở và bối rối hơn bao giờ hết khi trẻ được thăm khám và chẩn đoán rối loạn tic.
Ảnh minh họa
Rối loạn tic là gì?
Theo chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi – Đơn vị Tâm lý, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM), rối loạn tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện một cách bất thường và lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát.
Đây là rối loạn thường xuất hiện trước 18 tuổi, trong đó tuổi khởi phát trung bình từ 4 đến 6 tuổi với mức độ nghiêm trọng giảm dần ở tuổi vị thành niên, đa số giảm nhẹ khi trưởng thành. Theo một khảo sát ở Mỹ, tỷ lệ cá nhân được chẩn đoán rối loạn tic là 3/1.000 trường hợp.
Chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi cho biết, hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến rối loạn tic, nhưng một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sinh học và môi trường được ghi nhận như di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc, những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh, đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não,…
Video đang HOT
Cùng con “vượt khó”
Cá nhân có triệu chứng tic nhẹ đến trung bình thường không bị ảnh hưởng chức năng thường ngày, thậm chí ở một số cá nhân có mức độ tic nặng.
Tuy nhiên, rối loạn tic cũng mang những nguy cơ ảnh hưởng đến sinh hoạt và hình ảnh bản thân của trẻ dẫn đến việc bị cô lập, mâu thuẫn trong các mối quan hệ hoặc thậm chí bị bắt nạt.
Chính vì thế, sự thông hiểu và đồng hành của gia đình ngay lúc này góp phần quan trọng việc hỗ trợ trẻ ứng phó với những triệu chứng của rối loạn tic.
Đầu tiên, gia đình cần theo dõi về mức độ và tần suất xuất hiện tic theo thời gian của trẻ. Sau khi đã quan sát và nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo hoặc kích hoạt triệu chứng, ba mẹ cần giải thích về rối loạn tic một cách phù hợp với lứa tuổi cũng như mức độ nhận thức của trẻ, hướng dẫn trẻ tìm một chuyển động thích hợp thay thế vận động tic (ví dụ: hít thở theo nhịp, đếm từ 1 đến 10,…), luyện tập ứng phó với những yếu tố kích hoạt và thực hành thư giãn.
Các bước trên là một trong những ứng dụng của liệu pháp hành vi đảo ngược thói quen (Habit reversal therapy) – liệu pháp phổ biến trong việc ứng phó với rối loạn tic. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý rằng các triệu chứng tic thường gia tăng khi con gặp lo âu, phấn khích hay mệt mỏi.
Vì thế, việc tổ chức những hoạt động nhẹ nhàng, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ góp phần giảm nhẹ tác động của tic. Ngoài ra, việc động viên khen thưởng khi trẻ có cố gắng kiểm soát tic cũng góp phần gia tăng hành vi tích cực của trẻ.
Trong sinh hoạt thường ngày, gia đình cần tránh chú ý đến tic, không phê phán trẻ và đảm bảo sự hỗ trợ, trấn an cần thiết khi triệu chứng tic ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như sự tự tin của trẻ.
Bên cạnh đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh cần đưa con đến các chuyên khoa để khám và thực hiện các xét nghiệm cũng như tư vấn các hướng điều trị can thiệp phù hợp với từng trường hợp.
Mổ tim giấu sẹo
Thay vì đường mổ kinh điển, chẻ xương ức để phẫu thuật thông liên thất tim cho trẻ, các bác sĩ mổ từ hố nách để trẻ bớt đau, ít sang chấn, mau lành.
Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Kinh Bang, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết sinh ra một em bé mang dị tật tim bẩm sinh là điều không ai mong muốn. Phụ huynh lo lắng, hoang mang nếu chưa biết hoặc không tìm được thông tin chính xác về bệnh lý cũng như phương pháp điều trị tối ưu cho trẻ.
Mô phỏng dị tật tim bẩm sinh thông liên thất. Ảnh: Leeds Congenital Heart.
Thông liên thất là một dị tật bẩm sinh ở tim thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 20% các dị tật tim bẩm sinh. Sự khiếm khuyết hay bất thường trong quá trình hình thành vách ngăn phân chia hai tâm thất, trong thời kỳ phôi thai đã tạo nên một hay nhiều lỗ thông trên vách liên thất ở nhiều vị trí khác nhau. Sự thông thương giữa hai tâm thất làm cho một lượng máu lớn từ thất trái đi qua lỗ thông và đi lên phổi.
Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trên tim, phổi và tổng trạng chung của cơ thể như suy tim, hở van tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh lý mạch máu phổi, suy dinh dưỡng...
Tùy theo mức độ ảnh hưởng của luồng thông, chỉ định đóng lỗ thông liên thất cần được thực hiện sớm hay muộn và bằng những phương pháp khác nhau. Với những lỗ thông không ảnh hưởng đến chức năng tim phổi có thể theo dõi quá trình tự đóng không cần can thiệp. Còn những lỗ thông có luồng thông lưu lượng lớn, hoặc ở những vị trí có thể ảnh hưởng đến van động mạch chủ thì cần phải được đóng càng sớm càng tốt, thậm chí ở giai đoạn sơ sinh, bác sĩ Bang cho biết.
Theo bác sĩ, hiện nay đóng thông liên thất có ba cách tiếp cận chính. Bao gồm, thông tim đóng bằng dụng cụ được chỉ định cho những trường hợp có cân nặng lớn, lỗ thông kích thước vừa và nhỏ, và ở những vị trí phù hợp.
Thứ hai là phẫu thuật đóng thông liên thất kinh điển qua đường giữa ngực mở xương ức. Đường mổ này có nhược điểm là sau mổ bé sẽ đau nhiều, thời gian thở máy và hồi sức kéo dài, không thẩm mỹ và có thể để lại những di chứng ảnh hưởng đến tâm lý. Trẻ sẽ có một vết sẹo ở giữa ngực, nếu không may cơ địa sẹo lồi hoặc vết mổ bị nhiễm trùng thì vết sẹo càng xấu hơn. Xương ức sau mổ phải cố định lại bằng chỉ thép. Sự lành xương có thể không hoàn chỉnh dẫn đến những biến dạng của lồng ngực như ngực lõm xuống hoặc lồi ra như ngực gà.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hay phẫu thuật ít xâm lấn để đóng thông liên thất là kỹ thuật mới nhất. Đường mổ ngắn trong hố nách không cần chẻ đôi xương ức, hạn chế tối đa sang chấn cho trẻ. Phương pháp này mang lại lợi ích rất lớn cho bệnh nhi, như sau mổ ít đau hơn, thời gian thở máy thời gian hồi sức ngắn hơn, hồi phục nhanh hơn, ít biến chứng và đặc biệt thẩm mỹ hơn rất nhiều so với phương pháp mổ bằng đường giữa mở xương ức.
Vết sẹo lồi ở trẻ mổ tim kiểu chẻ xương ức kinh điển (bên trái) và mổ ít xâm lấn qua đường nách (bên phải). Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh nhân thông liên thất không phải chịu một vết mổ phanh xương ức dài trước ngực nữa. Phẫu thuật tim ít xâm lấn là bước tiến ngoạn mục của khoa Ngoại Lồng ngực Tim mạch nói riêng và của bệnh viện nói chung, bác sĩ Bang chia sẻ.
"Với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các bé không may mắc bệnh tim bẩm sinh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mở rộng chỉ định phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu cho nhiều loại tim bẩm sinh phức tạp hơn. Đây cũng là xu hướng mới trong chuyên ngành phẫu thuật tim trên thế giới hiện nay", bác sĩ Bang nói.
Ngày nào con cũng uống sữa nhưng vẫn thấp còi, đây mới là nguyên nhân Dù mỗi ngày con uống cả lít sữa giàu canxi nhưng khi so sánh chiều cao của bé với các bạn cùng lứa tuổi, người mẹ thấy con vẫn không cao. Bác sĩ chỉ ra sự thật trật lất về sữa. Uống sữa nhiều vẫn thấp còi Chị Đỗ Thị Hà 34 tuổi, Thái Bình cho biết con gái chị uống sữa rất...