Trẻ bị ba cô giáo mầm non trói chân tay, nhét khăn vào miệng
Một nhóm giáo viên đã trói chân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học. Bố mẹ bé biết sự việc qua camera theo dõi tại trường.
Trên Facebook, chị Đinh Hằng chia sẻ thông tin về việc con trai chị bị nhóm giáo viên điểm trông giữ trẻ Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) bạo hành, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cô giáo mầm non liên tiếp đánh trẻ bằng thìa
Chị Hằng cho biết, 30/9 là ngày đầu tiên con trai đi học. Khi về nhà, con khóc rất nhiều, không cho lau mặt, không chịu tắm, quấy cả đêm. Người mẹ phát hiện vết thâm tím ở bả vai của con.
Ngày tiếp theo đi học về, con chị Hằng lại khóc, bật dậy mỗi đêm và hét lớn. Vợ chồng chị nghĩ con mới đi học, chưa quen với trường mới.
Người nhận là mẹ be mâm non trong clip ăn rác lên tiêng Chưa hêt bưc xuc vi viêc xay ra vơi con trai, chi Nga tiêp tuc bất ngờ khi con ruôt minh bông nhiên được cho là con cua cô giao trong trương.
Video đang HOT
Đến ngày 3/10, chân của cháu bé có 5 vết bầm tím. Ngày 5/10, người mẹ mở camera theo dõi thấy con bị cô giáo Linh véo tai vì không chịu ăn. Cô Hà kéo con vào góc lấy thìa inox đánh liên tục vào hai tay, hai má con.
Hình ảnh được gia đình em bé chụp lại khi cô giáo đang trói chân trẻ.
Chị Hằng liền gọi điện cho chồng đến trường ngay lúc đó, thấy cảnh con đang bị đè xuống sàn nhà, tay, chân bị trói. Lúc ấy, cô Anh nhét khăn vào miệng con, hai cô giáo khác đang giữ đứa trẻ.
Người mẹ hét lên đau đớn, ôm con xuống sân. Bé khóc to, ôm chặt lấy mẹ. Người bé có nhiều vết thâm tím.
Chị Hằng cho biết, chồng chị đã chụp lại cảnh con bị buộc chân tay và video 3 cô giáo nhận lỗi đánh con.
Trao đổi với Zing.vn, sáng nay, 6/10, anh Thương (27 tuổi, bố cháu bé) cho biết, đang làm việc với công an phường Nam Lý về vụ việc.
Trước đó, bà Trần Thị Sáu – Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới cho biết, đã cử cán bộ thanh tra về cơ sở nắm tình hình, đồng thời báo cáo sự việc cụ thể về việc giáo viên bạo hành trẻ em. Phía nhà trường cũng đã làm với những cô giáo liên quan vụ việc.
Cũng theo thông tin từ Phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới, Sơn Ca là cơ sở không được cấp phép hoạt động. Khoảng 1 năm trước, chủ cở sở này nộp tờ trình về Phòng xin cấp phép nhưng khi thẩm định, do không đủ điều kiện thành lập trường nên đã bị trả hồ sơ.
Theo Zing
Trường học quá tải do di dân
Nỗ lực đầu tư thêm nhiều phòng học để giảm thiểu tình trạng quá tải, nhưng nhiều năm nay, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) vẫn đau đầu vì số lượng học sinh mỗi năm đều tăng do di dân.
Ông Lê Tấn Nghĩa, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu, cho biết: "Năm học này toàn quận tăng thêm gần 600 học sinh lớp 1, và chắc chắn trong những năm tới con số này sẽ tăng cao hơn nữa do quá trình di dân".
Theo ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận, mấy năm trước, hai khu chung cư ở quận Thanh Khê chuyển về quận Liên Chiểu khiến học sinh tiểu học trên địa bàn tăng lên, rõ rệt nhất là trường Tiểu học Trưng Nữ Vương rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng.
Năm nay, quận Liên Chiểu xây thêm 3 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Phan Phu Tiên và Trưng Nữ Vương với 32 phòng học. Cuối học kì I năm học 2015-2016, cơ sở 2 của trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên cũng sẽ đi vào hoạt động với 17 phòng học để giải quyết tình trạng thiếu phòng học.
Ngoài ra, để đón đầu việc giảm thiểu quá tải cho các trường trong những năm tới, quận đã trình UBND thành phố, Sở KH&ĐT phê duyệt chủ trương xây thêm 7 công trình phát sinh phòng học. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Chương, Phó Chủ tịch UBND quận, đây cũng chỉ là sự dự tính tạm thời, chứ không thể chắc chắn giải quyết được tình trạng quá tải nếu tình trạng di dân ồ ạt vẫn cứ diễn ra.
"Nhiều dự án đầu tư trên địa bàn quận không tính toán đến xây dựng trường lớp, trong khi dân cư về sống trong các khu đô thị mới này rất đông. Vì vậy, thành phố phải có chỉ đạo các dự án khi trình kế hoạch xây dựng cần có phương án bố trí đất phù hợp để xây dựng các công trình trường học", ông nói.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cũng đề nghị quận Liên Chiểu phải xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển trường lớp cụ thể, trong đó đặc biệt chú ý về tình trạng di dân, tăng dân số cơ học, phải lường trước sự tăng dân số để tránh tình trạng quá tải cho các trường học.
Theo Thanh Trần/Tiền Phong
Có một nơi mang tên 'Lớp học bà Sáu' Biết hoàn cảnh mấy đứa nhỏ khó khăn, cha mẹ đi tù, cô đã mở lớp dạy cho các em biết con chữ, biết nhân nghĩa ở đời. Nhà của cô giáo đã nghỉ hưu Trần Thị Hằng được người dân ở xã Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP HCM gọi là lớp học bà Sáu. Ở tuổi 64, cô giáo Hằng (tức...