Trẻ béo phì có nguy cơ gì và các biện pháp khắc phục thừa cân
Hiện nay, số lượng trẻ béo phì ngày càng gia tăng nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thực trạng này vô cùng đáng báo động vì khi bị béo phì, bé sẽ gặp phải rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Khi phát hiện ra trẻ béo phì, cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục để tránh những hệ lụy xấu cho bé về sau này. Điều này là cần thiết để khi lớn lên, con sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh.
1. Trẻ em như thế nào được gọi là trẻ béo phì?
Để có thể biết trẻ có béo phì hay không, cha mẹ có thể dùng phương pháp đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định:
BMI=Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Đây là công thức áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên:
- Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi chỉ số BMI 2 và béo phì khi 3.
- Trẻ 5-18 tuổi: thừa cân khi chỉ số BMI 1 và béo phì khi 2.
Việc tính chỉ số BMI có thể xác định được trẻ có bị béo phì hay không.
2. Nguyên nhân trẻ bị béo phì
Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần nguyên nhân trẻ bị béo phì là do nguyên phát (chiếm 90%). Còn lại một số ít là do nguyên nhân thứ phát (chiếm 10%). Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Do nạp vào cơ thể quá nhiều calo: do mức calo nạp vào cơ thể vượt quá nhiều so với lượng calo cơ thể cần để sử dụng.
- Do di truyền từ bố mẹ: Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.
- Do tình trạng ít vận động: Lượng calo nạp vào cơ thể nhiều nhưng ít vận động, thời gian dành cho xem tivi, máy tính, điện thoại nhiều.
- Nguyên nhân hiếm gặp: số ít trường hợp trẻ bị béo phì là do một số vấn đề liên quan đến hormone hoặc các loại bệnh lý.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến béo phì ở trẻ là mất cân bằng năng lượng giữa mức calo nạp vào cơ thể và lượng calo cơ thể sử dụng.
Video đang HOT
3. Trẻ béo phì có nguy cơ gì?
Ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình, bệnh béo phì còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ, có thể kể đến như:
- Các bệnh về tim mạch: Béo phì làm cho trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh về tim khi lớn lên như cao huyết áp, xơ vữa động mạnh…Tim bị các lớp mỡ thừa bao lấy dẫn đến hẹp mạch vành. Từ đó, việc lưu thông máu đến tim trở nên khó khăn hơn, gây ra các bệnh lý về tim mạch.
- Các bệnh về nội tiết – chuyển hóa: trẻ béo phì rất dễ bị mắc các bệnh như kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu…Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố gây dậy thì sớm ở bé gái. Nó sẽ làm cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ khi trưởng thành, xuất hiện ham muốn tình dục trước tuổi hoặc hội chứng buồng trứng đa nang…
- Các bệnh về hô hấp: Trẻ béo phì có thể sẽ cảm thấy khó thở do các lớp mỡ thừa chèn ép, thậm chí là làm tắc nghẽn đường thở. Vậy nên lúc ngủ trẻ rất dễ bị ngưng thở hoặc mắc hội chứng giảm thông khí.
- Các bệnh đường tiêu hóa: tích tụ quá nhiều mỡ thừa sẽ sinh ra bệnh trĩ, gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật, ung thư đại tràng….
- Các bệnh về xương: hệ xương của bé béo phì sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể. Hệ lụy của điều này là dẫn đến việc trẻ có thể bị thoái hóa, đau nhức xương khớp, loãng xương…
- Các vấn đề về da: đen da, rạn da…
- Tăng áp lực nội sọ vô căn: đây còn được gọi là hội chứng “giả u não”. Bé dễ bị đau đầu và ảnh hưởng xấu tới thị lực.
- Các vấn đề về tâm lý: vì ngoại hình khác biệt nên trẻ rất dễ bị các bạn phân biệt đối xử. Từ đó bé có thể cảm thấy buồn bã, u uất, trầm cảm, học lực giảm sút. Bước vào giai đoạn trưởng thành, trẻ có thể mắc chứng rối loạn ăn uống.
Ngoài việc có nguy cơ cao mắc một số bệnh, trẻ béo phì còn sẽ bị ảnh hưởng tới tâm lý.
4. Biện pháp khắc phục trẻ thừa cân béo phì
Để khắc phục tình trạng béo phì cho bé thì cần có các biện pháp kết hợp giữa chế độ ăn và vận động:
Chế độ ăn cho trẻ béo phì
Đối với trẻ béo phì, chế độ dinh dưỡng hàng ngày phải được duy trì cân bằng và hợp lý:
- Tăng cường ăn cá, hải sản và rau, ngũ cốc thô.
- Bé không nên ăn những thực phẩm giàu chất béo, đồ chứa nhiều đường, các loại nước ngọt.
- Rèn cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, không được bỏ bữa và tránh ăn sau giờ tối.
- Ăn nhiều vào bữa sáng, giảm vào bữa trưa và bữa tối ăn nên ăn ít.
- Bé chỉ nên uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và nhiều canxi.
- Tránh cho trẻ ăn các món rán, xào và ưu tiên các món luộc, hấp và kho.
- Không cho con ăn những đồ ăn giàu năng lượng như: xúc xích, pizza, hamburger, kem, mì tôm, gà tẩm bột….
Cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn các loại rau xanh.
Khuyến khích trẻ vận động
- Tận dụng cơ hội để giúp trẻ tăng cường vận động nhiều hơn như: đi bộ đến trường, leo cầu thang….
- Để trẻ tham gia chơi một số môn thể thao như: chạy, đá bóng, đạp xe, bơi lội. Phụ huynh hãy tập luyện cùng với con để tạo sự hứng khởi, giúp bé vui vẻ hơn.
- Chỉ giới hạn cho bé xem ti vi, video và trò chơi điện tử ít hơn 2 tiếng một ngày. Vào thời gian rảnh của con, hãy khích lệ bé chạy nhảy, vui đùa nhiều hơn.
- Bảo trẻ làm một số công việc nhà đơn giản để giúp đỡ bố mẹ: dọn đồ chơi, gấp quần áo, dọn dẹp nhà cửa.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Làm gì để giảm nguy cơ béo phì ở trẻ?
Các bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở trẻ và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiếp theo trong tương lai.
Béo phì ở trẻ em đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với người trưởng thành.
Béo phì ở trẻ em có nguy cơ phát triển các rủi ro sức khỏe khác nhau theo thời gian như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư...
Béo phì gây nguy hại cho sức khoẻ của trẻ em (Ảnh minh họa: timesnownews).
Béo phì ở trẻ em là gì?
Một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ em, béo phì ở trẻ em không giống như thừa cân. Nếu chỉ số BMI của trẻ (chỉ số khối cơ thể) cao hơn 95% so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính của chúng, thì đứa trẻ đó được coi là béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì.
Béo phì ở trẻ em sẽ mở đường cho tình trạng sức khỏe kém đi, từ đó trẻ có thể gặp những rắc rối về sức khỏe suốt đời.
Thêm vào đó, béo phì trong thời thơ ấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ mà còn cả sức khỏe tinh thần của chúng, khiến chúng dễ bị trầm cảm và thiếu tự tin.
Lịch sử gia đình, các yếu tố tâm lý và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong bệnh béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, chế độ ăn uống kém và thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.
Bỏ bê và thiếu hướng dẫn của cha mẹ về chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất của trẻ khiến trẻ tăng cân quá mức. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống và các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ngoài những điều đã nói ở trên, các bà mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở trẻ em và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiếp theo trong tương lai.
Các bà mẹ có thể cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, các bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
Nghiên cứu đã khẳng định rằng một số thói quen được các bà mẹ áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ.
Nghiên cứu khẳng định rằng các bà mẹ có thể giảm nguy cơ bé phì ở trẻ bằng cách tuân theo 5 thói quen lành mạnh như: tập thể dục thường xuyên, ăn kiêng lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể, uống rượu ở mức độ vừa phải và không hút thuốc.
Khi cả trẻ và mẹ đều có những thói quen tốt này, nguy cơ béo phì thấp hơn 82% so với những trẻ khác.
Lối sống lành mạnh trước, trong khi mang thai và sau khi sinh
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống lành mạnh tổng thể trước khi mang thai, đó là, nếu phụ nữ dự định có thai, cô ấy nên áp dụng thói quen lành mạnh ít nhất hai năm trước vì đây là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa béo phì trong lần tiếp theo.
Nghiên cứu cũng cho thấy, lối sống của người mẹ trong thời thơ ấu cũng rất quan trọng và cho thấy tiềm năng trong việc tác động đến nguy cơ béo phì của trẻ.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Thể dục chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, người béo phì, ít vận động hoặc người làm công việc phải đứng nhiều... Đây là bệnh cần được điều trị sớm để tránh biến chứng. Giãn tĩnh mạch chân là gì? Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh...