Trẻ 22 tháng tuổ.i thủng ruột do nuốt hạt táo đỏ
Các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới phẫu thuật cấp cứu bệnh nhi 22 tháng tuổ.i bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt hạt táo đỏ.
Các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật cấp cứu bệnh nhi 22 tháng tuổ.i bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt hạt táo đỏ.
Bệnh nhi V.T T ở TP Cẩm Phả được gia đình đưa đến Bệnh viện trong tình trạng li bì sốt cao 40 độ C kèm theo nôn liên tục sau ăn từ 2 ngày trước đó, dịch nôn đen bẩn, mệt mỏi, lờ đờ, bụng chướng, không uống được thuốc…
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, trẻ bị phù nề thành ruột non, nhu động ruột giảm, quai ruột non giãn nhẹ, thành dày 4mm, có dịch vùng hố chậu và giữa các quai ruột. Trong lòng quai ruột non đoạn hồi tràng nghi có cấu trúc dị vật dài khoảng 28mm, có hình ảnh mức hơi nước khắp ổ bụng… Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và xác định trẻ bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, thủng ruột, viêm phúc mạc ổ bụng do dị vật gây ra. Bệnh nhi được hồi sức chống sốc và chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Video đang HOT
Quá trình phẫu thuật cấp cứu, bác sĩ ghi nhận, khắp ổ bụng bệnh nhi chứa đầy dịch mủ, kèm dịch thức ăn, ở phần ruột non cách góc hồi manh tràng 30cm có đầu nhọn của hạt táo đỏ xuyên qua. Các bác sĩ đã nhanh chóng khâu phần ruột non bị thủng, hút rửa làm sạch ổ bụng và đặt dẫn lưu.
Sau phẫu thuật, trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện để chống sốc, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, thở máy, an thần. Đến nay, sức khỏe của trẻ đã ổn định và xuất viện.
Bác sĩ CKII Trịnh Trương Tuyên, Trưởng khoa Ngoại – Chuyên khoa (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) khuyến cáo: khi thấy trẻ có hiện tượng đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ trường hợp đau bụng, nôn, sốt, mệt mỏi bất thường nên đưa đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cũng theo bác sĩ, hiện nay trên thị trường có loại táo đỏ tươi được người dân rất ưa chuộng sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, hạt của quả táo đỏ tươi lại có đầu rất sắc nhọn, nếu nuốt phải khi qua đường tiêu hóa sẽ rất nguy hiểm vì dễ dàng làm thủng đường tiêu hóa, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nên người dân, đặc biệt trẻ nhỏ cần chú ý khi sử dụng, tránh nuốt phải hạt.
Lỡ nuốt hạt táo đỏ khi ăn yến, cụ bà bị thủng ruột non
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện E vừa tiếp nữ bệnh nhân (65 tuổ.i, ở Bắc Giang) bị thủng ruột non do nuốt phải hạt táo đỏ khi ăn yến.
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp, khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn, đau tăng nhiều vùng thượng vị, bụng chướng, bí trung đại tiện, kèm sốt... Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy hình ảnh dị vật.
Bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật và hình ảnh dị vật là hạt táo đỏ gây thủng ruột non của bệnh nhân. (Ảnh: BVCC).
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn cấp cứu liên chuyên khoa và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật cho người bệnh. Tuy nhiên, cái khó của ca bệnh này là do người bệnh có tiề.n sử mổ van hai lá sinh học, tạo hình van ba lá và đang sử dụng thuố.c chống đông má.u, nên khi tiến hành phẫu thuật cần đặc biệt lưu ý đến sự rối loạn đông má.u của người bệnh. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa đã hội chẩn với Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E để nhanh chóng đưa ra phương án điều trị cho người bệnh. Ca phẫu thuật cho người bệnh được các bác sĩ "cân đo, đong đếm" cẩn thận nhằm hạn chế tối đa rủi ro, biến chứng trong và sau mổ cho người bệnh...
BS Nguyễn Khắc Điệp cho biết, khi phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi vị trí tổn thương, các bác sĩ phát hiện dị vật đó là hạt táo đỏ cứng sắc nhọn hai đầu, dài 2cm đâ.m thủn.g thành của quai ruột non, gây tổn thương ruột. "Trước đó, khoa Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện E đã phẫu thuật cấp cứu cho nhiều trường hợp nuốt dị vật tương tự như hóc xương cá, xương gà, vỏ thuố.c, tăm... Tuy nhiên, nuốt phải hạt táo đỏ, như trường hợp người bệnh này là lần đầu gặp phải", BS Điệp cho biết thêm.
Sau phẫu thuật, nghe các bác sĩ thông báo về dị vật đâ.m thủn.g ruột, bệnh nhân vô cùng ngạc nhiên. Bởi, trước đó bà có ăn phần táo đỏ trong món yến chưng, có thể do nhai không kĩ, nên đã nuốt khối thức ăn có dị vật bên trong không biết.
Theo các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa, tình trạng người bệnh bị các dị vật đâ.m thủn.g dạ dày, ruột non không phải là tình trạng hiếm gặp. Như trường hợp người bệnh này, hạt táo đỏ có hai đầu rất sắc nhọn, rất nguy hiểm khi đi vào ống tiêu hóa. Đầu tiên có thể chỉ là mắc ở cổ họng, sau có thể b.ị đâ.m thủng thành cơ quan tiêu hóa như trường hợp nêu trên, nếu không kịp phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
BS Điệp khuyến cáo, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, phản xạ nhai nuốt kém hơn cần đặc biệt cẩn trọng khi ăn uống, nhất là với thực phẩm động vật có xương nhỏ như gà, cá.... Mọi người cần nhai kỹ, chậm rãi, không nên chủ quan với các xương dù nhỏ. Khi thấy đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ cơn đau bụng bất thường nào, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nam thanh niên 25 tuổ.i cấp cứu trong tình trạng '9 phần t.ử von.g' Nam bệnh nhân trẻ vào cấp cứu với tình trạng thập tử nhất sinh do sốc nhiễm khuẩn, rò tá tràng liên tục, áp-xe nhiều nơi. Anh T.N.K. (25 tuổ.i, trú tại Vĩnh Phúc) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch phải an thần, thở máy do rò tá tràng,...