Trẻ 12 tuổ.i mắc ung thư tuyến giáp
Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổ.i mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ hai bên. Ảnh: BVCC
Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổ.i nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhi Cao V.K.H. (12 tuổ.i, ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều hạch cổ phải, di động được, không nuốt nghẹn, không gầy sút cân, không run tay chân. Bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ hai bên.
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm thể nhú, thể nang, hỗn hợp nhú và nang chiếm 80%; 20% còn lại là ung thư tuyến giáp không biệt hóa bao gồm thể tủy, thể thoái biến, ung thư tổ chức liên kết, lymphoma… Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70 – 80% trong tổng số các trường hợp. Thể này tiến triển chậm và có thể di căn hạch cổ, hoặc có thể lan tới phổi và xương.
Bác sĩ CKI Doãn Chiến Thắng, Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, ung thư tuyến giáp thường gặp sau tuổ.i 30. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, ung thư tuyến giáp đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân dưới 20 tuổ.i, cá biệt có trường hợp mới 12 – 13 tuổ.i.
Video đang HOT
Ung thư tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92 – 95%) và chiếm 3,6% bệnh ung thư nói chung. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc dấu hiệu đặc biệt, xét nghiệm hormone tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân tự phát hiện do sờ hoặc thấy khối u vùng cổ, hoặc qua siêu âm tuyến giáp khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Giai đoạn muộn hoặc khối u xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Chèn ép, xâm lấn dây thần kinh quặt ngược gây nói khàn, chèn ép thực quản gây khó nuốt, khó thở do u xâm lấn vào khí quản…
TP.HCM nâng cao năng lực điều trị ung thư từ tuyến y tế cơ sở
Theo Sở Y tế TP.HCM, chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại tuyến y tế cơ sở là phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư toàn diện.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị ung thư hạ hầu.
Bệnh nhân là NMT (sinh năm 1974, ngụ Long An) nhập viện vì nuốt nghẹn, được chẩn đoán ung thư hạ hầu đã di căn xa đến khẩu hầu, lan xuống dưới đến thực quản cổ, ra phía trước đến khí quản - sụn giáp, di căn hạch cổ 2 bên.
Bệnh nhân ở tỉnh đến TP.HCM khám ung thư tăng mạnh
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn hầu - thực quản cổ - thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên. Sau đó, bác sĩ phối hợp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch má.u đôi cho bệnh nhân.
1 bệnh nhân ung thư hạ hầu được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: BVCC
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát, tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng mỗi ngày. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân có thể uống nước.
TS-BS Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ước tính năm 2024, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 880 ngàn lượt bệnh nhân đến khám. Số ca mắc mới ung thư trong năm 2024 là hơn 41.700 ca, trong đó ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao nhất (23,6%).
Kể từ khi tiếp nhận cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vào năm 2020, bệnh viện đã có cơ sở mới, khang trang với diện tích lớn hơn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Số lượng bệnh nhân đến khám tại cơ sở 2 đã tăng lên đáng kể. Hiện bệnh viện tiếp nhận từ 4.000-4.900 bệnh nhân/ngày, trong đó khoảng 1.000 bệnh nhân yêu cầu các chuyên khoa như xạ trị và điều trị nội khoa.
"Đáng chú ý, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh, TP khác như Bình Phước, Đắk Lắk, Khánh Hòa... đến khám đã tăng mạnh. Trước đây khoảng 75% bệnh nhân là từ các tỉnh, nay lên đến 80-81%" - bác sĩ Tuấn nói.
Nâng cao năng lực điều trị ung thư ở tuyến dưới
Trước tình hình quá tải, TP.HCM đã và đang nỗ lực tăng cường nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, đẩy nhanh thủ tục hành chính... nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Tuy nhiên, do số lượng người đến khám quá lớn nên vẫn có tình trạng phải xếp hàng chờ.
Mỗi ngày Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận gần 5.000 lượt khám. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Ông Tuấn cho biết thêm, TP.HCM đang phối hợp các bệnh viện ung bướu tại các tỉnh để tăng cường năng lực điều trị ung thư, giảm tải cho các cơ sở y tế tại TP. Mục tiêu không chỉ giảm bớt áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối mà còn nâng cao chất lượng điều trị ung thư ở các bệnh viện tuyến dưới, giúp người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe gần hơn.
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định ung thư là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống y tế toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Tỉ lệ mắc mới ung thư vẫn có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi không chỉ tập trung vào điều trị mà còn phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh.
Bác sĩ Dũng cho biết các bệnh viện tuyến tỉnh như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện Vĩnh Long, Bệnh viện Khánh Hòa cũng đang được nâng cấp để trở thành các trung tâm điều trị ung thư quan trọng, góp phần chia sẻ gánh nặng với các cơ sở điều trị tại TP.HCM.
Theo đó, vào tháng 6-2024, Hội nghị đồng thuận về kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới phòng chống ung thư vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra thành công, thống nhất xây dựng "Mạng lưới phòng, chống ung thư vùng" kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành Đông Nam bộ, bao gồm 3 cấp độ chăm sóc: ban đầu, cơ bản và chuyên sâu.
Với kế hoạch phòng chống ung thư trong đề án liên kết vùng, ông Dũng cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa TP.HCM và các địa phương trong chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ y tế và hỗ trợ nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị ung thư cho các cơ sở y tế tuyến dưới. Điều này sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối và nâng cao chất lượng điều trị ngay tại các tỉnh, thành trong khu vực.
Cạnh đó, việc chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại y tế cơ sở là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ung thư toàn diện, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Khi triển khai sẽ phát huy nguồn lực sẵn có của từng địa phương, đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ Y tế, giúp nâng cao chất lượng điều trị và giảm tỉ lệ t.ử von.g do ung thư.
"Tôi tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh, thành, Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện và các chuyên gia y tế, đề án sẽ đạt được kết quả tích cực, đóng góp vào công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực" - bác sĩ Dũng chia sẻ.
Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ t.ử von.g rất cao vì phần lớn những ca bệnh khi đến khám ung thư đã tiến vào giai đoạn cuối. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ là rất quan trọng để giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng chữa khỏi cho người...