Trầy trật xây mới trường học
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các quận, huyện và TP Thủ Đức (TPHCM) xác định, xây dựng mới trường, lớp là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Song, nhiều địa phương lo lắng khó đạt chỉ tiêu đề ra trước áp lực tăng dân số cơ học và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, mặt bằng.
Quận 3 khánh thành, đưa vào sử dụng Trường Mầm non quận 3. Ảnh: VIỆT DŨNG
Hào hứng vì trường mới
Đến ngôi trường mới vào đầu năm học, học sinh Trường THCS Tô Ngọc Vân (quận 12) tíu tít khen đẹp. “Trường rộng và đẹp quá mẹ ơi. Con thấy thứ gì cũng mới tinh”, em Nguyễn Văn Dũng (lớp 6) hào hứng. Cùng tâm trạng, em Nguyễn Ngọc Tuyết, học sinh lớp 6 Trường THCS Tô Ngọc Vân (phường Thạnh Xuân, quận 12) cho biết, rất thích thú với từng góc trường, từng khoảnh sân trường vì đều tinh tươm, sạch đẹp. Chị Lê Thị Minh (mẹ em Tuyết) kể, ngày nào đi học về, em cũng khen trường rộng rãi, thoáng mát. “Ngày trước, con bé học ở trường cũ kỹ do xây dựng từ lâu, nay được bước vào ngôi trường to và đẹp như vậy nên hào hứng lắm. Thấy con phấn khởi đi học mỗi ngày nên phụ huynh chúng tôi cũng mừng”, chị Minh chia sẻ.
Năm học 2022-2023, quận 12 có 3 ngôi trường được khánh thành và đưa vào sử dụng. Trong đó có Trường THCS Tô Ngọc Vân với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết chỗ học, tổ chức giáo dục theo hướng đạt chuẩn cho khoảng 1.800 học sinh THCS ở phường Thạnh Xuân và các phường lân cận. “Đây là công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2020-2025″, Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức phát biểu.
Tại quận 3, Trường Mầm non quận 3 cũng vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng mong mỏi của người dân trên địa bàn. Theo Phó Chủ tịch UBND quận 3 Vũ Thị Mỹ Ngọc, những năm qua, quận không ngừng đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đồng thời, tăng cường thêm điều kiện về cơ sở vật chất, giảm gánh nặng về sĩ số học sinh cho các trường trên địa bàn quận. Việc đưa vào sử dụng Trường Mầm non quận 3 đã góp phần hoàn thành Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận 3 nhiệm kỳ 2020-2025.
Có thể thấy rõ nỗ lực của các địa phương trong thực hiện xây trường, mở lớp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhất là địa phương có đông dân nhập cư, trường lớp xây mới vẫn chưa đáp ứng kịp so với số lượng học sinh tăng nhanh mỗi năm. Đơn cử, năm học vừa qua, số lượng học sinh ở quận Bình Tân tăng rất cao. Cụ thể, toàn quận có khoảng 122.000 học sinh, tăng hơn 9.400 em so với năm học trước, trong đó, mầm non tăng hơn 7.000 em. Toàn quận hiện nay có 62 trường từ bậc mầm non đến THCS, nhưng riêng phường Bình Hưng Hòa A hiện dân số trên 120.000 mà chỉ có duy nhất 1 trường THCS và 3 trường tiểu học. Ở phường này cũng không có thêm trường nào ngoài công lập. Một số học sinh bậc THCS của phường phải sang phường lân cận học. Việc này cũng được UBND quận Bình Tân chỉ đạo các trường trong tuyển sinh không cứng nhắc theo địa giới hành chính để đảm bảo mọi học sinh đều được đến trường.
Video đang HOT
Xây trường gặp khó
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thủ Đức nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 15 công trình trọng điểm sẽ hoàn thành trong năm 2021, trong đó có 5 công trình xây dựng và xây dựng mới trường học. TP Thủ Đức cũng đề ra 16 công trình, dự án trọng điểm sẽ được khởi công trong năm 2021, trong đó có 9 dự án trường học được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới. Dù vậy, trong năm 2020-2021, trên địa bàn mới có 4 trường học (1 trường tiểu học, 3 trường mầm non) được khởi công và đang trong giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị đưa vào hoạt động. Từ đầu năm 2022 đến nay, TP Thủ Đức cũng được ghi vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với 9 dự án, nhưng hiện vẫn chưa khởi công thêm dự án trường học nào.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các quận: Quận Gò Vấp đề ra chỉ tiêu xây dựng mới 300 phòng học; quận Bình Tân xây dựng mới 700-1.000 phòng học… Đến nay, đã qua gần nửa nhiệm kỳ, song nhiều địa phương vẫn khó khăn trong việc xây dựng trường, lớp như chỉ tiêu đã đề ra.
Tương tự, tại quận 12 có tốc độ phát triển dân số rất nhanh, số học sinh cũng tăng nhanh theo từng năm. Chủ tịch UBND quận 12 Nguyễn Văn Đức cho biết, yêu cầu đòi hỏi xây dựng, phát triển trường học trên địa bàn là rất lớn. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Trong đó, 80% học sinh tiểu học, 60% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày. Dù vậy, để thực hiện được dự án và đưa vào sử dụng một công trình trường học là vô cùng khó khăn, từ việc lập duyệt dự án, bồi thường giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư xây dựng.
Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt cũng nhìn nhận, quận gặp khó khăn từ thiếu nguồn kinh phí, các dự án còn gặp vướng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng… Dự kiến năm 2023, quận tiếp tục khởi công xây thêm 10 trường với 286 phòng học. Quận cũng sẽ tập trung công tác giải phóng mặt bằng, công tác bồi thường để sớm xây thêm 1 trường mầm non và 1 trường tiểu học theo kế hoạch; cùng với đó là 5 dự án xây mới trường học được TPHCM trình bổ sung vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 với 152 phòng học.
Tình cảnh chẳng khác mấy so với những địa phương trên, quận 7 đang có tốc độ gia tăng dân số cơ học nhanh, áp lực lo chỗ học cũng rất lớn. Phó Chủ tịch UBND quận 7 Nguyễn Thị Bé Ngoan nhìn nhận, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận 7 đặt mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, quận xây mới 8 trường với 190 phòng học. Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, quận chưa triển khai được dự án nào. Trong 8 danh mục công trình trường học đã được HĐND TPHCM thông qua với tổng vốn đầu tư 651 tỷ đồng, quận vẫn đang chờ UBND TPHCM bố trí vốn để triển khai thực hiện.
Đồng chí VÕ KHẮC THÁI, Bí thư Quận ủy quận 7:
Xoay xở bằng nguồn vốn xã hội hóa Trong thời gian chờ TPHCM bố trí vốn xây dựng các dự án trường học đã được HĐND TPHCM thông qua, quận 7 đã chủ động xoay xở bằng các nguồn lực khác, nhất là nguồn xã hội hóa để đảm bảo phát triển thêm các trường, lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 7 phối hợp Phòng GD-ĐT quận xây dựng đề án cho 4 dự án trường học sử dụng nguồn vốn vay kích cầu là trường học tiên tiến, hiện đại. Tổng vốn quận 7 huy động đầu tư cho 4 dự án trên khoảng 483 tỷ đồng. Ngoài ra, quận 7 cũng thu hút vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP) để xây mới 1 trường THCS và xã hội hóa 1 trường THCS. Tổng 6 dự án trên sẽ giúp quận 7 có thêm 224 phòng học mới trong thời gian tới.
Đồng chí NGUYỄN MINH NHỰT, Chủ tịch UBND quận Bình Tân:
Ưu tiên bố trí vốn xây trường học Thời gian tới, quận Bình Tân ưu tiên chi ngân sách cho hoạt động giáo dục. Cùng với đó, quận thường xuyên kiến nghị TPHCM bố trí vốn đầu tư cho quận để xây dựng trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận Bình Tân triển khai nhanh các dự án đầu tư xây dựng trường học, góp phần hoàn thành chỉ tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là “Đến năm 2025, xây dựng mới 700-1.000 phòng học, phấn đấu đạt 230-250 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học”.
Đồng chí HỒ TẤN MINH, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM:
Đảm bảo 100% học sinh đủ chỗ học Đến nay, TPHCM đã hoàn thành đầu tư xây dựng 35 dự án trường học với tổng số 575 phòng học. Trong đó, mầm non 210 phòng học, tiểu học 218 phòng học, và THCS 147 phòng học. Đến hết năm 2022, dự kiến sẽ hoàn thành thêm 16 dự án với 299 phòng học mới. Năm học 2022-2023, TPHCM đảm bảo 100% học sinh trên địa bàn có đủ chỗ học. Tuy nhiên, hiện nhiều trường phải giảm tỷ lệ học 2 buổi/ngày của các lớp học khác, dồn cơ cấu lớp, dẫn đến tình trạng một số trường có sĩ số còn cao hơn so với quy định. Thời gian tới, Sở GD-ĐT TPHCM kiến nghị UBND TPHCM ưu tiên ngân sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học ở các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Nghịch lý phụ huynh phải bốc thăm 'suất' học, đất xây trường lại bỏ hoang
Hơn 11,5 ha đất để xây dựng trường học ở P.Hoàng Liệt đang bị chủ đầu tư "bỏ hoang", t rong khi trường mầm non của địa phương quá tải khiến phụ huynh phải bốc thăm suất học cho con, gây xôn xao dư luận .
Nhiều năm trở lại đây, P.Hoàng Liệt (Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) là khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh. Theo chính quyền sở tại, chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã có nhiều khu chung cư cao tầng đưa vào sử dụng, nhận nhiều hộ dân về sinh sống. Trong đó đa số là các gia đình trẻ, có con nhỏ.
Lô TH1 được quy hoạch xây trường học ở gần Khu đô thị tây nam Linh Đàm rộng khoảng 1,19 ha bị chủ đầu tư bỏ hoang. Ảnh THÀNH TRUNG
Tính đến thời điểm hiện tại, P.Hoàng Liệt có 85 toà chung cư, với khoảng hơn 90.000 dân. "Do tăng trưởng dân số đột biến, hàng năm có khoảng 2.000 trẻ độ tuổi mầm non nên sức ép về trường học nói chung và trường mầm non nói riêng tại P.Hoàng Liệt rất lớn", một cán bộ P.Hoàng Liệt thông tin.
Do cơ sở vật chất, hạ tầng trường mầm non có hạn, ngày 27 - 28.8 vừa qua, hàng trăm phụ huynh đã phải tham gia "trò chơi may rủi" là bốc thăm để giành suất cho con (lứa 3 - 4 tuổi) vào Trường mầm non Hoàng Liệt, năm học 2022 - 2023.
Đất xây trường bỏ hoang 20 năm
Đáng chú ý, sự việc nêu trên được chính quyền sở tại tổ chức trong bối cảnh hơn 11,5 ha, gồm 12 lô đất để xây dựng trường học trên địa bàn, bị bỏ không đã nhiều năm, do không được Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Bộ Xây dựng (Tổng công ty HUD - chủ đầu tư) và các nhà đầu tư thứ cấp triển khai xây dựng.
Chia sẻ với báo chí, một cán bộ P.Hoàng Liệt cho biết: Tổng công ty HUD cùng các nhà đầu tư thứ cấp đã "ôm" đất quá lâu rồi. Trong số 12 lô đất quy hoạch trường học, có 6 lô (C1/TH1; C1/TH2; C1/NT3; C1/TH3; F5/TH3; F5/NT5) quây tôn khoảng 20 năm, để cỏ dại mọc hoặc tận dụng làm bãi trông xe...
Trước nghịch cảnh này, UBND Q.Hoàng Mai đã có kiến nghị gửi Bí thư Thành uỷ Hà Nội, đề nghị Tổng công ty HUD giao gần 8 ha đất (7 lô) để quản lý, đầu tư xây mới 7 trường công lập trên địa bàn P.Hoàng Liệt. Đối với 5 lô đất thứ phát (nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty HUD), Q.Hoàng Mai đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các nhà đầu tư sớm triển khai, nếu không sẽ kiên quyết thu hồi.
"Cử tri, nhân dân phản ánh quá nhiều rồi. Q.Hoàng Mai cũng nắm bắt được và đang đề nghị rà soát quy hoạch để đầu tư xây dựng trường học. Phường chúng tôi thì dự báo chỉ vài năm nữa, học sinh tiểu học, trung học cơ sở cũng đứng trước nguy cơ phải "bốc thăm", nếu trường tiểu học, trường cấp 2 không được xây dựng. Chúng tôi rất mong muốn được nhận lại đất để đầu tư công, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân trên địa bàn", vị cán bộ P.Hoàng Liệt bày tỏ.
Phụ huynh bốc phải lá thăm "không trúng tuyển" tuần qua. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trong 2 ngày 27 - 28.8, khoảng 700 phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào Trường mầm non Hoàng Liệt vì số hồ sơ đăng ký gấp đôi chỉ tiêu.
Năm học 2022 - 2023, Trường mầm non Hoàng Liệt được phân bổ 559 chỉ tiêu tuyển sinh cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Trường nhận được 226 hồ sơ xin học cho trẻ 5 tuổi; nhóm trẻ 4 tuổi là 290 hồ sơ (gấp 3,2 lần chỉ tiêu) và 3 tuổi là 423 (gấp 1,7 lần chỉ tiêu).
Do quá tải, nhà trường nhận hết 226 hồ sơ trẻ 5 tuổi, phân bổ thành 13 lớp mẫu giáo; đảm bảo 100% trẻ mầm non 5 tuổi được đi học, chuẩn bị cho việc vào lớp 1 năm học tới. Còn các trẻ từ 3 đến 4 tuổi, nhà trường chỉ có thể tuyển thêm 333/713 hồ sơ đăng ký và phải tổ chức bốc thăm để đảm bảo "công bằng, minh bạch".
Phát triển đội tàu container: Tạo động lực thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng trưởng Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), để thực hiện mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như tinh thần đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các ngành kinh tế,...