Trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa mất sạch rồi, lấy gì sống đây?
Cái đói, cái khổ của người lớn có thể gắng kìm nén nhưng sách vở của các em đều rã nát trong lũ, biết làm sao để tiếp tục đến trường?
Những ngày này, người dân một số xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và Hoàng Mai (Nghệ An) đang phải sống trong cảnh cực kỳ khốn khổ. Điện mất kéo dài, nước lũ dâng cao nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà. Tài sản trong nhà bị nước lũ trôi hoặc ngâm nước hư hỏng. Có gia đình còn đau xót hơn khi mất cả người thân.
Bố ơi &’đền’ sách cho con!
Chiều 2/10, phóng viên VTC News trở lại các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị, Quỳnh Lập, Mai Hùng, Quỳnh Thiện của thị xã Hoàng Mai; Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân… thuộc huyện Quỳnh Lưu.
Cả gia đình trông vào đàn gà, giờ chết cả rồi biết sống sao đây?
Những điểm được cho là ngập lụt nửa người đến lút nóc nhà. Những khu vực nơi đây cơ bản nước đã rút hoàn toàn, có nơi mới nhìn vào từ bên ngoài khó có thể nhận ra họ vừa phải chịu cảnh chạy loạn.
Nhưng nhìn những khuôn mặt hốc hác vì mất ngủ và ăn uống thất thường ai cũng có thể nhận ra họ đã phải khổ cực, chống chọi mấy ngày qua như thế nào.
Chị Trần Thị Tình (SN 1964) ngụ khối 4, phường Quỳnh Thiện nghẹn ngào nói: “Nước ở đâu ra mà lên nhanh quá, chúng tôi chỉ lo kịp giữ lấy cái mạng người còn toàn bộ đàn gia súc, gia cầm trôi theo dòng nước lũ.
Bây giờ thì trắng tay rồi. Nhưng cũng phải xốc lại tinh thần tiếp tục sống, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, buồn tủi không giải quyết được vấn đề vào lúc này. Dân phải tỉnh táo nhưng chính quyền cũng cần xem xét hỗ trợ cho các gia đình thiệt hại để gây dựng lại tương lai”.
Chiều 2/10, thời tiết nắng ráo thuận lợi cho bà con phơi phóng. Nhưng với những hạt lúa đã nảy mầm này, cũng chỉ có thể sử dụng vào chăn nuôi.
Thóc lúa đã nảy mầm hết cả
Cái khổ, cái khó của người lớn có thể kìm nén. Nhưng tài liệu, sách vở của các em ướt sũng chưa có để đi học mới là đáng bàn. Cái đói, cái no của chúng cũng là vấn đề nan giải của nhiều gia đình thuộc diện khó khăn.
Gia đình anh Văn Đức Chuyên trú tại phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai đang ngủ, thấy nước vào nhà vợ chồng con cái cuống cuồng chạy. Ngặt nỗi, vợ đang bầu bí chuẩn bị sinh không dám chạy nhanh, đứa con trai Văn Đức Cường từ trên lưng cha cứ đòi trượt xuống vào lấy sách vở, sợ ngày mai không có đi học. Anh vừa phải dìu vợ, vừa giữ chặt con chạy nạn.
Video đang HOT
Phơi lại những quyển sách cuối cùng chưa bị rã nát vì lũ
Lúc nước rút trở về đồ đạc ướt sũng ngấm hết vào vật dụng gia đình. Từng trang sách của con dính chặt, cầm lên rã rời rách nát, thấy vậy cu Cường cứ khóc đòi bố đi mua “đền” sách mới.
Nhưng hoàn cảnh gia đình anh đang gặp nhiều khó khăn, cơm lo gia đình còn cực khổ từng bữa, đâu phải muốn là mua được ngay. Nhưng nghĩ rồi anh đành bấm bụng ưu tiên cho cậu con trai trước, đảm bảo việc học hành.
Chưa hết bàng hoàng
Lúc 7h ngày 30/9, mực nước đo được trong hồ Vực Mấu tăng cao đột ngột. Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu ra thông báo số 92/TB-XNTL ngày 30/9 “v/v chuẩn bị mở tràn xả lũ hồ Vực Mấu’ do ông Nguyễn Cảnh Hy – Phó giám đốc trực tiếp ký.
Các xã nằm trong khu vực được loan báo gồm Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai và các vùng phụ cận. Thời gian xả lũ bắt đầu từ 8h ngày 30/9 cho đến hết mùa mưa bão.
Lũ rút, ngôi nhà ông Minh ở vùng sâu nên vẫn bị đọng trong sân. Ảnh chụp chiều 2/10.
Đến khoảng 2h sáng 1/10, một số hộ dân sống ngay dưới chân đập phát hiện nước có dấu hiệu dâng lên. Họ nghĩ do mưa gió nên ban đầu cũng chủ quan bởi chính bản thân họ không nhận được, cũng như không nghe được thông báo về việc xả lũ.
Ông Đậu Minh Lâm (SN 1956) trú xóm 10, xã Quỳnh Trang nhớ lại, khoảng 2h sáng ngày 1/10, trời mưa to, ông dạo này thường hay trở giấc khó ngủ nên ra thềm ngồi hút thuốc lào. Mới ngồi một lúc ông phát hiện nước trong sân buổi chiều mỗi lúc một dâng cao hơn. Ông gọi người con trai cả Đậu Minh Phan dậy chuyển lúa trên thềm vào bồ kẻo ướt.
Anh Phan chạy ra sân. Chưa đầy 5 phút sau, anh Phan quay lại nói với cha “nước ở mô ra mà dâng nhanh lắm cha ơi, sắp lên thềm thật rồi”. Nói rồi hai cha con gọi mẹ và đứa em trai dậy chạy lũ. Ông Lâm chỉ kịp chạy ra chuồng trâu đập trâu chạy lên khu vực cao hơn.
Hình ảnh lũ lụt trên địa bàn thị xã Hoàng Mai ngày 1/10
Nhiều người dân đi tránh lũ trở về đã không cầm được nước mắt khi thấy cảnh nhà cửa tan hoang, toàn bộ tài sản mà họ tích góp cả đời đã trôi theo dòng nước.
Ông Lê Công Văn (ngụ xóm 5, xã Quỳnh Trang) cho biết, nước lũ làm lò ấp hơn 2 vạn trứng vịt và gà bị hư hỏng, hàng trăm con gà bị cuốn trôi. Toàn bộ thiệt hại của gia đình ông ước tính khoảng 200 triệu đồng.
Còn ông Đoàn Văn Phú – Trưởng công an xã Quỳnh Trang thì kể: Lũ lụt tại Quỳnh Trang vốn là chuyện bình thường, nhưng chưa có năm nào lũ to như năm nay. Vì vậy, mặc dù chính quyền đã thông báo việc xã lũ nhưng bà con đều chủ quan, lương thực dự trữ đã không cất lên chỗ cao ráo nên giờ này 7 xóm gần như đã bị mất trắng, toàn bộ ngô, lúa vụ hè thu đã phơi khô, quạt sạch đã bị nhấn chìm trong biển nước.
Ngô, chăn màn nước ngập lên meo
Công an, dân quân tự vệ xã kết hợp với công an thị xã Hoàng Mai chỉ kịp dời được dân đến nơi an toàn. Còn gia súc, gia cầm thì đành để trôi theo dòng nước; lợn, bò, gia cầm bị chết chưa biết bao nhiêu mà tổng hợp.
“Thông báo xả lũ hay không chúng tôi không biết, nhưng gia đình tôi thì hoàn toàn không nghe ai loan báo. Với lại, bình thường xả lũ, nước cũng chỉ ngấp nghé ngoài sân chứ đâu đến nỗi dâng cao và nhanh như vậy. Cũng may mọi người hò hét nhau chạy chứ không nhiều người ngủ không tỉnh. Ngay bên nhà tôi có anh hàng xóm không biết say rượu hay sao mà nước ngập lên đến giường mới bỏ chạy” – ông Lâm ngao ngán.
Cũng theo ông Lâm, đợt lũ lịch sử vừa rồi đã cuốn trôi của gia đình hơn 150 con gà ăn thịt và 1 con lợn chuẩn bị làm đám cưới cho con trai cả trong tháng 10 này, lúa và 3 sào ao cá đang độ vào mùa thu hoạch.
Tất cả giờ trắng tay, ông vay ngân hàng 20 triệu đầu tư sản xuất kinh doanh vẫn chưa có trả. Sau lũ, gia đình bên ngoại đến chơi ông còn nói đùa, có lẽ xin cho ở rể chứ giờ không còn gì nữa.
Một số thống kê nhanh của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Nghệ An tính đến 17h ngày 2/10:
Toàn tỉnh có 2 người chết, 2 người bị thương, 1 người mất tích. 10 ngôi nhà đổ sập và hư hỏng, 124 nhà tốc mái, lúc đỉnh điểm có 22.269 hộ ngập nước trong đó Hoàng Mai có 20.000 hộ. 24 tàu loại nhỏ bị chìm.
Về tình hình sản xuất nông nghiệp, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản: Lúa bị ngập 2.220,9 ha; diện tích ngô và rau màu bị ngập 3.282,4ha; diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị ngập 18,0 ha; diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả hàng năm bị ngập 1.862,6 ha; rừng phòng hộ (cây phi lau) bị gãy đổ 500 cây; diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập 1.626,1ha
Gia cầm bị cuốn trôi 7.648 con, gia súc bị cuốn trôi 317 con. Hàng trăm ngàn công trình thủy lợi, giao thông bị sạt lở, lũ cuốn trôi và hư hỏng.
Theo VTC
Sau bão, lốc xoáy lại tàn phá miền Trung
Ngay sau khi cơn bão số 10 đi qua, hai tỉnh miền Trung là Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế lại chịu thêm một cơn lốc tàn phá dữ dội. Hậu quả khiến 4 người bị thương và gần 30 ngôi nhà tốc mái.
Vào lúc 15h30, ngày 2/10, tại thôn Phú Môn (xã Lộc An, huyện Phú Lộc) đã xảy ra lốc xoáy kèm mưa lớn làm 1 người bị thương, 7 ngôi nhà bị tốc mái và khiến nhiều hoa màu, cây cối bị hư hại.
Theo những người dân ở trong vùng, cơn lốc xoáy chỉ xảy ra trong vòng 10 phút, đi qua xóm Bến Chợ, thôn Phú Môn, nhưng do quá bất ngờ nên làm tốc mái 7 ngôi nhà dân và làm hư hại một số mái che, công trình phụ. Nhiều diện tích hoa màu, cây cối của người dân cũng bị bật gốc, hư hại nặng. Một người bị thương là ông Đoàn Đẩu. Ông Đẩu bị nạn khi trú ẩn trong nhà thì bị một thanh gỗ rơi trúng đầu.
Cây cối bật gốc vì lốc xoáy
Trong khi đó, tại Quảng Bình, ông Nguyễn Thanh Hào, Chủ tịch UBND phường Phú Hải, TP. Đồng Hới cho biết, tại phường Phú Hải có 3 người bị thương, 20 nhà dân và các cơ quan như UBND phường, công an phường, trường mầm non bị tốc mái nặng. Ở xã Bảo Ninh, lốc xoáy làm 11 ngôi nhà, 1 tàu đánh cá neo đậu trên sông Nhật Lệ bị hư hỏng nặng.
Bà Nguyễn Thị Rung ở tổ dân phố Diêm Hải, phường Phú Hải bàng hoàng kể lại: Khi cả nhà đang ngủ thì trời nổi sấm sét, gió gật mạnh, mái nhà rung lên. Mẹ con bà chui xuống bàn để tránh nhưng người con trai Mai Văn Công bị ngói bay lia vào chân bị thương. Ngôi nhà của bà mới được lợp lại hơn một phần ba mái ngói do bão thổi bay nay lại bị lốc xoáy làm cho hư hỏng hoàn toàn.
Nhiều nhà dân ở Quảng Bình bị tốc mái vì lốc xoáy
Cô giáo Hoàng Thị Hè, Hiệu trưởng Trường mầm non Phú Hải cho biết, sau trận bão, lốc xoáy đã tàn phá gần như toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của trường. Toàn bộ mái tôn bị cuốn bay. Sân chơi của các cháu mới được đầu tư 300 triệu nay đã bị san phẳng.
Được biết, phường Phú Hải cũng nằm trong danh sách các phường chịu nhiều thiệt hại ở thành phố Đồng Hới với 95% nhà dân bị tốc mái, 50 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị đổ, 7 người bị thương.
Cơn lốc đã làm gãy đôi cột ăng ten của trạm truyền thanh xã. Theo thống kê ban đầu, trận lốc xoáy gây thiệt hại ít nhất gần 10 tỷ đồng. Ngay sau trận lốc xoáy, sáng 3/10, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã đến thăm, động viên và chia sẻ khó khăn với người dân ở phường Phú Hải.
Theo Ngọc Trân - Huy Cường (Khampha.vn)
Lốc xoáy, 13 nhà dân tốc mái Khoảng hơn 1 giờ sáng nay 3.10, một trận lốc xoáy lớn đã quét qua P.Phú Hải (TP.Đồng Hới, Quảng Bình), gây hậu quả nặng nề. Nhiều nhà dân tan hoang sau trận lốc xoáy Theo ông Nguyên Thanh Hào, Chủ tịch UBND P.Phú Hải, trân lôc xoáy đã làm tôc mái toàn bô 13 hô dân và khiên 3 người bị thương....