Trao thưởng thùng quà rỗng cho HS: Bệnh thành tích và sự không trung thực
Các chuyên gia cho rằng, việc học sinh tiêu biểu xuất sắc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đi nhận phần thưởng là một thùng quà to rỗng ruột là do bệnh thành tích của người lớn, vô hình trung sớm “dạy” cho trẻ bài học về sự không trung thực.
Thùng quà rỗng ruột Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy trao tặng cho các học sinh giỏi tiêu biểu
Một số học sinh khóc vì cảm thấy như “bị lừa”
Ngày 21/5, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng những học sinh giỏi tiêu biểu, đạt giải cao trong các kỳ thi. Trong buổi lễ, học sinh được trao thưởng một thùng quà to nhưng khi về nhà mở ra chỉ có duy nhất một tờ giấy màu xanh không ghi bất cứ thông tin gì.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình vì cách trao thưởng như vậy là lừa dối con trẻ. Một số học sinh đã khóc vì cảm thấy như “bị lừa”, “xấu hổ” với gia đình khi mở quà ra để khoe phần thưởng sau một năm học.
Sự việc đã buộc Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh phải gửi thư xin lỗi toàn thể phụ huynh, học sinh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Ông Ngọc Anh lý giải việc trao thưởng cho học sinh là một tờ giấy tượng trưng vì sợ học sinh làm mất tiền thưởng nên số tiền đã được chuyển về các trường để trường tặng thưởng trước buổi lễ.
Tuy nhiên, một số trường chưa kịp thông báo cũng như gửi tiền thưởng tới học sinh nên đã gây hiểu lầm, bức xúc cho phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy cũng coi đây là bài học cần rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức chương trình.
Chị Nguyễn Thu Hằng, có con là học sinh một trường THCS ở quận Cầu Giấy cho rằng, “của cho không bằng cách cho”. Đặc biệt, đối với học sinh, ngoài tờ giấy khen thưởng, các em trông chờ một món quà nhỏ như: hộp bút, quyển vở, quyển sách truyện hay vật dụng nào đó có ý nghĩa trong việc học tập hoặc đời sống sẽ tốt hơn là nhận tiền.
Theo chị Hằng, kể cả học sinh bậc THCS, phụ huynh vẫn chưa cho các con được tự cầm tiền để chi tiêu, do đó cách tặng thưởng bằng tiền về mặt nào đó đã mất đi một phần ý nghĩa. Chưa kể, các con có thành tích tiêu biểu rất háo hức lên sân khấu nhận thưởng là một thùng quà to nhưng rỗng ruột thì sẽ buồn và thất vọng đến chừng nào.
Nhiều nơi vẫn vì bệnh thành tích
Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội cho rằng cách tặng thưởng cho trẻ một thùng quà thật to nhưng rỗng ruột như vậy là vì bệnh thành tích, thiếu tôn trọng trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ khiến trẻ tổn thương và quan trọng hơn hết là sự việc đã dạy trẻ một bài học về sự không trung thực. Những người làm chương trình này không phải vì học sinh, lấy học sinh làm trung tâm mà vì để “đẹp mặt” do có lãnh đạo đến dự, có quay phim, chụp ảnh.
Cũng theo hiệu trưởng này, nhiều nước trên thế giới không cầu kỳ trong việc tặng thưởng cho học sinh. Nếu học sinh có thành tích tốt trong học tập, đạt giải trong các kỳ thi đa số chỉ được cấp giấy chứng nhận, ghi vào trong học bạ. Ông cũng cảnh báo việc, tổng kết năm học, 100% được nhận bằng khen chính là bệnh hình thức. Bởi vì nguyên tắc khen thưởng phải chọn ra người thật sự giỏi và những người chưa giỏi phải có động lực phấn đấu.
Video đang HOT
“Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt mục đích nào đó cho người lớn” TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục
Ông kể câu chuyện, năm ngoái có phụ huynh xin chuyển trường cho con từ trường công lập sang một trường tư khá nổi tiếng. Để được vào trường, học sinh phải trải qua bài test Tiếng Việt, Tiếng Anh và Toán. Kết quả, học sinh chỉ đạt điểm 5 môn Toán, điểm 3 môn Tiếng Việt và điểm 1 môn Tiếng Anh. Nhận được kết quả, phụ huynh “không chấp nhận” cho rằng trường cố tình ra đề khó để loại con họ vì suốt 4 năm tiểu học, con họ luôn đạt điểm 9, 10 kiểm tra cuối kỳ.
Sau đó, nhà trường buộc phải cho phụ huynh xem lại bài kiểm tra của con, mới chấp nhận sự thật. “Như vậy, với cách khen thưởng tràn lan sẽ khiến phụ huynh đánh giá không đúng về năng lực thật sự của con em mình, học sinh không có động lực phấn đấu”, hiệu trưởng này nói.
TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng, mục tiêu của việc khen thưởng chính là tạo động lực, khuyến khích trẻ đã đạt thành tích nào đó để trẻ tiếp tục phấn đấu. Vì vậy, sự việc đã mất ý nghĩa trao thưởng. Theo các nghiên cứu về tâm lý, trẻ không quan tâm phần thưởng là bao nhiêu tiền và cách thưởng tiền cũng không đem lại hiệu quả bằng một cách thức tổ chức nào đó khiến trẻ cảm thấy được ghi nhận, được vinh danh hay từ thành tích đó trẻ được tham gia một hoạt động có ý nghĩa.
Điều đáng tiếc trong việc tặng trẻ thùng quà thật to nhưng rỗng ruột đã khiến trẻ cảm thấy mình phải đóng vai diễn viên trên sân khấu nhằm đạt mục đích nào đó cho người lớn.
Ông Nam cũng cho rằng, việc tổ chức trao thưởng một cách hình thức, không vì học sinh đang diễn ra ở nhiều nơi. Ví như, một buổi lễ trao thưởng lúc nào cũng phải có nhiều thành phần, ban bệ. Phần giới thiệu, phát biểu dài lê thê cũng khiến trẻ phải chờ đợi rất lâu, giảm một phần sự háo hức. “Ở một số nước, trẻ được vinh danh sẽ rất được tôn trọng bằng cách đơn vị tổ chức trong một không gian ấm cúng. Trẻ thậm chí có quyền quyết định được tự gửi thư mời tới những ai tham dự buổi lễ đó”, ông Nam nói.
Ông cũng đánh giá cách thức khen thưởng tràn lan, dễ dàng dạng 40/45 học sinh đạt danh hiệu “học sinh tiêu biểu xuất sắc”; “học sinh giỏi” như hiện nay đã làm giảm mất giá trị bằng khen. Chưa kể, các con số 31/32 hay 40/45 học sinh của lớp được khen thưởng sẽ khiến những học sinh không được thưởng trở thành “dị biệt” trong mắt bạn bè cũng như khiến bản thân các em tự ti.
Theo TS Nam, cách khen thưởng học sinh có hiệu quả chính là dựa trên điểm mạnh, sự khác biệt, sáng tạo của từng em để khen đúng, trúng giúp học sinh biết phát huy điểm mạnh của mình cũng như khắc phục những điểm chưa đạt.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Giật mình băng nhóm và sự vô cảm trong giới trẻ
"Điều rất tệ là bây giờ, bạo lực thường được tiến hành theo nhóm. Nhóm bắt nạt có thể được phân chia thành các vai: kẻ đầu trò; kẻ a dua; kẻ cổ vũ; kẻ ngoài cuộc; kẻ chống trả. Tuy nhiên số lượng nhóm 5 rất ít và thường bị áp lực nhóm tẩy chay hoặc đánh nếu dám đưa ra ý kiến đi ngược lại nhóm." - nhận định của PGS.TS Trần Thành Nam.
Cứ 3 học sinh có một em bị bắt nạt
PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý học trẻ em và vị thành niên, Trưởng khoa các Khoa học Giáo dục (ĐH Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) cho biết, năm 2014, một nghiên cứu của Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội đã được tiến hành trên 1.141 học sinh THPT một số trường khu vực phía Bắc và miền Trung Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ 24,6% học sinh trong mẫu chọn đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường; 7,2% khách thể là thủ phạm của bạo lực và 43,8% vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bạo lực học đường.
Một nghiên cứu khác của Trường ĐH Giáo dục - nơi PGS. TS Trần Thành Nam đang công tác, cũng cho thấy: Khoảng 3 em học sinh, có một em bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó (bị bắt nạt về mặt cơ thể, bắt nạt về mặt tinh thần, mối quan hệ...).
Các nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra rằng, vấn đề bắt nạt học đường ở các vùng nông thôn cao hơn thành thị, hiện tượng bắt nạt xảy ra ở các trường công cao hơn trường tư, các em nữ dường như bị bắt nạt về mối quan hệ nhiều hơn các em nam trong khi các em nam có xu hướng bị bắt nạt về mặt thân thể nhiều hơn.
Trong trường học, các em học sinh có điểm hạn chế hình thể hoặc nhận thức như: thừa cân, béo phì, thấp lùn, năng lực tư duy không linh hoạt, năng lực giao tiếp kém, hay có ý kiến đi ngược lại số đông..., thường là nạn nhân của bắt nạt vì các bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một sự khác biệt và người không ai ưa.
Học sinh lớp 9 bị lột áo quần và đánh tập thể ngay tại lớp (Ảnh: Từ clip)
Bắt nạt ngày càng nghiêm trọng
Chia sẻ với PV Dân trí, PGS Trần Thành Nam cho hay, con số thống kê cho thấy, ngày càng nhiều vụ việc bạo lực học đường mang tính chất nghiêm trọng xảy ra.
Bạo lực học đường không còn chỉ xuất hiện nhiều ở các học sinh nam mà ở cả học sinh nữ. Không chỉ xuất hiện nhiều ở các trường THPT mà hiện nay, xuất hiện thường xuyên ở cấp THCS và thậm chí là tiểu học.
Các vụ việc bắt nạt bạo hành học đường trước đây chỉ thiên về những hành vi dằn mặt khẳng định đẳng cấp hoặc trấn lột thì bây giờ, nhiều vụ việc liên quan đến băng nhóm, có tổ chức và chẳng cần lý do gì.
Nếu trước đây các vụ bạo hành trực tiếp và chỉ dùng chân tay thì các vụ bạo hành học đường thời gian gần đây có thêm nhiều hung khí như dao, mã tấu, kiếm, ống sắt, đá, lưỡi lam... và được phát trực tiếp qua các ứng dụng livestream để tiếp tục bắt nạt trực tuyến nạn nhân.
Thời gian và địa điểm bạo hành diễn ra ngang nhiên có thể như sau và trong giờ học tại cổng trường, trong lớp học, trong nhà vệ sinh, trong hẻm và khu đất trống vắng vẻ gần trường.
Trong khi đó, những biện pháp can thiệp phòng ngừa hiện đang áp dụng của nhà trường hay giáo viên mới chỉ tập trung vào việc nhắc nhở, cảnh cáo, hãn hữu những trường hợp gây thương tích mới báo cáo chuyển giao cho công an.
Băng nhóm và sự vô cảm trong giới trẻ
PGS. Trần Thành Nam chỉ ra, có nhiều trường hợp bạo hành, học sinh đứng chứng kiến bạn bị bạo hành nhưng không có hành động gì, thậm chí còn đưa máy điện thoại lên quay. Đấy không phải là bàng quan mà tất cả các thành viên đó thuộc một băng nhóm.
"Điều rất tệ là bây giờ, bạo lực thường được tiến hành theo nhóm. Nhóm bắt nạt có thể được phân chia thành các vai: kẻ đầu trò; kẻ a dua; kẻ cổ vũ; kẻ ngoài cuộc; kẻ chống trả. Tuy nhiên số lượng nhóm 5 rất ít và thường bị áp lực nhóm tẩy chay hoặc đánh nếu dám đưa ra ý kiến đi ngược lại nhóm. Do vậy, những học sinh này không dám làm gì cả", PGS Thành Nam nói.
Học sinh ở Trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên bị đánh tập thể và quay clip nhưng không có bất kì ai can ngăn.
Cũng theo chuyên gia này, chúng ta đã bàn đến rất nhiều giải pháp nhưng sự việc liên tục xảy ra chứng tỏ những gì chúng ta làm chưa đủ và chưa phát huy được hiệu quả.
Trước mắt, ông cho rằng, chương trình giáo dục chống bạo lực học đường trong nhà trường cần nêu các tấm gương tích cực, kiểm soát sự giận giữ và giải quyết mâu thuẫn... trong gia đình và trường học.
Tăng cường sự tham gia của phụ huynh vào sinh hoạt nhà trường, giúp phụ huynh cải thiện biện pháp kiểm soát và kỷ luật con cái; phụ huynh nêu gương hành vi, thiết lập và truyền đạt các tiêu chí về hành vi trong tương tác với người khác
Cải thiện môi trường văn hóa học đường, cải thiện kỹ năng quản lý lớp học và kỷ luật tích cực cho giáo viên, giúp đưa ra hệ thống nhất quán trong thưởng phạt hành vi, nâng cao việc giám sát sự có mặt/vắng mặt của học sinh; cải thiện quy trình duy trì trật tự và bảo vệ tài sản...
"Liên quan đến cộng đồng, cần gia tăng sự tham gia của cư dân trong tiến trình quyết định các công việc liên quan đến cộng đồng; Gia tăng việc giám sát học sinh bằng các chương trình sau giờ học và các phương tiện giải trí; Thiết lập các tuyến đường an toàn cho trẻ đến trường và về nhà hay đi tham dự các sinh hoạt trong cộng đồng; Thiết lập các chương trình an ninh khu phố (sự giám sát của các gia đình) để giúp đỡ và kiểm soát trẻ có hành vi phạm pháp", PGS.TS Thành Nam cho biết.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
42/43 học sinh đạt loại giỏi: Bệnh thành tích ngày càng trầm trọng! Đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long): Việc dạy và học ở một số bộ phận nhà trường, một số thầy cô vẫn có biểu hiện chạy theo thành tích Vừa qua, một phụ huynh ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đăng tải lên mạng xã hội thành tích học tập của một lớp tại trường THCS Nguyễn Thái Bình (TP...