Trao thêm quyền tự chủ cho đại học quốc gia
Đại học quốc gia được thí điểm đào tạo các chương trình mới, các mô hình tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học mới chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành sau khi có ý kiến của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành có liên quan.
Đây là một trong những điểm nội bật của dự thảo Nghị định về đại học (ĐH) Quốc gia đang được đăng tải để xin ý kiến đóng góp . Nghị định này nếu có hiệu lực sẽ áp dụng đối với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của ĐH quốc gia.
Dự thảo Nghị định cho biết, Đại học quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các đề án, dự án quan trọng của ĐH quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các quyết nghị của Hội đồng ĐH quốc gia về việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển của ĐH quốc gia và các nội dung khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia.
Video đang HOT
Quản lý, điều hành sử dụng, chia sẻ các nguồn lực và cơ sở vật chất dùng chung trong ĐH quốc gia đảm bảo tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng ĐH quốc gia thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đạt chuẩn quốc tế; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước; chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân TPHCM nơi ĐH quốc gia đặt trụ sở theo quy định.
Đại học quốc gia có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các hoạt động về đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức; tài chính và tài sản; hợp tác quốc tế; tổ chức bộ máy và nhân sự, được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc ĐH quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐH quốc gia; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao và theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Dự thảo, Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục ĐH công lập phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu; là trung tâm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu khoa học cơ bản và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT, của các bộ, ngành khác và Uỷ ban nhân dân các cấp nơi ĐH quốc gia đặt địa điểm, theo quy định của pháp luật.
S.H
Theo dân trí
Tạo độc quyền cho Cambridge?
Đề án dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh tại TPHCM đang trong giai đoạn thí điểm. Chưa bàn đến hiệu quả của đề án nhưng qua một hội thảo của Sở GD-ĐT TP mới đây, điều khiến dư luận quan tâm là đã có sự ưu ái trên mức bình thường cho chương trình (CT) tiếng Anh Cambridge.
Trong hội thảo, đại diện Cambridge được phát biểu giới thiệu về CT với thời gian khá nhiều. Sau đó, Sở GD-ĐT TPHCM thống nhất lấy giáo trình của đơn vị này để triển khai dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. Trước đó, CT tiếng Anh Cambridge cũng đã triển khai tại 13 trường tiểu học ở TPHCM. Vừa qua, khi một số quận, huyện tổ chức thí điểm dạy tiếng Anh ở bậc mầm non, lãnh đạo nhiều phòng GD-ĐT cũng cho biết sẽ lấy CT của Cambridge để giảng dạy.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông hiện nay đang quá ngổn ngang đã tạo điều kiện cho Cambridge giữ thế độc quyền. Bởi trước khi có CT Cambridge, các trường dạy nhiều CT tiếng Anh: Tiếng Anh tăng cường (TATC), tiếng Anh tự chọn, tiếng Anh theo đề án của Bộ GD-ĐT.
TATC được ghi nhận có sức hấp dẫn nhưng vẫn chưa triển khai được tại tất cả các trường THCS nên dù đã học TATC ở tiểu học, khi lên bậc THCS, học sinh (HS) lại phải lựa chọn hoặc là tiếng Anh Cambridge hoặc là tiếng Anh theo đề án của bộ. Tiếp đó ở bậc THPT, chỉ có một số trường tổ chức dạy TATC nên dù muốn hay không thì HS chỉ còn sự lựa chọn là CT Cambridge.
Một chuyên viên tiếng Anh phân tích do điều kiện trường lớp nên không phải HS nào cũng có điều kiện học TATC, do vậy trước đây sở quy định để được học TATC, HS phải thi trước khi vào lớp 1. Điều này bị dư luận phản ứng vì các em còn quá nhỏ. Gần đây, kỳ thi này được bãi bỏ nhưng bắt đầu từ năm lớp 3, HS phải tham gia một kỳ thi để đánh giá có đủ khả năng theo học tiếp lớp TATC hay không.
Nhưng cách đánh giá này cũng rất tréo ngoe bởi khi học TATC, HS sử dụng 2 giáo trình là Let's Go và Family and friends, đến khi thi thì lại sử dụng tiêu chí, chứng chỉ của CT tiếng Anh Cambridge để đánh giá, xếp loại. Muốn có kết quả tốt, HS phải mua giáo trình, đĩa, hoặc luyện thi tại các trung tâm của Cambridge.
Trong khi đó, CT tiếng Anh Cambridge đang triển khai tại 13 trường tiểu học ở TPHCM cũng khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Cho dù HS học CT tiếng Anh Cambridge có đóng mức phí cao hơn nhưng đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc khi trong cùng một trường mà HS có những điều kiện thụ hưởng khác nhau.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng tiền thuế người dân đóng góp dùng vào các công trình phúc lợi, trong đó có việc xây trường lớp như nhau, như vậy thụ hưởng phúc lợi cũng phải như nhau. Trong khi đó, nhiều đơn vị kinh doanh vào trường sử dụng các công trình phúc lợi chung để kinh doanh giáo dục, mang lại lợi nhuận cho họ. Trong cùng một trường mà có em được học trong lớp có sĩ số 30 HS, có em học lớp 50 HS. Điều này là rất phản giáo dục.
Đặng Trinh
Theo người lao động
Tuyển sinh ĐH, CĐ: Vẫn "3 chung" Trước đây, Bộ GD-ĐT đã "khơi" ra phương án một số trường ĐH trọng điểm được thí điểm tổ chức kỳ thi ĐH riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường ĐH vẫn muốn tiếp tục duy trì "3 chung" Theo Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, các trường ĐH có quyền chọn phương án tổ chức thi,...