Trao quyết định công nhận cho 522 giáo sư, phó giáo sư
Năm 2015, tân giáo sư trẻ nhất là giảng viên Nguyễn Văn Hiếu (43 tuổi, ĐH Bách khoa Hà Nội). Giáo sư cao tuổi nhất được công nhận đợt này là Nguyễn Đức Lợi (69 tuổi).
Sáng 12/11, lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho 52 giáo sư (GS), 470 phó giáo sư (PGS) diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
GS Trần Văn Nhung – Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, sau 35 năm thành lập Hội đồng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn từng bước được đổi mới, hướng tới hội nhập quốc tế.
Trong số 522 tân GS, PGS, 165 người có tác phẩm đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Nhiều người sử dụng thành thạo 2 – 3 ngoại ngữ. Ngành Vật lý có nhiều người được công nhận chức danh nhất, với 2 GS, 16 PGS.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao quyết định công nhận chức danh GS, PGS sáng 12/11. Ảnh: Quyên Quyên.
Video đang HOT
GS trẻ nhất năm 2015 là Nguyễn Văn Hiếu (43 tuổi, ĐH Bách khoa Hà Nội), PGS trẻ nhất là Hồ Khắc Hiếu (31 tuổi, ĐH Duy Tân). Nhà giáo Nguyễn Đức Lợi (69 tuổi, thỉnh giảng ĐH Bách khoa Hà Nội) là người nhiều tuổi nhất được công nhận chức danh GS.
Đặc biệt, bà Lê Thị Thanh Nhàn (45 tuổi, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên) trở thành nữ GS toán học thứ hai của Việt Nam, sau GS.TSKH Hoàng Xuân Sính. Cả 2 nữ GS này đều là các nhà đại số học.
Theo GS Trần Văn Nhung, một điều thú vị là có những gia đình GS, PGS. Cụ thể, vợ chồng TS Phan Thị Phượng Trang (sinh năm 1977) và TS Nguyễn Đức Hoàng (sinh năm 1976), ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM, cùng được công nhận chức danh PGS đợt này.
Ngoài ra, tân PGS.TS Sinh học Nguyễn Phương Thảo (ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM, sinh năm 1978) là con của GS.TSKH Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học) và PGS.TS Hóa học Tạ Phương Hòa (ĐH Bách khoa Hà Nội).
GS Nguyễn Tự Cường là em trai cố GS.TS Nguyễn Đình Tứ, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Theo Zing
Tại sao cùng lúc phải có nhiều bộ sách giáo khoa?
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, trên thực tế, một bộ sách không thể đáp ứng được toàn bộ chương trình, đặc trưng vùng miền.
Hơn nữa, khi làm nhiều bộ SGK sẽ huy động được trí tuệ của toàn bộ xã hội.
Ngày 6/11, Bộ GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà viết sách về bản dự thảo bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới nhằm hoàn thiện tiêu chí để các tổ chức, cá nhân cùng tham gia viết SGK.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) trình bày bản dự thảo bộ tiêu chí đánh giá SGK giáo dục phổ thông gồm 4 yêu cầu, 14 tiêu chí về nội dung.
Trong các tiêu chí liên quan đến phần nội dung, một số tiêu chí được đánh giá khá mới, thể hiện sự đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Cụ thể, trong tiêu chí 7, 8 và 9, Bộ GD&ĐT yêu cầu SGK mới phải đảm bảo tính hiện đại, tính tích hợp và yêu cầu phân hóa, hướng nghiệp.
Theo ông Thống, chương trình đổi mới từ hướng nặng kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực nên khi viết sách tính tích hợp liên môn phải được coi trọng, có vấn đề phải được tích hợp xuyên chương trình như: giáo dục giới, an toàn giao thông. Một yếu tố phải đảm bảo là SGK phải đổi mới cách dạy, hình thành năng lực tự học cho học sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: "Hiện nay, một số nhóm tác giả đã bắt tay vào biên soạn SGK. Sau khi thống nhất được tiêu chí, ngoài bộ SGK của Bộ GD&ĐT biên soạn, đơn vị khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia viết nhiều bộ SGK khác.
Sau khi hoàn thiện, bộ sẽ có hội đồng thẩm định chất lượng. Đây là điều không hề mới, trên thế giới các nước có nhiều bộ SGK áp dụng dạy học là bình thường".
Lý giải việc tại sao cùng lúc phải có nhiều bộ SGK, thứ trưởng Hiển cho rằng, trên thực tế một bộ sách không thể đáp ứng được toàn bộ chương trình, đặc trưng vùng miền. Hơn nữa, khi làm nhiều bộ SGK sẽ huy động được trí tuệ của toàn bộ xã hội.
Nếu chỉ có một bộ SGK, giáo viên, học sinh buộc phải dạy học theo bộ sách đó, khi có nhiều bộ họ có thể tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn bộ sách nào phù hợp với địa phương, phương pháp giảng dạy của mình nhất.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Những ngành nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất? Trong danh sách 522 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015, những người thuộc các ngành Kinh tế, Y học, Khoa học An ninh... chiếm số lượng lớn. Y học, kinh tế, quốc phòng, an ninh dẫn đầu Trong số 52 giáo sư (GS) mới được công nhận, có số lượng nhiều nhất là giáo sư...