Trao Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Ngày 12/11, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán và ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.
Ông Phạm Tiến Dũng nhận Quyết định bổ nhiệm chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. (Ảnh: M.P)
Trước đó, ngày 11/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ông Phạm Tiến Dũng giữ chức Vụ trưởng Vụ Thanh toán được hơn 4 năm trước khi được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc. Trước đó, ông Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện 100% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS).
Video đang HOT
Như vậy tính cả thời gian làm Chủ tịch HĐQT NAPAS, đến nay, ông Phạm Tiến Dũng đã có kinh nghiệm 30 năm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngân hàng. Ông Dũng cũng từng tham gia phát triển các phần mềm thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, triển khai Tuxedo cho hệ thống Ngân hàng Nhà nước…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho ông Phạm Thanh Hà. (Ảnh: M.P)
Trong khi đó, tân Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, sinh năm 1973 là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học George Washington – Mỹ và ông có 23 năm công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank năm 2010 và được bổ nhiệm là Vụ trưởng Chính sách tiền tệ từ năm 2017.
Như vậy, ban lãnh đạo đương nhiệm của Ngân hàng Nhà nước hiện có Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và các Phó Thống đốc Đào Minh Tú, Nguyễn Kim Anh, Đoàn Thái Sơn, Phạm Thanh Hà và Phạm Tiến Dũng.
Sẽ hạn chế tín dụng nếu ngân hàng không giảm lãi suất thực chất
Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tín dụng với những ngân hàng không giảm lãi suất, phí dịch vụ thực chất như cam kết.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn số 5901/NHNN-TD về thực hiện giảm lãi suất và miễn phí dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay theo kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Điều này nhằm giữ uy tín của mỗi ngân hàng và toàn ngành trước người dân, doanh nghiệp và xã hội.
"Việc triển khai các chương trình giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ cần bảo đảm thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể. Đồng thời, thông tin cụ thể về chính sách giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng", Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú yêu cầu.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát việc thực hiện giảm lãi suất cho vay ở tổ chức tín dụng
Đáng lưu ý, các chính sách giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ của ngân hàng thương mại phải báo cáo kết quả thực hiện định kỳ mỗi tháng về Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của từng ngân hàng và tăng cường công tác giám sát bằng nhiều biện pháp.
Trên cơ sở giám sát việc thực hiện giảm lãi suất, phí này và Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vào năm 2022.
Trước đó, tại cuộc họp giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và 16 ngân hàng thương mại là hội viên, đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19. Việc giảm lãi vay sẽ áp dụng đối với các khoản vay hiện hữu từ nay đến cuối năm 2021, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của đại dịch.
Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh, trong đó ưu tiên những ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Đến thời điểm hiện tại, theo ghi nhận, hàng loạt ngân hàng đã công bố những chương trình giảm lãi vay, miễn giảm phí dịch vụ, đồng thời tung ra các gói tín dụng lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn dịch Covid-19.
Giảm lãi suất chưa đủ cứu doanh nghiệp Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh sự cố gắng lớn của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp cũng mong mỏi được các ngành khác tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, giảm thuế, phí... Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh sản xuất...