Tráo mẫu ADN để thoát tội hiếp dâm
Thiếu nữ 19 tuổi Stevie Green thấy có tiếng động lạ từ đằng sau nhưng chưa kịp quay đầu lại đã bị lưỡi dao lạnh toát gí vào sống lưng.
“Mình sẽ làm mọi thứ để sống”, cô thầm nghĩ trong một tối tháng 6/2000. Theo yêu cầu của gã đàn ông, cô đi tới nơi vắng vẻ và bị xâm hại tình dục tại đây. Nhân lúc kẻ tấn công sơ hở sau khi hiếp dâm, Green lấy hết sức bình sinh chạy tới nơi an toàn rồi báo tin cho cảnh sát thành phố Texas, bang Texas.
Theo lời Green, kẻ tấn công là người gốc châu Phi, mặc áo nỉ có mũ che kín mặt nên không thể nhìn rõ đặc điểm cụ thể. Hắn không để lại manh mối gì ngoại trừ ADN trích xuất từ mẫu tinh trùng lạ trên người nạn nhân. Tuy nhiên, mẫu ADN này không cho ra kết quả khi đối chiếu với cơ sở dữ liệu tội phạm của tiểu bang.
Không có manh mối, cảnh sát rà soát một lượt danh sách những kẻ phạm tội xâm hại tình dục sống trong khu vực. Việc tìm kiếm xác định được Kenneth Ray Johnson có dấu hiệu khả nghi vì người này vừa chuyển tới sống tại địa phương sau khi thi hành bản án 25 năm tù vì tội Hiếp dâm.
Do đang trong thời gian quản chế, Johnson phải đeo vòng định vị GPS quanh cổ chân. Dữ liệu định vị cho thấy Johnson ở nhà khi vụ tấn công xảy ra. ADN của Johnson cũng không trùng khớp với mẫu tinh trùng của hung thủ nên được loại khỏi diện tình nghi.
Kenneth Ray Johnson. Ảnh: Filmrise.
5 tuần sau, vụ tấn công thứ hai xảy ra. Vanessa Rocha, 15 tuổi, cùng bạn trai đang hẹn hò tại nơi kín đáo trong công viên thì bị một gã đàn ông đeo mặt nạ quỷ tấn công. Cầm súng trong tay, gã đàn mặt yêu cầu người bạn trai quay mặt đi và ép Rocha cởi quần áo.
Do kẻ tấn công đeo mặt nạ, hai nạn nhân không thể mô tả khuôn mặt đối phương. Tuy vậy, thủ đoạn gây án lần này được nhận định là có nét tương đồng với sự việc của Stevie Green, thậm chí còn trắng trợn hơn vì kẻ tấn công tình dục thường không muốn có người khác chứng kiến. Nhận định trên được củng cố sau khi giám định mẫu tinh trùng lạ cho kết quả trùng khớp với kẻ tấn công Green.
Sáng hôm sau, xe của đôi trai gái trẻ được tìm thấy bỏ lại tại nơi cách hiện trường khoảng vài tòa nhà. Quá trình lục soát xe, cảnh sát không phát hiện dấu vân tay hoặc dấu vết khác. Tuy nhiên, việc hung thủ bỏ chiếc xe ngay sau khi đi được quãng đường ngắn cho thấy hắn sống trong khu vực quanh đây, có thể trong bán kính khoảng hai km.
Ngay ngày tiếp theo, hai người phụ nữ đi bộ về nhà từ hộp đêm đã bị một gã đàn ông đeo mặt nạ tiếp cận. Trước họng súng, hai nạn nhân buộc phải theo kẻ này tới khu vực vắng vẻ, nhưng chỉ một nạn nhân bị xâm hại tình dục. Xét nghiệm mẫu tinh trùng cho thấy kẻ tấn công chính là thủ phạm hai vụ án trước đó.
Theo mô tả của hai cô gái, kẻ tấn công cũng là người gốc Phi. Hắn đeo mặt nạ trượt tuyết trùm kín mặt, chỉ để hở mắt và miệng. Nhưng khác với những nạn nhân trước, hai cô gái để ý thấy kẻ tấn công có chiếc răng cửa vàng. Cảnh sát cuối cùng cũng có manh mối để tìm kiếm nghi phạm.
Chad Price có chiếc răng cửa bọc vàng. Ảnh: Filmrise.
Sau khi rà soát hồ sơ của những người gốc Phi sống trong khu vực, điều tra viên tìm được một người có chiếc răng cửa bọc vàng tên Chad Price, 29 tuổi, công nhân xây dựng. Price không có tiền án tiền sự nhưng từng là nghi phạm trong vụ cướp tài sản một năm trước. Giống với kẻ hiếp dâm hàng loạt, kẻ cướp khi ấy cũng rất táo tợn, từng gọi điện đe dọa phóng viên và điều tra viên hoặc khoe khoang “chiến tích”.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Price phủ nhận có liên quan tới các vụ hiếp dâm và từ chối cung cấp mẫu ADN. Vì không có căn cứ xin lệnh cưỡng chế lấy mẫu ADN, điều tra viên bèn tỏ ra thiện chí mang cho Price lon soda để giải khát giữa buổi phỏng vấn. Đúng như dự đoán, Price bật mở lon soda để uống.
Cuối buổi phỏng vấn, thấy Price định quăng lon soda vào thùng rác, điều tra viên cố ý nhắc hắn đừng để nước đổ ra ngoài. Lời nhắc nhở khiến Price đặt lon soda ngay ngắn trong thùng rác đã được lót túi nylon sạch từ trước. Để nước soda không làm bẩn phần nước bọt dính trên miệng lon, điều tra viên chọc thủng đáy cho nước soda chảy ra hết rồi gửi lon tới phòng giám định tiểu bang.
Ngày hôm sau, trước khi có kết quả ADN, một cặp tình nhân trẻ tuổi tiếp tục bị tấn công khi đang đỗ xe trong công viên cách thành phố khoảng 10 dặm. Họ bị kẻ tấn công đeo mặt nạ cầm súng uy hiếp và buộc xuống xe. Cô gái bị xâm hại tình dục trong khi bạn trai đang ở gần. Đây được nhận định là lần gây án thứ tư của nghi phạm giấu mặt.
Lúc này, phòng giám định gửi trả kết quả xét nghiệm ADN. Theo đó, ADN của người uống lon soda trùng khớp với toàn bộ những vụ hiếp dâm trước đó. Price lập tức bị bắt vào ngày 12/9/2000.
Quá trình khám kho đồ do Price thuê, cảnh sát tìm thấy chiếc túi có chứa nhiều món đồ mà kẻ hiếp dâm từng sử dụng trong các lần gây án, bao gồm mặt nạ quỷ, mặt nạ trượt tuyết, súng…
Trước số chứng cứ trên, Price vẫn khẳng định vô tội và cho rằng kết quả giám định ADN đối với mẫu nước bọt trên lon soda đã bị làm giả. Anh ta chưa bao giờ chạm môi vào lon soda nên cảnh sát không thể có ADN của mình. Để chứng minh sự vô tội, Price tình nguyện cung cấp mẫu máu và xét nghiệm lần nữa qua cơ sở giám định độc lập.
Rất bất ngờ, kết quả lần giám định mới đúng như lời Price nói, ADN của Price không trùng khớp với mẫu ADN trích xuất từ bốn nạn nhân. Kết quả này khiến điều tra viên ngạc nhiên vì không hiểu đã sai lầm ở bước nào.
Vì Price bị tạm giam chờ xét xử, việc lấy máu xét nghiệm được thực hiện theo quy trình sau: Kỹ thuật viên phòng giám định độc lập tới trại giam, kiểm tra vòng định danh mà phạm nhân đeo tay rồi lấy máu. Tên và vân tay của người được lấy mẫu sẽ được lần lượt gắn lên trên lọ đựng.
Tù nhân đeo vòng định danh ở cổ tay. Ảnh: Filmrise.
Cán bộ trại giam liền đem dấu vân tay trên lọ đựng mẫu máu đối chiếu với Price, kết quả cho thấy đây không phải vân tay của Price mà thuộc về Derrick Perry. Perry 36 tuổi, là người gốc Phi bị giam giữ cùng khu vực với Price trong trại giam.
Lúc này, hai đặc tình trại giam làm chứng cho biết Price và Perry đã tráo đổi vòng tay định danh vào ngày kỹ thuật viên phòng giám định tới lấy mẫu ADN. Vì kỹ thuật viên không biết mặt Price, Perry có thể đứng lên thay khi được gọi tên mà không bị phát hiện.
Sau lần lấy máu thứ hai, kết quả giám định không còn có thể chối cãi. Price chính là chủ nhân của mẫu ADN trích xuất từ các nạn nhân hiếp dâm.
Ngày 24/5/2001, Price bị bồi thẩm đoàn kết tội Hiếp dâm, Cướp tài sản, và Bắt cóc, lãnh án chung thân. Perry, người theo lịch sẽ được trại giam trả tự do một ngày sau khi tráo đổi thân phận với Price, tiếp tục nhận án 5 năm tù về tội Ngụy tạo chứng cứ. Trại giam từ đó cũng thay đổi quy trình lấy máu tù nhân để ngăn chặn việc tương tự tái diễn.
5 lý do Mỹ vẫn chìm trong khủng hoảng xét nghiệm nCoV
Thiếu nguồn cung vật tư, tái mở cửa vội vàng và không có chiến lược toàn quốc khiến nước Mỹ vẫn chật vật trong nỗ lực xét nghiệm nCoV.
6 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, Mỹ vẫn bị đánh giá chưa xử lý được vấn đề xét nghiệm nCoV. Nước này tuần trước tiến hành hơn 4 triệu lượt xét nghiệm, con số cao chưa từng thấy, nhưng diễn biến ngày càng trầm trọng của đại dịch khiến thành tích này không còn nhiều ý nghĩa.
Rào cản đầu tiên khiến Mỹ chưa thực hiện đủ xét nghiệm để tái mở cửa một cách an toàn là vấn đề về chuỗi cung ứng. Các phòng thí nghiệm thương mại trên cả nước vẫn gặp khó khăn trong việc được cung cấp đủ số lượng thuốc thử, loại hóa chất mà họ sử dụng để chuẩn bị cho xét nghiệm.
Theo Julie Khani, chủ tịch Hiệp hội Phòng thí nghiệm Lâm sàng Mỹ, họ còn thiếu ống hút thí nghiệm, dụng cụ mà các phòng thí nghiệm sử dụng để chuyển mẫu vào máy xét nghiệm. "Có những phòng thí nghiệm sẽ phải ngừng thu thập mẫu, hoặc chỉ tiến hành lấy mẫu với những người có nguy cơ cao. Thử thách thực sự khó khăn. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để tránh nguy cơ này", Khani nói.
Cuối tháng trước, 22% phòng thí nghiệm y tế cộng đồng tại Mỹ cho biết họ chỉ còn đủ lượng thuốc thử và những thành phần xét nghiệm quan trọng khác cho một tuần hoặc ít hơn.
Một nhân viên y tế nghỉ ngơi tại một trạm lấy mẫu xét nghiệm nCoV ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ, hôm 7/7. Ảnh: Reuters.
Giới chuyên gia cảnh báo sự gián đoạn trong bất cứ khâu nào của chuỗi cung ứng cũng có thể nhanh chóng dẫn tới tình trạng quá tải. Một số bang cho biết nỗ lực phân phối vật tư xét nghiệm của chính phủ đôi khi khiến khối lượng công việc còn nặng nề hơn.
Trong thư gửi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ gần đây, John Wiesman, giám đốc Sở Y tế bang Washington, cho biết chính phủ liên bang nhiều lần gửi tới địa phương này những lô vật tư đóng gói kém, không nhãn mác, không tương thích với thiết bị của họ hoặc không sử dụng được.
Wiesman lấy ví dụ về trường hợp chính phủ gửi 250.000 que tăm bông xét nghiệm được đóng thành gói lớn, khiến bang Washington phải khử trùng và đóng gói lại.
Ông vẫn gửi lời cảm ơn chính phủ vì nỗ lực hỗ trợ, cho biết tình hình đã tốt hơn nhiều so với sự thiếu hụt nghiêm trọng hồi đầu năm. Tuy nhiên, Wiesman lưu ý rằng những vấn đề cung ứng hiện nay "có nguy cơ gây hạn chế khả năng xét nghiệm tổng thể tại thời điểm quan trọng của đại dịch".
Khó khăn với các phòng thí nghiệm thêm chồng chất, khi quá trình tái mở cửa khiến số lượng mẫu xét nghiệm tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm mới tăng vọt trên cả nước chỉ là một phần. Nhu cầu gia tăng còn là kết quả của chính sách thúc đẩy xét nghiệm bên trong các nhà tù và viện dưỡng lão. Một số doanh nghiệp cũng tiến hành xét nghiệm hàng loạt nhân viên.
Nếu việc đi lại ở các bang được khôi phục như cũ, nhu cầu xét nghiệm có thể sẽ tiếp tục tăng lên. "Chúng tôi có thể hoàn thành 5.000 - 7.000 xét nghiệm mỗi ngày, đủ để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, việc tái mở cửa sẽ đặt ra thử thách thực sự với chúng tôi, ngay khi lượng du khách trở lại gần với mức bình thường", Thống đốc Hawaii David Ige cho hay.
Giới chức liên bang Mỹ gần đây cho biết họ đang tìm hiểu chiến lược gộp mẫu, giúp mở rộng năng lực xét nghiệm với cùng số lượng vật tư. Phương pháp này trộn mẫu từ nhiều người rồi xét nghiệm. Nếu kết quả là dương tính, từng người sẽ được xét nghiệm riêng. Trung Quốc và một số nước khác đã sử dụng chiến lược này để sàng lọc số lượng lớn người dân.
Tuy nhiên, theo Scott Becker, giám đốc điều hành Hiệp hội Phòng thí nghiệm Y tế Cộng đồng Mỹ, không phải nơi nào cũng phù hợp với chiến lược gộp mẫu. Ông đánh giá cách tiếp cận này chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm nCoV thấp, số lượng mẫu trong một nhóm được giới hạn, đồng thời giới chức có các phòng thí nghiệm chất lượng cao.
Để cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chỉ thúc đẩy xét nghiệm là không đủ. Mục tiêu này còn đòi hỏi cần truy vết tiếp xúc các ca nhiễm, nhằm xét nghiệm và cách ly, tránh để virus lây lan rộng hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ tăng quy mô xét nghiệm lên mức kỷ lục, họ vẫn bị tụt lại trong công tác truy vết tiếp xúc. Chính phủ liên bang hầu như đã giao nhiệm vụ này lại cho cấp địa phương, trong khi họ không đủ cả nhân lực lẫn ngân sách, dẫn tới không thể đáp ứng đủ khối lượng công việc.
Ngay từ nhiều tháng trước, các chuyên gia và giới chức đã cảnh báo Mỹ cần tối thiểu 100.000 người truy vết để tái mở cửa an toàn. Tuy nhiên, các bang đang thực hiện nhiệm vụ với chỉ 1/3 số nhân lực cần thiết. Sự thiếu hụt này nằm trong số những nguyên nhân số ca nhiễm nCoV tăng vọt gần đây.
Hôm 2/7, giám đốc Sở Y tế bang Alaska Anne Zink cho biết số lượng nhân viên ít ỏi của bà bắt đầu bị quá tải. "Trong phần lớn thời gian của đại dịch, 96% ca nhiễm của chúng tôi được liên lạc trong vòng hai giờ sau khi có kết quả dương tính. Tuy nhiên, tốc độ đó nhanh chóng bị giảm sút", Zink cho biết trong cuộc họp do thượng nghị sĩ Bill Cassidy tổ chức.
"Số ca nhiễm tại Alaska đang tăng lên, trong khi đội ngũ nhân viên y tế bị kiệt quệ, còn người dân tụ tập ngày càng đông. Trước đây chỉ có 4-5 trường hợp tiếp xúc, nhưng con số đó giờ đây lên đến 50 hoặc 100. Do đó, khả năng truy vết ngày càng vô cùng khó khăn", bà nói.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân tại thành phố Austin, bang Texas, hôm 28/6. Ảnh: Reuters.
Vấn đề tiếp theo mà Mỹ đang đối mặt là sự chênh lệch tỷ lệ xét nghiệm giữa các khu vực trên cả nước. Hơn 20 triệu người tại Mỹ đang sống tại những khu vực không có điểm xét nghiệm nCoV, thường là những địa phương người da màu chiếm đa số, Quỹ Surgo, một tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực y tế, cho biết.
Covid-19 được cho là phơi bày sự chênh lệch sâu sắc về chủng tộc trong khả năng tiếp cận với xét nghiệm nCoV, cũng như lĩnh vực y tế nói chung tại Mỹ. Quốc hội đã thúc đẩy chính quyền Trump hành động nhiều hơn để theo dõi và giải quyết tác động của Covid-19 đối với cộng đồng người da màu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thiết lập quan hệ với Đại học Morehouse ở Atlanta, một tổ chức vì người da đen, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia giúp theo dõi ảnh hưởng của Covid-19 tới các nhóm chủng tộc thiểu số, đồng thời phục vụ họ tốt hơn.
Chính phủ cũng đã bắt tay vào việc thành lập các điểm xét nghiệm tại những cơ sở y tế đủ điều kiện, nhằm phục vụ "những cộng đồng dễ bị tổn thương trong xã hội". Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ và các nhóm vận động đánh giá nỗ lực của chính phủ vừa muộn màng, vừa không đầy đủ.
Hồi đầu tháng, giám đốc CDC Robert Redfield buộc phải nhận lỗi trước quốc hội, do không cung cấp đầy đủ thông tin về sự chênh lệch giữa các chủng tộc trong đại dịch như luật pháp yêu cầu. Theo báo cáo chính quyền công bố tuần trước, số người gốc Phi nhiễm nCoV cao gần gấp ba lần so với người da trắng, số lượng phải nhập viện cũng gấp 4 lần. Người gốc Tây Ban Nha và châu Á cũng có nguy cơ nhiễm virus và nhập viện cao hơn người da trắng.
Việc Mỹ vẫn chìm trong khủng hoảng xét nghiệm còn bởi nhiệm vụ này bị phân về các địa phương. Chính quyền Trump vẫn quay lưng với phương án phát triển một chiến lược xét nghiệm thống nhất trên toàn quốc, dù họ đã giúp phân bổ nguồn cung ứng và kết nối hệ thống bệnh viện với các phòng thí nghiệm.
Phe Dân chủ và các chuyên gia y tế cho rằng Mỹ cần xây dựng kế hoạch toàn quốc, bao gồm nỗ lực liên bang mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo nguồn vật tư chủ chốt. "Chính quyền Trump thực sự chỉ muốn bỏ qua Covid-19, ngay cả khi số ca nhiễm đang tăng vọt trên toàn quốc. Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi một kế hoạch xét nghiệm toàn quốc. Thật vô cùng đáng thất vọng khi chính phủ tiếp tục đẩy trách nhiệm cho các bang", nghị sĩ Frank Pallone cho hay.
Trước thềm kỳ nghỉ lễ quốc khánh 4/7, giới chức và chuyên gia y tế đã khẩn cầu người Mỹ cố gắng kiềm chế sự lây lan của nCoV, bằng cách thực hiện cách biệt cộng đồng và đeo khẩu trang nơi công cộng.
Một số bang, bao gồm Texas, Florida và California, đã hoãn tái mở cửa và ra lệnh đóng cửa các quán bar do số ca nhiễm nCoV tăng đột biến. Thống đốc Texas Greg Abbott hôm 2/7 ban sắc lệnh hành pháp bắt buộc người dân đeo khẩu trang tại hầu hết nơi công cộng.
Bất chấp các nỗ lực trên, Mỹ hôm 8/7 đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm nCoV mới vượt 60.000, trong khi California và Texas ghi nhận số người chết vì Covid-19 trong một ngày cao kỷ lục. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 3,2 triệu ca nhiễm và gần 135.000 người chết.
Cha lao vào cứu con trai bị gấu vồ trên núi ở Italy Lãnh đạo một khu vực ở miền bắc Italy đã ra lệnh bắn chết con gấu đã tấn công 2 cha con khi họ đi leo núi vào đầu tuần này, dẫn đến sự chỉ trích của các nhà bảo vệ động vật. Người con trai 28 tuổi đang đi trên đường mòn ở núi Peller phía bắc Trentino, Italy thì bị con...