Trào lưu ‘trát phấn’ bùng nổ trong nam giới Hàn
Xã hội Hàn Quốc từng coi việc nam giới trang điểm là hiện tượng bất thường, song giờ đây cảnh tượng ấy đã xuất hiện khắp nơi và Hàn Quốc đang trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều mỹ phẩm dành cho nam nhất thế giới.
Chàng thanh niên Cho Won-hyuk trang điểm cẩn thận trước gương trong nhà riêng tại thành phố Anyang, Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Cho Won-hyuk đứng trước gương trong phòng ngủ và đánh phấn màu nâu vàng lên trán mũi, đôi gò má và cằm tới khi làn da của anh trở nên không tì vết. Sau đó anh dùng một bút chì đen để tô đậm lông mày cho tới khi chúng trở nên đậm hơn và rõ hơn, AP mô tả.
“Một khuôn mặt sáng sủa, trang nhã khiến bạn trở nên sành điệu và tạo ra hình ảnh của một người có khả năng tự chủ tốt. Ngoại hình là một yếu tố rất quan trọng, vì thế khi tôi trang điểm trong những dịp quan trọng, tôi cảm thấy tự tin hơn”, anh nói.
Sự tỉ mẩn của Cho, một thanh niên ở thành phố Anyang, trong việc trang điểm khuôn mặt không phải là hiện tượng hiếm ở Hàn Quốc. Đất nước vốn nổi tiếng bảo thủ, trọng nam và có luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với mọi nam giới, đã trở thành trung tâm của ngành trang điểm cho đàn ông của thế giới.
Nam giới Hàn Quốc chi tổng cộng 495,5 triệu USD cho dịch vụ chăm sóc da trong năm 2011, chiếm gần 21% tổng doanh số dịch vụ chăm sóc da toàn cầu, theo hãng nghiên cứu thị trường thế giới Euromonitor International. Con số đó biến Hàn Quốc thành thị trường chăm sóc da cho đàn ông lớn nhất hành tinh, dù chỉ khoảng 19 triệu nam giới sống ở xứ kim chi. Amorepacific, công ty mỹ phẩm lớn nhất tại Hàn Quốc, ước tính rằng tổng doanh số mỹ phẩm dành cho nam giới tại nước này sẽ đạt hơn 885 triệu trong năm 2012.
Tình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, thăng tiến và tình cảm là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nam giới thường xuyên trang điểm tại Hàn Quốc tăng mạnh trong thập kỷ qua. Một câu nói khá phổ biến trong xã hội Hàn Quốc là:”Ngoại hình là sức mạnh”. Phụ nữ xứ kim chi ngày càng kỳ vọng rằng nam giới sẽ dành thời gian và công sức để trang điểm làn da của họ.
Bằng chứng về xu hướng mới trong cách thể hiện nam tính ở đàn ông xuất hiện ở khắp nơi. Trong một quán cà phê đông đúc ở thành phố Seoul, một cô gái lấy son môi ra khỏi túi xách và thường xuyên bôi nó lên cặp môi của người bạn trai trong lúc họ nói chuyện. Tại một chung cư cao cấp, một nhân viên bảo vệ nam thực hiện công việc canh gác với khuôn mặt đầy phấn, dù anh chỉ trông coi phần sảnh của tòa nhà. Hãng hàng không Korean Air tổ chức những lớp trang điểm mỗi năm một lần cho các tiếp viên nam.
“Tôi có thể hiểu tại sao các cô gái không muốn đi ra ngoài mà không trang điểm, bởi nó tạo nên sự khác biệt lớn”, Cho Gil-nam, một thanh niên cao lớn 27 tuổi và làm công việc điều tra gian lận bảo hiểm tại Seoul, bình luận.
Video đang HOT
Cho nói rằng anh bắt đầu một ngày mới bằng việc trang điểm, sau khi rửa mặt với nhiều thao tác và sử dụng chất làm ẩm da mặt. Anh cũng mang theo một túi trang điểm nhiều màu để có thể tiện chỉnh sửa gương mặt trong các nhà vệ sinh công cộng vào bất kỳ lúc nào.
Mặc dù các công ty mỹ phẩm Mỹ thông báo doanh thu từ sản phẩm dành cho nam tăng, đàn ông Mỹ lại rất ngại trang điểm. “Đàn ông trang điểm là một xu hướng lệch lạc” là tiêu đề của một bài báo tại Mỹ gần đây.
“Nhưng tại Hàn Quốc, vẻ đẹp nữ tính của đàn ông lại là biểu hiện của thành công về mặt xã hội”, Roald Maliangkay, trưởng khoa tiếng Triều Tiên tại Đại học Quốc gia Australia, nhận định.
Hàng ngày giới truyền thông Hàn Quốc dội bom nam giới bằng những thông điệp có nội dung giống nhau: Một làn da không tì vết là yếu tố quan trọng để gặt hái thành công trong sự nghiệp và tình cảm.
“Trong xã hội này, ấn tượng ban đầu của con người rất quan trọng. Làn da của một người đàn ông là yếu tố quyết định trong việc tạo ấn tượng, vì thế tôi chăm sóc làn da”, Kim Deuk-ryong, một sinh viên 20 tuổi, nói.
Trước đây nam giới Hàn Quốc luôn tỏ ra rắn rỏi và mạnh mẽ. Tình hình bắt đầu thay đổi từ những năm cuối của thập niên 90, khi chính phủ Hàn Quốc nới lỏng lệnh cấm những văn hóa phẩm từ Nhật Bản. Lệnh cấm tạo điều kiện cho người Hàn tiếp xúc với nhiều quan niệm khác nhau về vẻ đẹp của nam giới, bao gồm vẻ đẹp nữ tính của những nhân vật trong các truyện tranh nổi tiếng.
James Turnbull, một nhà văn và giảng viên về văn hóa Hàn Quốc, nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 và 1998 cũng đóng vai trò trong việc thay đổi suy nghĩ của người Hàn.
“Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á thúc đẩy sự thay đổi hình ảnh phổ biến của nam giới trên các phương tiện truyền thông. Do đó, phụ nữ cũng bắt đầu thay đổi quan niệm về vẻ đẹp của đàn ông”, Turnbull nói.
Năm 2002, rất nhiều người Hàn Quốc đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của Ahn Jung-hwan, người hùng trong đội tuyển thi đấu bóng đá tại giải World Cup của Hàn Quốc. Sau đó anh trở thành nhân vật hàng đầu của “các hoa nam” – một nhóm những ngôi sao thể thao cùng người nổi tiếng có gương mặt rất điển trai, da dẻ mịn màng, ăn mặc hợp thời trang và gặt hái thành công nhờ bán mỹ phẩm cho nam giới. Đàn ông trên khắp đất nước Hàn Quốc tìm mọi cách để có ngoại hình giống các “hoa nam”. Sự khuyến khích của nữ giới khiến xu hướng “nữ hóa” của đàn ông phát triển rất nhanh. Một thập niên sau, những người đàn ông nổi tiếng với khuôn mặt được trang điểm kỹ là cảnh tượng phổ biến tại các đô thị Hàn Quốc.
Kim Jong-hoon, một công nhân 27 tuổi ở thành phố Paju, nói rằng việc giới truyền thông thường xuyên đưa hình ảnh những nam giới nổi tiếng với làn da hoàn hảo khiến anh từ bỏ xà phòng nước để áp dụng chế độ chăm sóc da theo nhiều công đoạn – từ tẩy rửa bụi và mồ hôi, xoa kem chống nhăn quanh mắt, xức dầu thơm và bôi một chút phấn.
“Làn da của tôi không xấu, nhưng các phương tiện truyền thông liên tục nói rằng da là một trong những thứ quan trọng nhất. Do vậy tôi muốn chăm sóc nó”, Kim tâm sự.
Từng được coi là hiện tượng bất thường, giờ đây cảnh tượng nam giới trang điểm đã xuất hiện khắp nơi. Nó cũng trở thành một đề tài hấp dẫn để mọi người nói chuyện.
“Tôi cảm thấy tôi có nhiều thông tin để nói với những người cũng sử dụng mỹ phẩm để trang điểm, bởi chúng tôi có nhiều điểm chung”, Kim Ae-kyung, một nhân viên văn phòng 35 tuổi, nói.
Theo VNE
Ấn Độ bùng nổ dịch vụ phát hiện nói dối
Ngày càng nhiều công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối để giúp khách hàng xác định xem nhân viên hay thậm chí là các đức ông chồng có trung thực hay không. Nhiều nhà làm luật cáo buộc những công ty này xem thường pháp luật.
Mỗi ngày làm việc tại Công ty Helik Advisory, nhà khoa học Deepti Puranaik đều dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra xem ai đó nói thật hay không, theo BBC.
"Một số bà vợ thì đưa các ông chồng đến để kiểm tra xem bạn đời có bồ nhí hoặc lập "quỹ đen" bên ngoài hay không", bà Puranaik cho BBC biết.
Một số công ty thì thuê Helik Advisory dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra tính trung thực của nhân viên sắp tuyển dụng, hoặc kiểm tra những nhân viên bị nghi ngờ ăn trộm tài sản của công ty.
Công ty Helik Advisory mới hoạt động được một năm, nhưng đến nay đã thu hút hàng trăm khách hàng mỗi ngày nhờ vào chính sách đảm bảo bí mật cho đối tác.
"Nhiều người không muốn đến cảnh sát bởi vì rất mất thời gian và cảnh sát sẽ công khai vụ việc của họ", BBC dẫn lời ông Rukmani Krishnamurthy, Chủ tịch Helik Advisory - cựu nhân viên pháp lý thuộc chính phủ Ấn Độ.
"Một số khách hàng đến với chúng tôi bởi vì họ không muốn người ngoài biết tới những vụ trộm cắp trong nội bộ công ty hay tổ chức", theo ông Krishnamurthy.
Bà Puranaik cũng cho biết, máy phát hiện nói dối không những chỉ nhằm phát hiện việc không trung thực, mà còn giúp người bị tình nghi chứng minh sự trong sạch của họ.
"Máy phát hiện nói dối có độ chính xác khoảng 80%", theo bà Puranaik.
Bà Deepti Puranaik (sau màn hình máy tính) dùng máy phát hiện nói dối để kiểm tra phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan - Ảnh chụp màn hình video của BBC
Máy phát hiện nói dối sẽ đo những thay đổi tâm lý của con người như huyết áp, đổ mồi hôi và nhịp thở. Nhà phát minh người Mỹ William Marston là người đầu tiên tạo ra máy phát hiện nói dối vào năm 1971.
Máy phát hiện nói dối được sử dụng tại Ấn Độ trong nhiều năm qua, trong đó có cả lực lượng cảnh sát. Nhưng vào năm 2010, Tòa án Tối cao Ấn Độ bác bỏ việc dùng máy phát hiện nói dối để làm chứng cứ chứng minh người vô tội, và máy này chỉ được dùng để hỗ trợ công tác điều tra của cảnh sát.
Helik Advisory chỉ là một trong số hàng trăm công ty tư nhân ở Ấn Độ cung cấp dịch vụ kiểm tra nói dối trong vòng 5 năm qua, theo BBC.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ pháp lý tư nhân cũng đang khởi sắc tại Ấn Độ. Bằng chứng là nhiều công ty tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm tra chữ ký, phân tích chữ viết tay và thậm chí kiểm tra tính cách.
Các công ty này cho rằng dịch vụ của họ giúp cảnh sát giảm tải và tập trung vào những vụ án nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và một số nhà làm luật Ấn Độ cho rằng những công ty này đang xem thường pháp luật.
"Tôi nghĩ đây là một xu hướng nguy hiểm... Những tay tư nhân lợi dụng các dịch vụ pháp lý để kiếm tiền, trong khi đó họ không có một hệ thống pháp lý nào để tiến hành những dịch vụ này", BBC dẫn lời luật sư Bharat Chugh thuộc Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Tuy nhiên, ông Krishnamurthy - Chủ tịch Helik Advisory tranh luận lại rằng, cho đến khi chính phủ Ấn Độ có đủ các cơ sở kiểm tra pháp lý thì những công ty như Helik Advisory sẽ đáp ứng nhu cầu người dân.
Theo TNO
Đại học ảo bùng nổ ở châu Á Từ Cameroon, anh Michael Nkwenti Ndongfack tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ trực tuyến ở tận Malaysia và dự định bảo vệ luận án qua Skype, một ứng dụng đàm thoại qua mạng. Nhiều trường đại học tin rằng học tập trực tuyến sẽ trở thành cách tiếp cận tri thức phổ biến nhất trong tương lai. Ảnh: chinasmack.com. Ndongfack, một...