Trào lưu phẫu thuật cơ bụng nam giới: Con đường ngắn nhất để có 6 múi?
Phương pháp “tạc cơ bụng” là trào lưu được nam giới Thái Lan, Hàn Quốc ưa thích. Bác sĩ cho biết bệnh nhân phải bỏ hơn 4.000 USD và đối mặt với nhiều biến chứng khi thực hiện.
Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một thanh niên khoe bụng 6 múi nhờ phẫu thuật chứ không phải từ việc tập luyện. Được biết, đây không phải phương pháp mới trong ngành thẩm mỹ, nhưng những năm gần đây, nó lại trở nên phổ biến tại các nước châu Á, nhất là ở Hàn Quốc và Thái Lan.
Thay vì dành thời gian cho việc tập luyện thể thao, chế độ ăn uống hợp lý, nhiều chàng trai chọn cách “tạc cơ bụng” để có thân hình 6 múi quyến rũ trong thời gian ngắn nhất. Mặc dù ra đời và được áp dụng từ rất lâu, nó vẫn nhận những phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, không ít người trẻ Hàn Quốc đồng ý việc này tiết kiệm nhiều thời gian.
Theo Bastille Post, bác sĩ sẽ tiến hành hút mỡ bụng bệnh nhân để các múi cơ lộ ra. Sau đó, họ tiếp tục được tách tế bào mỡ từ các rãnh giữa khối cơ, kết hợp tia laser để cầm máu bệnh nhân. Quá trình tạc cơ bụng này kéo dài từ 1-2 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được cố định bằng những miếng bông băng tạo hình. Ngoài ra, họ phải chịu những cơn đau “hành xác” sau khi thuốc thuốc gây tê hết tác dụng.
Theo Koreaboo, rất nhiều chàng trai cho rằng các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để cơ thể đẹp hơn nên nếu bản thân tự tin thì việc này không có gì sai.
Người bệnh phải quấn băng cố định từ 3-6 tuần để cơ bụng ổn định và phục hồi hoàn toàn.
Video đang HOT
Trong suốt thời gian đó, họ phải đeo lỉnh kỉnh dụng cụ hút dịch từ vết thương. Mọi sinh hoạt thường ngày đều phải có người hỗ trợ, công việc nặng phải ngưng lại hoàn toàn.
Sau khi gỡ băng, người thực hiện đối mặt với nguy cơ vết thương không lành hoặc để lại sẹo vĩnh viễn. Bác sĩ thực hiện cho biết, biến chứng lớn nhất họ gặp phải là thực hiện lại ca phẫu thuật nếu múi bụng bị lệch, mô mỡ bị nhiễm trùng…
Được biết, chi phí thực hiện phẫu thuật lên đến 4.000 USD. Trả lời Bastille Post, một số người nhận định “tạc cơ bụng” ở phái mạnh không khác nhiều so với phẫu thuật nâng ngực của phái nữ.
Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này được các bác sĩ khuyến cáo dành cho những người tập luyện nhưng không lên cơ hoặc những người có ngoại hình cân đối. Vì sau khi phẫu thuật, nếu không giữ gìn vóc dáng và chế độ ăn hiệu quả, mô mỡ sẽ che lấp múi cơ và cuộc đại phẫu xem như công cốc.
Theo news.zing.vn
Đây chính là lộ trình giúp các mẹ sau sinh mổ phục hồi thật tốt và hiệu quả
Để sau sinh mổ không còn nhiều đau đớn và nhanh chóng hồi phục các mẹ hãy theo dõi và làm theo 7 giai đoạn dưới đây nhé.
Một giờ sau ca mổ: Nằm yên tĩnh
Ngay sau khi mổ, bạn sẽ được chuyển tới khu vực hậu phẫu thuật để theo dõi tránh ra máu (từ âm đạo và vết mổ), ổn định huyết áp, nhiệt độ và truyền sắt tĩnh mạch. Tại thời điểm này, có thể bạn sẽ không cảm thấy gì nhiều ở phần dưới do tác dụng của thuốc gây tê hoặc thấy một chút run rẩy, choáng váng do morphine gây ra khi đang được truyền sắt tĩnh mạch.
Giai đoạn này cần nhất là nghỉ ngơi yên tĩnh (Ảnh minh họa).
Ngày thứ nhất sau mổ: Đau đớn tăng vọt sau 18h sau sinh
Sau hàng giờ theo dõi (nếu không có bất kỳ biến chứng nào) bạn sẽ được chuyển sang khu vực phục hồi sau sinh. Các mẹ lúc này có thể ăn được đồ lỏng (sinh tố, canh hay nước ép) cho tới khi bác sĩ khuyến cáo ăn được thực phẩm đặc hơn. Sau khi phẫu thuật, các y tá sẽ xoa bóp tử cung để giúp nó co lại và thu nhỏ lại so với kích thước bình thường. Bạn sẽ được khuyến khích ra khỏi giường nếu có thể dù vừa mới trải qua cuộc sinh mổ nhiều đau đớn, nhưng hoạt động sớm sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi của phần bụng hơn.
Cơn đau có thể tăng vọt sau 18 giờ sau khi mổ (Ảnh minh họa).
Cơn đau hậu phẫu thường tăng vọt 18 giờ sau sinh. "Đó là khi thuốc giảm đau sử dụng gây tê tủy sống hết tác dụng", bác sĩ chuyên khoa nội soi tại bệnh viện San Diego Sean Daneshmand (Mỹ) cho hay.
Ngày thứ hai sau mổ: Nên tích cực vận động nhẹ
Tùy thể trạng mà ống truyền có thể rút ra sớm hoặc lâu hơn, có nghĩa là các mẹ có thể xuống giường đi bộ hoặc ít nhất là đi tắm và quay lại.
"Sau ngày đầu tiên, chúng tôi khuyến khích bạn nên tăng cường hoạt động càng sớm càng tốt, dĩ nhiên sẽ khá đau. Vậy nên hãy hoạt động ở cường độ thoải mái với bản thân" Tiến sĩ Aaron B. Caughey, cựu thành viên của Ủy ban bác sĩ sản khoa Hoa Kỳ về Thực hành sản khoa cho biết. "Hoạt động thể chất tăng lên giúp lưu thông máu, cải thiện chức năng ruột và giúp bạn trở lại nhịp sinh học bình thường sớm hơn."
Bạn có thể tắm trong 1 ngày sau mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. "Đừng chà rửa vết mổ nhưng hãy để xà phòng chảy qua nó".Làm khô khu vực mổ bằng cách thấm nhẹ hoặc dùng máy sấy thổi.
Mẹ có thể xuống giường đi bộ để tăng khả năng phục hồi, chú ý hoạt động vừa sức (Ảnh minh họa).
Bạn cần đeo một miếng băng đề phòng ra máu và điều này có thể kéo dài vài tuần sau sinh. Đây là dịch tiết hoàn toàn bình thường gọi là lochia, nó là sự kết hợp của máu, chất nhầy và mô tử cung còn sót lại.
Sau khi ống truyền được rút ra các mẹ cần tiếp tục chú ý và uống thuốc giảm đau nếu cần thiết và bắt đầu ăn được thức ăn bình thường.
Ngày thứ 4 sau mổ: Tránh làm việc nặng, chỉ lên xuống cầu thang khi cần thiết
Các mẹ sinh thường thường ở lại bệnh viện trong khoảng hai ngày nhưng với các mẹ sinh mổ sẽ là khoảng bốn ngày.
Các mẹ nên giữ cho vết thương sạch sẽ và không để gì tác động vào vết thương là cách tốt nhất đề hồi phục. Rajiv B. Gala - bác sĩ trẻ của Đại học Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ chia sẻ:"Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng có loại sản phẩm không kê đơn tốt hơn việc chăm sóc vết thương đúng cách".
Tránh các công việc nặng và chăm sóc vết mổ đúng cách
Thời gian này không nâng bất cứ thứ gì nặng hơn trọng lượng của em bé và tránh quan hệ giao hợp, tránh dùng băng vệ sinh và thụt rửa cho đến khi kiểm tra xong sáu tuần sau mổ. Đại học Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các mẹ không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trong vài tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng, các công việc khác cũng nên tránh bao gồm: lái xe và leo cầu thang.
Hãy chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết xuống tầng dưới nếu bạn ở nhà nhiều tầng và hãy đảm bảo rằng bạn chỉ leo lên, leo xuống cầu thang khi thực sự cần thiết.
Tuần thứ 2 sau mổ: Đề phòng biến chứng
Thời gian này bạn sẽ đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết mổ có bị sưng đỏ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng không? Nếu bạn có triệu chứng trên hoặc bị sốt hơn 37 độ C hãy gọi ngay cho bác sĩ. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ để nhận được lời khuyên về các vấn đề bản thân chưa rõ để đảm bảo cơ thể phục hồi được tốt nhất.
Hãy theo dõi sức khỏe đề phòng biến chứng sau mổ (Ảnh minh họa).
2 tuần sau mổ bạn sẽ cảm thấy khá hơn tuy nhiên tuần này có thể hay bị chuột rút. Dù sinh thường hay sinh mổ, các mẹ vẫn cần tới 6 tuần để tử cung trở lại kích thước bình thường. Bác sĩ Daneshman khuyên: "Bạn nên đặt một miếng giữ nóng hoặc một chai nước nóng lên bụng (tránh vết mổ) có thể sẽ hỗ trợ phục hồi nhanh hơn cũng như giảm đau".
Tuần thứ 4 sau khi mổ: Lắng nghe cơ thể
Trong giai đoạn này bạn có thể di chuyển dễ dàng hơn, đi bộ lâu hơn và giảm dần việc ra máu. Tuy nhiên bạn vẫn cần kiểm tra lại kỹ càng, theo Shawn Tassone - thạc sĩ của viện Austin, Texas (Mỹ): "Đừng so sánh việc phục hồi với những người khác vì tốc độ phục hồi của mỗi người đều khác nhau do gen của họ khác nhau. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, nếu bị đau và mệt mỏi hãy làm mọi việc chậm lại và nghỉ ngơi thật nhiều. Có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ."
Tuần thứ 6 sau mổ: Phục hồi hoàn toàn
Cơ thể cần ít nhất 6 tuần hoặc hơn để trở lại bình thường (Ảnh minh họa).
Tin tốt là tới thời điểm này, dường như bạn đã bình phục hoàn toàn. Theo bác sĩ Galaa "Bạn càng khỏe mạnh trước khi mổ bao nhiêu thì thời gian bạn phục hồi càng nhanh bấy nhiêu, việc phục hồi từ một ca sinh mổ không biến chứng thường mất khoảng 4-6 tuần."
Bác sĩ Tassone cho hay: "Tại thời điểm này, hầu hết các vết khâu của bạn đã phục hồi khoảng 50%, tử cung đã trở lại bình thường và bạn có thể quan hệ giao hợp".Ông cũng nói thêm: "Một số phụ nữ có thể bị đau nếu va chạm mạnh vào vết mổ nhưng phần lớn vết thương đã lành nên bạn hoàn toàn có thể hoạt động bình thường".
Theo Helino
Đôi song sinh khiếm thính vẫn nói lưu loát 2 ngôn ngữ Cặp song sinh 7 tuổi ở Anh có thể nói lưu loát tiếng Anh và Italy mặc dù bị khiếm thính nặng. Năm 2012, Zack và Dylan Pezzuto chào đời đã không nghe được âm thanh. Bác sĩ cho rằng nguyên nhân có thể trong lúc mang thai, người mẹ đã bị nhiễm khuẩn gây tổn thương đến ống tai. Lúc đầu, các...