Trào lưu mới trong phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em trên thế giới
Từ tháng 6 năm 2012, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục Anh, tất cả trẻ học lớp 1 phải trải qua một bài kiểm tra bắt buộc về phonics.
Năm 2000, sau các cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm, Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về Đọc đã kết luận việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics có hiệu quả tốt hơn hẳn các phương pháp khác. Cũng trong năm 2000 tại Singapore, cuộc thử nghiệm về phương pháp Phonics so với các phương pháp khác cho kết quả tương tự; ngay sau đó, Bộ đã cho ứng dụng chương trình Phonics tại các trường tiểu học.
Tiếng Anh theo phương pháp Phonics là gì, tại sao nó lại được các nhà giáo dục học và khoa học trên thế giới coi là phương pháp tốt nhất để dạy trẻ học tiếng Anh, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Học viên nhí tại Thổ Nhĩ Kỳ học Phonics theo chương trình của I Can Read.
Học viên nhí với lớp học Phonics tại I Can Read.
Tiếng Anh Phonic, nói một cách đơn giản, là phương pháp dạy tiếng Anh theo phương pháp đánh vần từng âm tương tự như tiếng Việt, sau khi học Phonics, trẻ có thể phát âm chuẩn tất cả các từ, ngay cả những từ mới. Phương pháp phonics còn cho phép trẻ có thể viết đúng chính tả những từ trong vốn từ vựng của chúng.
Học viên nhí đang học phonics tại I Can Read Indonesia.
Video đang HOT
Học viên nhí đang học Phonics tại I Can Read Vietnam.
Trái ngược với phương pháp Phonics là phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống, trong đó 1 từ được coi là đơn vị không tách rời. Trẻ học bằng cách nhắc đi nhắc lại từ đó cho đến khi thuộc lòng. Phương pháp này đòi hỏi trẻ phải sử dụng rất nhiều trí nhớ và không thể phát âm những từ chưa học.
Tuy vậy, để dạy trẻ tiếng Anh bằng phương pháp Phonics là rất khó. Trong tiếng Anh không có quan hệ 1-1 giữa chữ cái và âm như tiếng Việt. Nói một cách chính xác hơn là quy luật 1-1 chỉ áp dụng với các phụ âm còn các nguyên âm thì không. Chỉ có 5 nguyên âm là a, e, i, o, u theo cách viết nhưng có tới 24 nguyên âm theo cách đọc.
Tiến trình đọc theo phương pháp phonics.
Ví dụ một phụ âm “a” được đọc là e trong “cat”, đọc là o trong “was”, đọc là ây trong “baby”, đọc là a trong “father”, đọc là i trong “orange”…Ngược lại, âm “e” được viết là a trong “valley”, ai trong “said”, e trong “met”… Cách đọc sẽ phụ thuộc vào các chữ xung quanh, vị trí của từ trong câu hoặc trọng âm.
Ngay trong việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics các nhà khoa học cũng đang tranh cãi rất nhiều về việc nên dạy chữ cái trước hay nên dạy âm trước, các nguyên âm nên dạy theo thứ tự của bảng chữ cái hay theo các âm thông dụng, làm thế nào để người học, đặc biệt là các em nhỏ có thể nhớ được tới 24 nguyên âm với rất nhiều quy luật khác nhau trong đó có những quy luật không dễ để diễn tả bằng lời.
Chưa kể, khả năng tập trung của các em nhỏ không tốt, việc đối diện với các quy luật khô khan sẽ khiến các em buồn chán vì thế sẽ không có hiệu quả.
Chính vì lý do đó mà việc dạy và học tiếng Anh theo phương pháp Phonics không được áp dụng rộng rãi. Chỉ đến những năm gần đây, với sự phát triển của ngành tâm lý giáo dục học, các nhà khoa học đã nghiên cứu các phương pháp giảng dạy khiến các quy luật đánh vần trở thành một thói quen tiềm thức đối với trẻ. Trẻ có thể vận dụng gần như tự động mà không phải tư duy. Một trong những phương pháp thành công nhất là chương trình I Can Read.
Năm 2000, Bộ Giáo dục Singapore đã đồng ý cho tiến hành một cuộc thử nghiệm nhằm so sánh hiệu quả của việc dạy tiếng Anh theo phương pháp Phonics của hệ thống I Can Read so với phương pháp dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học. Kết quả kiểm tra cho thấy nhóm trẻ em học theo phương pháp Phonics đạt kết quả trung bình 99.97% trong bài kiểm tra phát âm sau đó. Hiện I Can Read cũng đã có mặt tại Việt Nam, thông tin chi tiết xem
Tiếng Anh theo phương pháp Phonics nên được học ngay từ khi còn nhỏ, tốt nhất là trước khi học tiếng Anh tại trường; bởi vì một khi trẻ đã được dạy tiếng Anh theo phương pháp truyền thống thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để nắm được các quy tắc của Phonics do sự đối nghịch về nguyên tắc của 2 phương pháp.
Đến nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới đang theo bước Anh quốc nhằm giới thiệu Phonics vào chương trình giáo dục của mình và thu được những kết quả tích cực.
Theo dân trí
Chữa "ngọng" tiếng Anh: Không khó
"Ngọng" trong tiếng Anh, mà người Việt thường mắc phải nhất, theo những kết luận của ông Simon Andrews, Giám đốc điều hành hệ thống giảng dạy Anh ngữ cho trẻ em I Can Read tại Việt Nam, đó là "nuốt" âm cuối, "nuốt" chữ ở những âm tiết dài, không nắm được quy tắc phát âm...
"Người Việt nhìn chung sử dụng tiếng Anh rất tốt, nhất là các bạn trẻ. Tôi đã gặp nhiều bạn mặc dù chưa ra nước ngoài bao giờ nhưng có thể sử dụng tiếng Anh vô cùng chuẩn, tôi rất ngạc nhiên và thán phục. Trình độ tiếng Việt của tôi sẽ không bao giờ được tốt như thế dù tôi có ở Việt Nam bao lâu đi nữa. Nhưng tôi cũng gặp nhiều bạn dù vốn từ vựng rất tốt nhưng không đủ tự tin khi giao tiếp, vì các bạn sợ nói không chuẩn". Ông Simon chia sẻ một số lưu ý nho nhỏ để mọi người cùng phát âm tiếng Anh "chuẩn không cần chỉnh".
Đọc phụ âm
Một điểm rất dễ thấy đối với người Việt Nam khi nói tiếng Anh là xu hướng không phát âm rõ âm cuối. Âm cuối trong tiếng Anh cũng như dấu trong tiếng Việt của các bạn, nếu không phát âm rõ sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ như từ Catch (bắt, chụp) nếu các bạn không phát âm rõ âm "ch" ở cuối sẽ thành Cat (con mèo). Hoặc như từ Guest nếu không phát âm âm "t" cuối sẽ thành Guess (suy đoán, dự đoán), nếu không phát âm cả 2 âm st ở cuối sẽ thành Get (nhận được, đạt được). Cũng giống như khi tôi học tiếng Việt, 1 chữ Ba nhưng với 6 dấu khác nhau sẽ có 6 nghĩa khác nhau vậy.
Để khắc phục điều này, ở I Can Read, chúng tôi dạy học viên nhí theo phương pháp đánh vần từng âm để tạo thành từ (tương tự như tiếng Việt), vì vậy các bạn vừa không thể quên được âm cuối cùng, vừa có thể phát âm chuẩn ngay cả những từ mà mình chưa gặp bao giờ.
Có một mẹo nhỏ để luyện phát âm âm cuối ở nhà, đó là viết từ ra giấy, bỏ nguyên âm, chỉ phát âm phụ âm. Ví dụ: Hot bỏ nguyên âm đi sẽ là H...t, bạn chỉ cần đọc hờ tờ một vài lần, khi bạn đọc trở lại Hot sẽ có đủ âm cuối.
Đọc chậm và đọc rõ
Một điểm nữa là khi phát âm, người Việt phát âm thường bị nuốt mất chữ đặc biệt là đối với các từ dài. Ví dụ từ differentiation (tạo sự khác biệt) nếu đọc nhanh và mất âm sẽ trở thành defension (không có nghĩa).
Để khắc phục vấn đề này lời khuyên cho các bạn là đọc thật chậm và rõ từng âm một trong từ đó.
Một số âm gió không có trong tiếng Việt như âm th các bạn cần đè lưỡi giữa 2 hàm răng và thổi ra. Âm sh và p, t khi phát âm các bạn có thể đặt tay trước miệng và cảm nhận hơi thổi ra từ miệng.
Có một điểm gây tranh cãi rất nhiều là tiếng Anh giọng Mỹ, giọng Úc hay giọng Anh là hay nhất. Thực ra theo tôi điều này không quan trọng; quan trọng nhất là bạn có khả năng giao tiếp: nghĩa là hiểu người khác và làm cho người khác hiểu. Có bao nhiêu dân tộc trên thế giới thì có bấy nhiêu giọng nói tiếng Anh. Ngay trong nước Mỹ, Úc hay Anh thì mỗi vùng sẽ có một giọng điệu khác nhau, nên người nước ngoài như chúng tôi sẽ không quan tâm bạn nói giọng gì mà chỉ quan tâm bạn nói có rõ hay không, có dễ hiểu và tự tin hay không. Vì vậy, các bạn đừng quá lo về accent (giọng) của mình nhé.
Tiếng Anh cũng có quy tắc đọc?
Khi các bạn trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài, tôi thấy có một điểm chung là khi các bạn nói quá nhanh và một số từ người nghe không hiểu phải hỏi lại. Lúc đó, các bạn dễ trở nên mất bình tĩnh và nhiều khi phải dừng lại để đánh vần từng chữ rồi hỏi lại người đối diện xem từ này phát âm thế nào. Việc này xảy ra là do người Việt học phát âm bằng trí nhớ. Nhiều khi cùng 1 từ nhưng mỗi thầy cô giáo đọc theo cách khác nhau khiến các bạn học viên không biết đâu mới là chuẩn. Từ trước đến giờ tất cả mọi người đều nghĩ việc phát âm trong tiếng Anh là bất quy tắc và cách duy nhất để nhớ cách phát âm một từ là phải học thuộc. Điều này không đúng. Thực ra tiếng Anh có quy tắc đọc nhưng rất phức tạp đến mức đến bây giờ nó cũng không được dạy rộng rãi tại các nước nói tiếng Anh.
Khi hệ thống I Can Read ra đời, các quy tắc phát âm chuẩn mới được trình bày một cách dễ dàng và có hệ thống để trẻ em có thể dễ dàng theo học. Theo thống kê, đã có 110.000 học viên nhí học đọc thành công tại các trung tâm I Can Read tại 9 quốc gia trên toàn thế giới.
Tuy vậy, theo tôi điều quan trọng nhất khi nói tiếng Anh là phải tự tin vào những gì mình nói. Sự tự tin này được xây dựng dựa trên cơ sở thực hành liên tục cộng với việc học tiếng Anh đúng phương pháp".
Theo dân trí
Cần có pháp lệnh về chính tả tiếng Việt Một vấn đề đặt ra là có cần thiết bổ sung các chữ "f, j, w, z" vào bảng chữ cái tiếng Việt không, khi mà những chữ này lâu nay vẫn xuất hiện thường xuyên ở SGK và các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là kiến nghị của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học quốc...