Trào lưu ‘dạy con’ nguy hiểm trên TikTok
Để có thêm lượt xem, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng đập đồ vật, mắng nhiếc con mình và đăng lên TikTok.
Những video “ dạy con” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên TikTok, nhưng cách dạy phản cảm có thể để lại hậu quả lâu dài.
Trong một video, bà mẹ bắt con mình cọ sàn để phạt tội đánh nhau, vừa quay phim vừa mắng nhiếc. Một video khác ghi lại cảnh 3 đứa trẻ vừa khóc, vừa bị bắt đứng vào tường và “thụt dầu” vì làm trái ý cha.
Ở một video đang được chia sẻ rất nhiều, người cha vừa chửi mắng con gái mình vừa đập chiếc laptop đang để trên giường vì cô bé đúng ra đã phải đi ngủ. Tuy nhiên, cô bé trông như đang cố nhịn cười, còn người cha trong phần bình luận khẳng định đây là dàn dựng.
Dù dàn dựng hay không, những video này cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng, theo Wall Street Journal .
Sau khi nhìn video một người cha lấy đàn đập TV con riêng của vợ, người hàng xóm đã báo cơ quan bảo vệ trẻ em. Cả gia đình Derek Hensley, sống tại bang West Virginia, đã phải đến gặp cảnh sát để làm việc.
“Tôi rất tiếc vì các con mình phải trải qua việc đó”, Hensley, kỹ thuật viên kiểm tra thuốc cho biết. Tuy nhiên, anh này cũng cho rằng mình không cảm thấy hối hận vì đã làm video đập TV của con.
Trong video, người cha đập vỡ TV của con vì không chịu làm việc nhà. Sau đó, anh này cho biết đây là video dàn dựng.
Việc “dạy” con bằng cách bạo hành đang trở thành trào lưu mới trên TikTok. Free Hess, bác sĩ nhi đồng thời là chuyên gia về bảo vệ trẻ em cho biết lượng video kiểu này trên TikTok nhiều hơn hẳn so với các nền tảng như Facebook, Instagram.
Theo bà Free Hess, kể cả khi những video là dàn dựng, chúng vẫn gây hại bởi tạo ra tâm lý cổ vũ bạo hành. Nguy hiểm đối với trẻ em nằm ở chỗ những video này đều được đưa lên mạng.
“Kể cả khi trẻ em không theo dõi mạng xã hội của cha mẹ chúng, thì nhiều đứa bé hiện nay đã phụ thuộc mạng xã hội. Người lớn không thể hiểu được cảm giác của một đứa trẻ khi cả thế giới nhìn thấy chúng”, bà Hess nhận xét.
Theo chia sẻ của vị bác sĩ này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mắng con, dù là công khai hay riêng tư, không phải là biện pháp giáo dục hiệu quả.
“Mắng chúng không làm thay đổi hành vi, mà chỉ làm giảm lòng tự trọng của trẻ con. Khi chúng bị mắng, chúng sẽ cảm thấy cần phải ghét ai đó, có thể là cha mẹ hoặc chính bản thân chúng”, bà Hess nhận xét.
Giải thích về những video này, đại diện của TikTok cho biết nền tảng này sẽ xóa những nội dung thể hiện hoặc cổ vũ bạo lực với trẻ em.
“Chúng tôi không nhận thấy lượng lớn video thể hiện phụ huynh hoặc người chăm trẻ phạt con và vi phạm quy tắc cộng đồng”, đại diện nền tảng này cho biết.
Bản chất của mạng xã hội là xen vào việc của người khác
Hensley, người cha đập TV của con cho biết anh lập tài khoản TikTok theo gợi ý của con mình. Video ban đầu của Hensley, mô tả cảnh anh tháo cửa phòng con mình trong khi chúng níu lại, thu hút tới 5,7 triệu lượt xem và nhiều lời khen ngợi.
Hensley tiếp tục làm các video tiếp theo cùng chủ đề, như lấy điện thoại của con. Trong một số video, người đàn ông này còn gắn thẻ các con của mình để kênh của chúng có thêm người theo dõi.
Năm 2020, những video “ném” con từng trở thành trào lưu trên TikTok.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cổ vũ các video này. Nhiều người không nghĩ rằng đây là những video dàn dựng, với mục đích giải trí. Hensley nhận nhiều lời mạt sát, thậm chí dọa đánh, giết. Một số người bình luận còn muốn tìm cách gửi thông điệp cho cô con gái để có thể lên tiếng nếu cần sự giúp đỡ.
“Tôi không thật sự phạt các con mình. Nếu chúng có bị mắng thì cũng không quay lại, nhưng thường chúng đều ngoan cả”, Hensley cho biết.
Video đập TV đến nay đã đạt 12 triệu lượt xem. Hensley cho biết chiếc TV đó đã sắp hỏng, và anh đã mua TV mới cho con gái. Để thực hiện cảnh đập TV, cả nhà đã phải diễn rất nhiều lần.
Kênh TikTok của Hensley thu hút gần 800.000 lượt theo dõi. Anh cho biết mình đã kiếm được khoảng 4.000 USD. Người đàn ông này cho rằng video dạy con của mình được nhiều người xem bởi bản chất con người thích xem và đánh giá cách người khác dạy con.
“Tôi nghĩ mọi người thích xen vào việc của người khác. Đó là bản chất của mạng xã hội”, người đàn ông này chia sẻ.
Trên quan điểm của mình, Hensley cho rằng không cần phải lo việc những bậc cha mẹ khác sẽ lấy video của anh làm cảm hứng để phạt con. Kể cả khi nhận nhiều lời đe dọa, người đàn ông này cho biết anh sẽ không ngừng làm video, trừ khi các con yêu cầu.
“Chúng ta là người lớn cả rồi. Tôi không chịu trách nhiệm nếu ai đó xem video của tôi và quyết định trừng phạt con mình”, người cha này chia sẻ.
Trào lưu nguy hại gắn mác mẹo làm đẹp được dân tình chia sẻ rầm rộ trên TikTok
Nhiều trào lưu làm đẹp tại gia tưởng chừng vô hại nhưng thực tế rất nguy hiểm đang được dân tình chia sẻ rầm rộ trên nền tảng video TikTok, theo BBC.
Sau trào lưu sử dụng keo dán mi để có có bờ môi dày hơn, xoá nốt rồi bằng hoá chất tự chế,... thì một trào lưu cũng nguy hại không kém nhưng đẹp gắn mác làm đẹp đang được dân tình truyền tay nhau trên TikTok là tự làm trắng răng bằng hydrogen peroxide (nước oxy già).
Làm trắng răng bằng oxy già
Tờ Health đưa tin, một tài khoản TikTok tên là @clauds244, TikToker thường chia sẻ những mẹo làm đẹp có một không hai, đã đăng tải một video hướng dẫn tự làm trắng răng bằng cách nhỏ dung dịch hydrogen peroxide 3% (nước oxy già) vào tăm bông, sau đó chà xát lên răng để làm trắng.
Tài khoản TikTok @clauds244 hướng dẫn người theo dõi cách tự làm trắng răng bằng cách nhỏ dung dịch hydrogen peroxide 3% vào tăm bông, sau đó chà xát lên răng.
Chủ tài khoản này cho biết trong video, hydrogen peroxide 3% là thành phần tương tự trong miếng dán làm trắng răng mua ở cửa hàng, nên rất an toàn khi sử dụng.
"Nếu bạn là một nha sĩ, đừng nói với tôi điều này là sai", tài khoản @clauds244 đề cập trong video.
Nhiều người dùng TikTok khác đã bắt đầu học theo mẹo này để làm trắng răng mà không hề biết rằng bản thân mình đang gặp nguy hiểm.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi đăng tải, đoạn video này đã nhanh chóng đạt được hơn 15 triệu lượt xem, nhiều người dùng TikTok khác bắt đầu học theo mẹo này để làm trắng răng. Một số người thậm chí còn trộn thêm baking soda (thuốc muối) vào để đạt được hiệu quả làm trắng răng cao hơn.
Tuy nhiên, theo tờ Health, việc sử dụng hydrogen peroxide 3% để làm trắng răng rất nguy hại với răng miệng, nướu và có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu sử dụng trong thời gian dài.
Việc sử dụng hydrogen peroxide 3% để làm trắng răng rất nguy hại với răng miệng, nướu và có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu sử dụng trong thời gian dài.
Theo luật pháp Vương quốc Anh, tất cả sản phẩm làm trắng răng được bán ra thị trường phải có hàm lượng hydrogen peroxide nhỏ hơn 0,1%. Trong khi đó, hầu hết sản phẩm tẩy trắng gia dụng đều có hàm lượng hydrogen peroxide lớn hơn mức quy định.
Tại Mỹ, miếng dán làm trắng răng có thể chứa hàm lượng hydrogen peroxide lên tới 15% và các sản phẩm làm trắng răng nói chung có thể chứa khoảng từ 3-20% hydrogen peroxide. Tuy nhiên, do chúng được coi là phương pháp điều trị thẩm mỹ nên các sản phẩm làm trắng răng này không nằm trong danh sách được FDA quản lý.
Đại diện Hiệp hội Nha khoa Anh cảnh báo, hướng dẫn làm trắng răng trên TikTok tác động xấu đến răng và nướu.
"Các hướng dẫn làm trắng răng trên TikTok tác động xấu đến răng và nướu, bao gồm bỏng miệng, viêm hoặc kích ứng trong thời gian dài. Nếu thường xuyên sử dụng sản phẩm có chứa hydrogen peroxide vượt mức an toàn, có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho răng và miệng", đại diện Hiệp hội Nha khoa Anh cảnh báo.
Nhiều trào lưu nguy hiểm gắn mác làm đẹp trên TikTok
Theo tờ BBC, nhiều người dùng TikTok còn tạo ra những trào lưu làm đẹp kỳ lạ, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người thực hiện, như sử dụng kem chống nắng để tạo những vùng sáng và tối khác nhau trên làn da.
Một người dùng TikTok tạo khối cho khuôn mặt bằng cách thoa một phần kem chống nắng.
Những này chia sẻ, để tạo khối cho khuôn mặt mà không cần dùng đến mỹ phẩm, hãy thoa kem chống nắng một phần làn da, chừa lại một số vùng nhất định, sau đó phơi nắng một thời gian dài.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vishal Madan, người đang làm việc tại phòng khám da liễu Stratum cho biết: "Nếu phơi nắng quá lâu sẽ bị bỏng, cháy nắng, da bị lão hóa hoặc rủi ro ung thư cao hơn."
theo Tiến sĩ Vishal Madan, người đang làm việc tại phòng khám da liễu Stratum cho biết, điều này có thể khiến da bị bỏng, lão hóa hoặc rủi ro ung thư cao hơn.
BBC đã chia sẻ những video này với các chuyên gia y tế và TikTok, nhưng hãng cho biết những video này không vi phạm quy tắc của họ.
"Giữ cho mọi người dùng TikTok luôn an toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", một đại diện TikTok chia sẻ với BBC.
"Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi nêu rõ rằng, chúng tôi sẽ xóa nội dung quảng bá hành vi hoặc hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tổn hại về thể chất.
Chúng tôi liên tục đánh giá các chính sách và quy trình của mình để đảm bảo rằng, luôn thực hiện mọi thứ có thể để giữ an toàn cho người dùng của mình", người này cho biết.
Trào lưu tạo dáng chụp ảnh khi nhận hàng từ shipper Nhiều người Philippines đang tạo nên trào lưu hài hước khi được shipper yêu cầu chụp ảnh nhận hàng, theo Mashable. Trên Internet, những bức ảnh tạo dáng chụp hình xác nhận đơn hàng online khiến nhiều người thích thú. Joyceeh Hernandez Epino sống tại Philippines đã dựng phông nền với dòng chữ mang nghĩa "Tôi đã nhận hàng", dùng để chụp ảnh...