Trào lưu chụp ảnh ‘tự sướng’ với vaccine Covid-19
Hình ảnh người nổi tiếng xắn tay áo tiêm vaccine Covid-19 trở thành biểu tượng cho thời kỳ hậu đại dịch.
Covid-19 bắt đầu với bệnh viện quá tải, túi đựng xác người nhiễm nCoV, khẩu trang và nỗi sợ bị cách ly. Khi ấy, mạng xã hội ngập tràn lời kêu cứu vì thiếu đồ bảo hộ, oxy y tế, không được xét nghiệm. Sau gần hai năm, công dân nhiều nước lần lượt chia sẻ hình ảnh tươi cười vén cao tay áo, sẵn sàng tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên.
Đăng nhập bất cứ nền tảng nào, người dùng dễ dàng bắt gặp những bức selfie (tự sướng) với vaccine hoặc chứng chỉ tiêm phòng.
“Chúng phổ biến ngay khi vaccine được phê duyệt”, David Broniatowski, phó giáo sư kỹ thuật và khoa học ứng dụng tại Đại học George Washington, nói.
Jeanine D. Guidry, giáo sư trợ lý về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Virginia Commonwealth, nhận định: “Nó có thể trở thành một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của thời kỳ này”.
Trào lưu chụp hình với vaccine Covid-19 lấy ý tưởng từ chính trị gia, người nổi tiếng. Tháng 2/2021, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran và Thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis chia sẻ hình ảnh tiêm phòng Covid-19. Tháng 3, nhà thiết kế nổi tiếng Marc Jacobs đăng tải bức hình tương tự lên Instagram trong bộ cánh đặc trưng.
“Một diện mạo, một khoảnh khắc đáng kể lưu lại”, tạp chí thời trang Vogue viết.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 2/2021. Ảnh: NY Times
Giáo sư Guidry chỉ ra rằng đây vừa là trào lưu mới, vừa là hiện tượng rất cũ. Trước khi mạng xã hội ngập tràn các bức selfie với vaccine, hình ảnh tiêm chủng đã vô cùng phổ biến. Xa hơn, thậm chí có cả tranh điêu khắc.
Video đang HOT
Ngay từ đầu, vaccine là ý tưởng kỳ lạ. Tiêm virus, vi khuẩn cho một người khỏe mạnh để giúp họ tránh bệnh tật từng khó chấp nhận. Các cơ quan y tế công cộng nỗ lực hàng thập kỷ để thúc đẩy nhận thức của công chúng.
“Hình ảnh có sức tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với văn bản”, Mark Dredze, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Johns Hopkins, cho biết.
Cuối thế kỷ 18, các bản chạm khắc về cha đẻ vaccine đậu mùa Edward Jenner, cũng là người tiên phong đưa vaccine đến nhân loại, vô cùng phổ biến. Sau này, một trong những bức ảnh tiêm chủng nổi tiếng nhất thuộc về Elvis Presley, chụp năm 1956. Ông hoàng nhạc rock, khi ấy mới 21 tuổi, là thần tượng của nhiều thiếu nữ, xắn tay áo tiêm vaccine bại liệt với nụ cười tươi.
Đến năm 1976, trước những cảnh báo về đợt dịch cúm lợn nghiêm trọng, Tổng thống Gerald Ford vui vẻ mặc vest, thắt cà vạt đi chủng ngừa. Năm 2009, Tổng thống Barack Obama chia sẻ hình ảnh tiêm vaccine H1N1 tại Nhà Trắng. Dù ở bối cảnh nào, thông điệp chúng mang lại đều như nhau.
“Sử dụng hình ảnh của các nhà lãnh đạo đáng tin rất có lợi trong truyền thông về sức khỏe cộng đồng. Nó khiến mọi người nghĩ ‘Ồ mình cũng nên làm vậy”, giáo sư Broniatowski nói.
Elvis Presley tiêm vaccine bại liệt năm 1956. Ảnh: NEH
Xu hướng này kéo dài và bùng nổ trong đại dịch hiện tại. Giữa thời Tổng thống Obama và Covid-19, hai thay đổi đã xảy ra. Đầu tiên, mạng xã hội phát triển vượt trội. Thứ hai, theo nhận định của giáo sư Guidry: “Nhiều người suy giảm lòng tin vào giới khoa học và các lãnh đạo”.
Như vậy, bên cạnh hình ảnh Tổng thống, chuyên gia y tế, ngôi sao giải trí, “người ta dễ lay động hơn khi thấy bạn bè, người thân đi tiêm phòng”, bà Guidry nói.
“Đó là nguyên tắc cơ bản trong quảng cáo. Nó chỉ tác dụng nếu người xem thấy gần gũi”, phó giáo sư Dredze nói.
Trên phương diện y tế, chúng thúc đẩy người dân ở mọi màu da, lứa tuổi, giới tính tiêm chủng, nhất là trong thời đại ai cũng có thể sản xuất và tiêu thụ nội dung truyền thông. Khi mạng xã hội thành phương tiện giao tiếp chính, hình ảnh rất quan trọng. Nó lan tỏa tin tức và trên hết là bình thường hoá các trải nghiệm mới mẻ.
Trong quá trình hướng tới miễn dịch cộng đồng, việc selfie tiêm chủng có thể là chìa khóa, theo phóng viên New York Times. Đó không đơn giản là hình thức khoe khoang về lối sống. Nó khiến đám đông ủng hộ việc chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Israel báo hiệu tương lai sống chung với đại dịch
Việc số ca nCoV gia tăng tại Israel, nơi đã tiêm chủng đầy đủ cho 60% dân số, thúc đẩy thêm nghi ngờ Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn.
Trong tuần này, Israel liên tiếp ghi nhận hơn 100 ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày, mức tăng nhẹ so với nhiều quốc gia, nhưng là con số cao nhất tại nước này kể từ tháng 4. Nguyên nhân phần lớn được cho là bởi biến chủng Delta, lần đầu xuất hiện tại Ấn Độ, len lỏi trong các trường học. Chính phủ Israel đang thúc đẩy tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm dân số 12-15 tuổi.
Theo trang web thống kê Our World in Data, khoảng 60% trong hơn 9 triệu dân Israel đã tiêm đủ hai mũi vaccine Pfizer-BioNTech. Chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng giúp giảm số ca nhiễm nCoV hàng ngày từ khoảng 10.000 vào tháng một xuống mức một con số. Giới chức đã gỡ bỏ hầu như toàn bộ biện pháp hạn chế trong nước, đồng thời dự định tái mở cửa cho những du khách đã tiêm chủng vào tháng 7.
Giờ đây, kế hoạch mở cửa du lịch bị hoãn đến tháng 8, quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín nơi công cộng cũng được tái áp đặt. Ngay cả những người đã tiêm chủng, hoặc từng nhiễm nCoV và bình phục, cũng dự kiến phải tự cách ly tối đa 14 ngày nếu được phát hiện tiếp xúc gần với ca nhiễm "biến chủng nguy hiểm" Delta.
Nachman Ash, lãnh đạo nhóm chuyên trách Covid-19 của Israel, hôm 23/6 cho biết còn quá sớm "để chắc chắn đây là tình huống cục bộ hay khởi đầu của một đợt bùng phát rộng hơn". Mặc dù số ca nhiễm gia tăng, số ca nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 chưa tăng lên tương ứng. "Hy vọng vaccine sẽ giúp chúng tôi tránh viễn cảnh số ca nhập viện tăng và bệnh tình của người nhiễm trở nặng", Ash nói.
Một bệnh viện ở Tel Aviv, Israel, tổ chức buổi biểu diễn ăn mừng việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế vì Covid-19 hôm 1/6. Ảnh: Reuters .
Trong khi còn nhiều điều chưa rõ ràng, Eyal Leshem, giám đốc phụ trách các bệnh nhiệt đới tại Trung tâm Y tế Sheba của Israel, vẫn đánh giá nước này "thực sự là trường hợp thử nghiệm" cho thế giới. "Israel là phòng thí nghiệm hàng đầu về viễn cảnh cuộc sống tại một quốc gia đã tiêm chủng cho 90% người trên 50 tuổi", ông cho hay.
Theo Leshem, thế giới có thể đang chứng kiến dấu hiệu về một cuộc sống mà Covid-19 không bao giờ thực sự biến mất . "Chừng nào còn cho phép di chuyển quốc tế, trong khi dịch bệnh sẽ tiếp tục len lỏi toàn cầu vài năm tới, những người chưa tiêm chủng tại mọi quốc gia vẫn sẽ nhiễm virus. Câu hỏi quan trọng là nó sẽ tác động như thế nào đến y tế cộng đồng", chuyên gia nhận định.
Nếu các ca nhiễm chủ yếu là những người trẻ và khỏe mạnh, như đợt bùng phát hiện nay tại Israel, Leshem cho rằng tác động có thể "khá nhỏ". Ông thừa nhận một số ca nhiễm lớn tuổi hơn vẫn sẽ trở nặng, nhưng thực tế là điều này "xảy ra mỗi mùa đông vì bệnh cúm".
Quan điểm này đang dần được hưởng ứng, bao gồm tại Singapore, đất nước cũng có diện tích khiêm tốn, nguồn lực tài chính mạnh và chương trình tiêm chủng Covid-19 nhanh chóng như Israel. Theo Our World in Data, Singapore đã tiêm đầy đủ cho khoảng 35% dân số tính đến đầu tuần này.
Trong khi Israel đang thúc đẩy tiêm chủng cho cả thanh thiếu niên, Singapore hôm 11/6 cũng mở đơn đăng ký tiêm chủng cho những người từ 12 đến 39 tuổi. Hôm 24/6, giới chức Singapore cho biết họ đã sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine lên 80.000 liều mỗi ngày.
Cũng vào hôm 24/6, các bộ trưởng thuộc nhóm chuyên trách Covid-19 của Singapore, gồm Gan Kim Yong, Lawrence Wong và Ong Ye Kung, đã đăng một bài xã luận lên tờ Straits Times với tiêu đề "Sống bình thường cùng Covid-19". Họ hạ bớt kỳ vọng vào việc xóa sổ virus, ví nó như bệnh cúm, đồng thời nhấn mạnh công tác tiêm chủng và những biện pháp khác có thể giúp đại dịch trở nên "bớt nguy hiểm hơn nhiều", để mọi người "tiếp tục cuộc sống".
Trong suốt đại dịch, giới chuyên gia đã đưa ra những ước tính khác nhau về tỷ lệ tiêm chủng cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19, thường là lên tới 60%. Tuy nhiên, hy vọng về trạng thái này dường như đang tắt dần.
Theo một bài báo trên tạp chí Nature hồi đầu năm, "quan điểm từng rất phổ biến rằng hầu hết chuỗi lây nhiễm sẽ được ngăn chặn khi có đủ số lượng người miễn dịch, hay còn gọi là ngưỡng miễn dịch cộng đồng, bắt đầu có vẻ khó xảy ra". Bài báo nêu ra sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, như tâm lý ngần ngại vaccine, sự không chắc chắn về khả năng ngăn lây nhiễm của vaccine, hay rủi ro từ các biến chủng.
Những quốc gia được tiêm chủng rộng rãi có thể sống chung với Covid-19 như một căn bệnh tương tự cúm. Tuy nhiên, mối lo ngại khẩn cấp hiện nay là liệu Delta, hay những biến chủng khác, có thể phá vỡ "lá chắn vaccine" và đẩy các nền kinh tế trở lại thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch hay không.
Về vấn đề này, Leshem bày tỏ lạc quan, chỉ ra nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca đạt hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn các ca nhập viện vì biến chủng Delta. "Thực sự yên tâm vì nó cho thấy vaccine giúp ngăn bệnh tình trở nặng vì biến chủng", ông nói.
Đối với Israel, cùng những nước khác đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng vẫn ghi nhận các ca nhiễm rải rác, nhiệm vụ khó khăn nhất giờ đây có lẽ là điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa sao cho hợp lý.
"Đó là sự cân bằng giữa chính sách thận trọng, không để số ca nhiễm gia tăng quá nhiều, và cho phép cuộc sống bình thường, nền kinh tế và giáo dục tiếp tục hoạt động", Leshem nói.
Châu Âu không bao giờ phê duyệt vaccine Sputnik của Nga? Thủ tướng Italy Mario Draghi không loại trừ khả năng vaccine Sputnik Nga có thể không bao giờ được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) phê duyệt. "Chúng tôi đã nghiên cứu về các loại vaccine cụ thể đang được sử dụng và kết luận rằng vaccine của Nga vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của EMA cũng như...