Trao học bổng “Vừ A Dính” cho học sinh Kiên Giang
30 xe đạp “Vòng xe yêu thương”, 55 suất học bổng “Vừ A Dính” và 150 suất học bổng câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” với tổng kinh phí 250 triệu đồng đã trao tặng đến các em học sinh tỉnh Kiên Giang.
Đồng chí Trương Mỹ Hoa – nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính – trao học bổng tại Kiên Giang vào sáng 16.11. Ảnh: PV
Sáng 16.11, Lễ trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo, con cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng đã diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Kiên Giang.
Quỹ học bổng Vừ A Dính, câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” nhằm hỗ trợ học sinh dân tộc và vùng biển đảo có điều kiện đến trường, học tập tốt hơn. Đồng chí Trương Mỹ Hoa – nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính – luôn mong mỏi những suất học bổng sẽ là động lực cho các em học sinh ngày càng phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.
Đây là nguồn động viên to lớn và hết sức quý báu cả về vật chất lẫn tinh thần góp phần hỗ trợ tỉnh Kiên Giang thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo, vùng trời.
Được biết, Văn phòng đại diện Quỹ Học bổng “Vừ A Dính” khu vực phía Nam và câu lạc bộ “Vì Hoàng sa – Trường sa thân yêu” lập kế hoạch trao học bổng năm học 2020 – 2021 cho học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo tại các tỉnh thành phía Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau và con của cán bộ, chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư, bộ đội biên phòng và huyện đảo Trường Sa, trao xe đạp “Vòng xe yêu thương” cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Riêng tỉnh Kiên Giang, tổng kinh phí trao tặng trong giai đoạn 2014 – 2020 là 960 triệu đồng.
Thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Giáo viên e ngại, học sinh hào hứng
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế...
Video đang HOT
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giáo viên tiếng Anh tham dự một khóa đánh giá năng lực ngôn ngữ theo chuẩn chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS. Trên các diễn đàn, phần lớn giáo viên còn e ngại về kỳ thi trong khi dư luận xã hội lại muốn có một bài thi đánh giá năng lực giáo viên một cách khách quan.
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS là một trong các chứng chỉ đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh có uy tín, được các trường đại học trên thế giới sử dụng đánh giá chuẩn năng lực đầu vào đối với sinh viên đến từ các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ nhất. Thang điểm của IELTS được thiết kế từ 1.0 đến 9.0 dựa trên Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).
CEFR được Hội đồng châu Âu xây dựng nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá các ngôn ngữ chính được sử dụng ở châu Âu.
CEFR xác định rõ yêu cầu về năng lực ngôn ngữ thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định; chia làm 3 cấp và 6 bậc, được gọi tắt là A1, A2; B1, B2; C1, C2 (A1 là bậc thấp nhất và C2 là bậc cao nhất trong CEFR).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg ban hành "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020", đồng thời phê duyệt CEFR làm chuẩn đào tạo trình độ tiếng Anh trong đề án này.
Theo đó, giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt B2 đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, C1 đối với cấp trung học phổ thông theo các tiêu chuẩn của CEFR. Còn theo chương trình tiếng Anh mới (hệ 10 năm) thì tiêu chuẩn đầu ra của học sinh tiểu học là A1, trung học cơ sở là A2, và trung học phổ thông là B1.
Trước Hà Nội, năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh đã có chính sách khuyến khích giáo viên tiếng Anh và học sinh tiếp cận với hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Đây là bước đi đột phá, tạo tiền đề cho việc dạy học tiếng Anh phát triển theo các tiêu chuẩn quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay.
Tuy nhiên, thái độ của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau đối với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Giáo viên còn e ngại với chứng chỉ quốc tế
Theo Nghị quyết 96 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giáo viên dạy tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế (IELTS hoặc TOEFL) tương đương với mức B2 (đối với giáo viên TH, THCS) và C1 (đối với giáo viên THPT) thì sẽ được thưởng trọn gói 15 triệu đồng/giáo viên.
Sau hai năm triển khai Nghị quyết, mới có 15 giáo viên tiếng Anh THPT có chứng chỉ IELTS mức 6,5; chưa có giáo viên tiểu học, THCS nào có chứng chỉ đạt yêu cầu.
Trong số những giáo viên dự thi, có những giáo viên công tác lâu năm ở các trường THPT miền núi, vùng nông thôn khó khăn nhưng đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, các trường THPT trung tâm, có điều kiện thuận lợi hơn thì lại chưa có nhiều giáo viên mạnh dạn dự thi.
Hiện tại nhiều trung tâm ngoại ngữ ở thành phố Hà Tĩnh đã liên kết với Hội đồng Anh và Trung tâm khảo thí Cambridge để tổ chức thi lấy chứng chỉ IELTS tại chỗ cho giáo viên và học sinh.
Việc giáo viên e ngại, tránh dự thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế làm cho phụ huynh và học sinh nghi ngờ về năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên.
Học sinh hồ hởi, hào hứng
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng có chính sách khuyến khích học sinh thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế bằng cách xét đặc cách học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn có hiệu lực (trong vòng 24 tháng).
Giải đặc cách công nhận học sinh giỏi tương ứng với số điểm trong chứng chỉ quốc tế mà thí sinh đạt được.
Chỉ tính riêng lớp 12 trong năm học 2019-2020, có 37 em được đặc cách xét giải trong đó có đến 11 giải Nhất, 16 giải Nhì, 10 giải Ba với mức tối thiểu IELTS từ 6,5, ngang với mức yêu cầu tối thiểu đối với giáo viên tiếng Anh THPT trong Nghị quyết 96.
Như vậy, cùng một chính sách nhưng thái độ đón nhận của giáo viên và học sinh hoàn toàn khác nhau.
Trong khi giáo viên e ngại với việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (dù được thưởng 15 triệu đồng) thì học sinh lại hào hứng với chính sách đặc cách học sinh giỏi tỉnh nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở mức tương ứng.
Đối với nhiều người đã từng dự thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, việc đạt chuẩn IELTS 6,5 hoàn toàn không hề khó đối với một giáo viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ.
Như vậy, cái khó là giáo viên chưa tự tin để vượt qua chính mình.
Chỉ khi nào giáo viên mạnh dạn, tự tin thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao được chất lượng dạy học ngoại ngữ trước thềm đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo kế hoạch là lộ trình mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành.
Cho trẻ chơi điện tử để... giáo dục Anh Harri Hakala - người Phần Lan sống ở Na Uy - chia sẻ câu chuyện các trường học tại Na Uy kiểm soát việc học sinh chơi trò chơi điện tử ra sao. Nhiều trò chơi game online cuốn hút trẻ nhỏ - Ảnh: New York Times Năm 2011, Na Uy từng rúng động bởi một sát thủ máu lạnh lên kế...