Trao học bổng toàn phần tiếng Anh cho Thủ khoa Đại học năm 2018
Sáng ngày 1/12, Trung tâm Anh ngữ GLN và JOLO đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ học bổng “New Generation” và trao các suất học bổng toàn phần cho Thủ khoa và sinh viên xuất sắc của các trường Đại học tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ của chương trình cũng diễn ra buổi Toạ đàm “Bí quyết chinh phục và phát huy vị thế của Thủ khoa Đại học”.
“New Generation” là Quỹ học bổng trị giá hàng tỷ đồng do Trung tâm Anh ngữ GLN và JOLO thành lập năm 2018 dưới sự bảo trợ truyền thông của Báo Dân trí. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc mà thông qua đó, GLN và JOLO mong muốn thực hiện sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển của xã hội, cũng như thể hiện sự tận tâm và nhất quán đối với quan điểm giáo dục của trung tâm: Giúp thế hệ trẻ khám phá năng lực của bản thân để mở ra những cơ hội nghề nghiệp ngoài mong đợi và tự tin hoà nhập cộng đồng thế giới.
Các sinh viên xuất sắc được trao học bổng “New Generation” năm 2018 gồm: em Nguyễn Thị Kiều Trang – Thủ khoa Đại học Luật Hà Nội, em Đoàn Minh Đức – Thủ khoa Đại học Luật Hà Nội, em Hoàng Lê Minh – Thủ khoa Đại học Xây dựng Hà Nội, em Vũ Tiến Anh – Thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, em Nguyễn Thị Ngọc Anh – Thủ khoa Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội và em Nguyễn Thị Khơi, Thủ khoa Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Mỗi thủ khoa được nhận học bổng trị giá 20 triệu đồng.
7 thủ khoa của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội vinh dự nhận học bổng.
Học bổng này được áp dụng với tất cả các khoá học tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh tổng quát và Luyện thi IELTS tại mọi cơ sở của Trung tâm Anh ngữ GLN và JOLO. Sau khi nhận học bổng, các thủ khoa sẽ được học tập tiếng Anh bài bản, toàn diện và nhận tư vấn về một lộ trình đào tạo riêng biệt, phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi người để có sự chuẩn bị tốt nhất cho 4 năm đại học sắp tới, đặc biệt là với những em có dự định du học, định cư hoặc làm việc ở nước ngoài.
Video đang HOT
Ông Tạ Huy Hoàng, Giám đốc Điều hành Trung tâm Anh ngữ JOLO (giành học bổng 100% chương trình Thạc sỹ Kinh Tế, Kent State University, Mỹ) chia sẻ: “Các em thủ khoa, sinh viên xuất sắc là những bạn trẻ giàu năng lực và đã đạt được thành tích cao nhờ sự cố gắng chăm chỉ của chính mình. Tuy nhiên, chặng đường từ ngôi vị thủ khoa đến cho đến sự hoàn thiện trong con người, trong kiến thức và kỹ năng của các em là còn rất dài. Các bạn trẻ ngày càng năng động và xuất chúng, nhưng cũng vì thế mà dễ dàng trở nên chủ quan và “ngủ quên trên chiến thắng” hơn.
Vì vậy, các em cần nỗ lực hoàn thiện nhiều hơn nữa, nhất là về tiếng Anh và các kỹ năng mềm như: kỹ năng tự nghiên cứu, kỹ năng hợp tác – làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử và đặc biệt là khả năng tự duy trì động lực cho chính mình. Tại JOLO English và GLN English Center, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo Anh ngữ, chúng tôi cũng tư vấn giáo dục và phát triển con người, nhằm giúp các em nhìn nhận năng lực của bản thân và trở thành những nhân tài thực sự của đất nước”.
Ông Tạ Huy Hoàng, Giám đốc Điều hành Trung tâm Anh ngữ JOLO (phải, ngoài cùng) chia sẻ bí quyết phát huy vị thế của các thủ khoa đại học.
Với câu hỏi kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng mềm của bạn trẻ sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khi ra trường, ông Hoàng cho rằng: “Kỹ năng mềm vẫn là kỹ năng mềm, nó không thể thay thế kỹ năng chuyên môn. Các em ra trường cầm theo tấm bằng đại học nhưng việc các em có kiến thức chuyên môn ở ngành các em theo học hay không thì chưa chắc.
Tuy nhiên, những bạn trẻ có một thái độ cầu thị, sẵn sàng hợp tác kết nối, không ngại học những thứ mới sẽ được đánh giá cao. Khi các em đã có kiến thức chuyên môn rồi, kỹ năng mềm sẽ là thứ bổ trợ cho các em rất nhiều để gây dựng phát triển sự nghiệp thành công”.
Các thủ khoa chia sẻ câu chuyện học ngoại ngữ của bản thân.
Buổi toạ đàm là cơ hội để các em học sinh và sinh viên lắng nghe chia sẻ từ các lãnh đạo doanh nghiệp và các cựu Thủ khoa về: Những ưu điểm vượt trội của Thế hệ 10x và những điều các bạn trẻ cần làm để phát huy tiềm năng đó; Sự khác biệt giữa môi trường giáo dục Đại học và Trung học Phổ thông; Những điều mà các em nên làm để không chỉ chinh phục ngôi vị thủ khoa mà còn giữ vững, phát huy khả năng học hỏi trên những chặng đường tương lai.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Chỉ khoảng 40% giảng viên đủ chuẩn giảng dạy bằng tiếng Anh
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng có nhiều khó khăn trong quá trình Việt Nam có thể quốc tế hoá giáo dục, trong đó tỷ lệ sinh viên Việt Nam giỏi tiếng Anh chỉ khoảng 20%, còn giảng viên thì khoảng 40% đủ chuẩn dạy bằng tiếng Anh.
Đó là những thông tin được GS.TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ tại hội thảo quốc tế hóa giáo dục "Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục", do Trường ĐH Kinh tế TPHCM và Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục - Bộ GD-ĐT đồng tổ chức ngày 9/11.
Nhiều rào cản để quốc tế hoá giáo dục
Hơn 50 chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đức, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản cùng thảo luận về các thách thức tồn tại trong quản lý giáo dục trong nước và quốc tế; các chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và quốc tế hóa giáo dục trong thời đại mới.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ tại hội thảo quốc tế hóa giáo dục "Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục".
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, ngoài nỗ lực của các trường đại học thì về phía Chính phủ, Bộ, ban ngành phải có những chính sách thúc đẩy cho những hoạt động quốc tế hóa trở nên tốt hơn và theo thông lệ của thế giới. "Ví dụ, hiện nay tỷ lệ sinh viên quốc tế đến Việt Nam còn thấp, nên phải cần sự hỗ trợ về mặt thủ tục nhập cảnh, chính sách học bổng... cho họ thì mới nâng được tỷ lệ này. Thêm nữa, muốn khuyến khích sinh viên quốc tế đến Việt Nam học, thì chương trình đào tạo của Việt Nam phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, phải được thế giới công nhận. Muốn được thế giới công nhận, chương trình phải được kiểm định khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, giảng viên cũng phải dạy bằng tiếng Anh một cách lưu loát, ít nhất phải tốt nghiệp từ các quốc gia phát triển".
GS Hoài cũng cho biết có những khó khăn đối với quốc tế hóa giáo dục ở chỗ năng lực tiếng Anh đầu vào vẫn chưa đủ sức để giao tiếp quốc tế một cách hiệu quả. "Xét trung bình, tỷ lệ sinh viên Việt Nam giỏi tiếng Anh chỉ khoảng 20%. Còn đối với giảng viên giỏi tiếng Anh, nếu chỉ tính trong trường ĐH Kinh tế TPHCM, khoảng 40% là đủ chuẩn, 60% phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa mới có thể đạt chuẩn, giao tiếp quốc tế và giảng dạy. Giao tiếp ở đây không phải là giao tiếp thông thường, mà là giao tiếp về mặt học thuật. Đó là hai điểm mà chúng ta cần phải cải thiện trong thời gian sắp tới", ông Hoài nói.
Cần tạo môi trường rèn luyện tiếng Anh
TS Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Việt - Đức cũng cho rằng, do ngoại ngữ không phải là ngôn ngữ chính của chúng ta, nhưng ngôn ngữ lại là yếu tố mang tính rào cản. Nếu những ai không có ngôn ngữ tốt, ngay cả sinh viên, giảng viên, sẽ rất khó bước vào cuộc chơi trong quá trình trao đổi học thuật quốc tế.
Các chuyên gia giáo dục đến từ nhiều nước cùng thảo luận về các thách thức tồn tại trong quản lý giáo dục trong nước và quốc tế
Theo ông, điều quan trọng nhất là chính bản thân sinh viên, nhà trường, từng giảng viên một phải nhận thức được vị trí của mình. "Mình phải đầu tư để có ngoại ngữ tốt. Ngoại ngữ tốt không những giúp chúng ta đơn thuần ở góc độ học thuật, là trao đổi mà còn giúp chúng ta tiếp cận tri thức mới nhanh hơn", TS Viên nói.
Cũng theo ông Viên, để nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên, các trường cần tăng cường hàm lượng tài liệu và giờ giảng dạy bằng tiếng Anh nhiều hơn nữa. Tuy nhiên một thách thức đặt ra với các trường là trình độ tiếng Anh của giảng viên hiện nay không đồng đều nên cần phải tuyển chọn những giảng viên có năng lực giảng dạy bằng tiếng Anh.
Nhà trường cần đưa ra tiêu chuẩn chọn lựa giảng viên trong tương lai phải giỏi ngoại ngữ, đồng thời có quy định bắt buộc giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Trình độ ngoại ngữ ở đây là năng lực thực sự chứ không phải yêu cầu về bằng cấp.
Giảng viên phải nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ cần thiết cho nghề nghiệp của mình thế nào. Các thông tin khoa học mới nhất trên thế giới đều công bố bằng tiếng Anh. Vì vậy nếu giảng viên đại học mà năng lực ngoại ngữ kém sẽ khó làm tốt chuyên môn của mình.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho biết, dự án nghiên cứu khoa học cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT giao cho Trường ĐH Kinh tế TPHCM thực hiện gần 1 năm qua với nội dung là các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học. Mục tiêu của hội thảo ngày 9/11 là công bố các kết quả nghiên cứu chính của đề án, thứ hai là tập trung các học giả đến từ các quốc gia như Thái Lan, Đức, Úc, Mỹ... để cùng chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động quốc tế hóa lẫn nhau. Cộng với việc kết hợp kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới. Với thông điệp: hệ thống đại học Việt Nam phải tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; và hướng đến đào tạo sinh viên trở thành công dân khu vực cũng như toàn cầu.
Lê Phương
Theo Dân trí
99% ứng viên trẻ biết tiếng Anh, chỉ 3% biết tiếng Đức Kế quả khảo sát của Vietnam Works cho thấy số lượng người biết tiếng Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha... rất ít, trong khi nhu cầu nhân lực liên quan đến các ngôn ngữ này ngày càng tăng. Sinh viên chuyên ngành ngữ văn Ý của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - T.H Mới đây, cổng thông...