Trao giải thưởng “Văn hay chữ tốt” và “Lớn lên cùng sách”
Sở GD-ĐT TPHCM vừa công bố kết quả chung kết cấp thành phố Hội thi “Văn hay chữ tốt” lần thứ 21 năm học 2020-2021 do Sở GD-ĐT TP tổ chức, Báo SGGP bảo trợ thông tin.
Các học sinh trải nghiệm trồng rau qua Cuộc thi “Văn hay chữ tốt”
Theo đó, ở khối 8-9, giải nhất thuộc về em Lê Thảo Nguyên, lớp 9/3, Trường THCS Hoa Lư (quận 9). Đối với khối 6-7, giải nhất được trao cho Lê Bảo Thi, lớp 7A2, Trường THCS Vân Đồn (quận 4).
Ngoài ra, ở mỗi bảng thi, ban tổ chức còn trao 2 giải nhì, 3 giải ba và 13 giải khuyến khích cho học sinh các trường THCS trên địa bàn TPHCM. Năm nay, giải tập thể được trao cho 2 phòng GD-ĐT quận 9 và quận 4.
Với Hội thi “Lớn lên cùng sách” lần thứ 6 năm học 2020-2021, giải nhất khối 8-9 thuộc về em Trần Nguyễn Thy Dung, lớp 9A6, Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (quận 7), giải nhất khối 6-7 được trao cho em Đinh Gia Hân, lớp 7A5, Trường THCS Vân Đồn (quận 4). Giải tập thể được trao cho 4 phòng GD-ĐT các quận 1, 7, Gò Vấp và huyện Nhà Bè.
Lễ tổng kết và trao giải 2 hội thi sẽ diễn ra vào hôm nay (15-1) tại bến tàu cao tốc Bạch Đằng.
162 học sinh THCS tham gia Hội thi "Văn hay chữ tốt" lần thứ 21, năm học 2020-2021
Sáng 7-1, 162 học sinh đại diện cho phòng GD-ĐT ở 24 quận, huyện trên địa bàn TPHCM đã hào hứng tham gia Hội thi "Văn hay chữ tốt" cấp TP lần thứ 21 năm học 2020-2021. Hoạt động do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức và Báo SGGP bảo trợ thông tin.
Video đang HOT
Với mục tiêutạo ra môi trường học tập và giao lưu cho các em học sinh bậc THCS, đồng thời phát huy tinh thần say mê sáng tạo văn chương, yêu thích nghệ thuật viết chữ, qua 21 lần tổ chức, hội thi đã trở thành sân chơi bổ ích, qua đó hình thành năng lực văn chương và một số phẩm chất tốt đẹp cho học sinh, như: biết trân trọng cái đẹp, có đời sống tinh thần phong phú, có tâm hồn và lối sống nhân ái, vị tha, có tính kiên trì, nhẫn nại...
Bắt đầu hành trình trải nghiệm bằng tàu cao tốc
Trước đó, học sinh các trường THCS đã trải qua vòng thi cấp quận, huyện do các phòng GD-ĐT tổ chức, chọn ra 6 học sinh xuất sắc nhất (3 học sinh khối 8, 9 và 3 học sinh khối 6, 7) để tiếp tục tranh tài tại vòng thi cấp TP.
Năm nay, ngoài thí sinh đến từ các trường THCS, vòng thi cấp TP còn có sự tham gia của học sinh 3 trường THPT gồm THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lương Thế Vinh, Trung học Thực hành (Đại học Sài Gòn).
Với hình thức tổ chức cho học sinh trải nghiệm một chuyến du ngoạn trên sông Sài Gòn bằng tàu cao tốc, hội thi mang đến cho các bạn học sinh cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, qua đó khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của các em về mảnh đất mình đang sinh sống.
Tranh thủ quan sát các địa điểm và phong cảnh hai bên bờ sông
Thông qua việc quan sát và lắng nghe thiên nhiên, cảnh vật, con người của TP, học sinh sẽ có được nguồn cảm hứng và ngữ liệu để sáng tạo văn chương. Với hành trình trải nghiệm rộng (từ góc nhìn hẹp của bến tàu mở ra theo chiều dài sông và từ mặt sông lên bầu trời) và dài (dọc theo chiều dài sông, dọc theo chiều thời gian từ sáng sớm đến khi nắng lên), hành trình trải nghiệm còn tạo điều kiện cho học sinh có những góc nhìn khác nhau về TP, đặc biệt trong sự vận động và thay đổi.
Kịp thời ghi lại cảm xúc trong hành trình trải nghiệm trên tàu
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hội thi là cơ hội trải nghiệm thú vị, giúp học sinh nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, trải lòng trên trang giấy với tư cách một công dân của TP.
Hành trình trải nghiệm bằng tàu cao tốc đã đưa các em qua nhiều địa điểm nổi tiếng của TPHCM, như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng, Cảng Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, tòa nhà Landmark 81...
Học sinh được tạo cơ hội lên mũi tàu nhìn ngắm toàn cảnh TPHCM
Em Võ Gia Tường Thy, học sinh lớp 7/9, Trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh) cho biết, đây là lần đầu tiên em được đi tàu cao tốc nhưng không phải trong vai một khách du lịch mà là thí sinh đang tham gia một hội thi. Vì vậy, cảm xúc trong em hồi hộp xen lẫn hào hứng. Tường Thy cho biết rất thích những hoạt động trải nghiệm thực tế để tự rút ra kiến thức chứ không phải học thuộc lòng kiến thức trong sách vở.
Còn với em Trương Nguyễn Khánh Quỳnh, học sinh lớp 9A10, Trường THCS Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận), đây là lần thứ hai em được trải nghiệm đi tàu cao tốc. Nhưng cảm xúc của lần trải nghiệm này khác hoàn toàn với lần trước khi cùng đi du lịch với gia đình. Khánh Quỳnh cho biết, sáng nay đã thức dậy từ 5 giờ sáng vì quá háo hức tham dự cuộc thi.
Có một TPHCM rất khác trong mắt các em
Riêng đối với em Ngô Mai Phương, học sinh lớp 7/2, Trường THCS Tân Thông Hội (quận Gò Vấp), hành trình trải nghiệm không chỉ giúp em có cơ hội quan sát những tòa nhà cao tầng, các di tích lịch sử mà thông qua đó, còn giúp em hiểu hơn về chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của TP. Trải nghiệm thực tế mang đến cho em nhiều cảm xúc, giúp em hiểu rõ hơn về "một TP rất khác".
Học sinh hoàn thành bài thi trong thời gian 100 phút
Kết thúc hành trình trải nghiệm và quan sát, học sinh hai khối 6, 7 được yêu cầu chọn một từ để nói về suy nghĩ, cảm xúc của mình về TP, viết thật đẹp vào một tấm thiệp được in sẵn và lý giải ngắn gọn vì sao em chọn từ đó. Sau đó, các thí sinh được yêu cầu sáng tác một bài thơ, kể một câu chuyện hoặc viết một bài văn biểu cảm về cuộc dạo chơi ngắm nhìn TPHCM với nhan đề "Hành trình trải nghiệm - Hành trình cảm xúc".
Còn với học sinh hai khối 8, 9, bên cạnh việc chọn một từ để nói về suy nghĩ, cảm xúc của mình về TP, các thí sinh được yêu cầu viết một bài văn với nhan đề "Một góc nhìn khác về TP tôi yêu".
Dự kiến lễ trao giải hội thi sẽ diễn ra vào sáng 15-1.
Chuyên gia Việt - Hàn bàn về "lộ trình" dạy và học tiếng Hàn ở bậc phổ thông Ngày 22 -23/12, tại TPHCM, Trung tâm Ngôn ngữ Tiếng Hàn tại TPHCM và Trường ĐH KHXH&NV TPHCM phối hợp tổ chức "Hội thảo Giảng dạy tiếng Hàn bậc phổ thông tại Việt Nam: Thực trạng và phương hướng phát triển" PGS.TS Nguyễn Tô Chung - Phó Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia -Bộ GD&ĐT chia sẻ tại hội...