Trao đổi sách giáo khoa cho học sinh Lào
Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và ông Kongsy Sengmany, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – Thể thao Lào, vừa ký thỏa thuận hợp tác giáo dục năm 2104 giữa hai nước.
Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi đoàn công tác, trao học bổng và giúp đỡ lưu học sinh Lào sang Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh phí, trao đổi chương trình, sách giáo khoa và phát triển bộ sách ngoại ngữ tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 12 cho học sinh Lào.
Trong năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp nhận 405 cán bộ, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ Lào; tiếp tục xây dựng chuẩn năng lực tiếng Việt và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho lưu học sinh Lào; xem xét tăng mức học bổng cho lưu học sinh Lào sang học tại Việt Nam.
Theo TNO
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh pháp lí về vi phạm bản quyền truyền hình
Trong xu thế tăng cường hội nhập quốc tế và bảo hộ quyền cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ mà biểu hiện rõ nhất là việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quyền tác giả (TG), quyền liên quan (LQ).
Video đang HOT
Mặc dù vậy, hiện nay tại Việt Nam, tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn biến rất phức tạp trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, khoa học của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực báo chí, truyền hình nói riêng. Chung tôi đa co cuôc trao đôi vơi ông Nguyên Thanh Vân - Trương phong Sơ hưu Tri tuê - Ban Kiêm tra - Đai THVN xung quanh vân đê nay.
Ông Nguyên Thanh Vân
Thưa ông, ông co thê cho biêt tinh trang vi pham ban quyên truyên hinh trên cac chương trinh truyên hinh VTV trong thơi gian qua?
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT của VTV, qua khảo sát và kiểm tra, hiện đang có thực tế rằng tình trạng vi phạm bản quyền chương trình của Đài đang diễn ra khá nghiêm trọng với nhiều hình thức khác nhau. Tôi có thể liệt kê ra một số dạng vi phạm:
Một số tập đoàn truyền thông và rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền hình trả tiền đã tự ý lấy chương trình của VTV mà không hề xin phép, thỏa thuận, gây thiệt hại đến quyền lợi của Đài. Thậm chí, có khả năng đẩy Đài THVN vào những vụ tranh chấp do vi phạm hợp đồng mua bản quyền đã ký kết với các đối tác khác. Tình trạng vi phạm diễn ra dưới nhiều phương thức như Cáp, Internet, IPTV, mobiTV. Nói thêm về vi phạm trên Internet, chương trình truyền hình chính là nội dung được các trang web khai thác nhiều nhất, do nhu cầu của thị trường lớn. Các trang web này không thu phí người xem, doanh thu của họ đến từ nguồn quảng cáo trên website.
Bên canh đo, một số cơ quan, tổ chức truyền thông khi tiếp phát sóng chương trình của Đài THVN nhưng đến phần quảng cáo thì cắt sóng của Đài THVN để chèn quảng cáo của mình vào hoặc tự ý chèn banner quảng cáo trong chương trình, việc này vi phạm tính toàn vẹn của chương trình và làm thiệt hại cho Đài THVN. Điển hình của tình trạng này một số hãng truyền hình cáp và một số tổ chức truyền hình ở khu vực phía Bắc. Thậm chí, một số địa phương còn công khai chào giá quảng cáo để chèn, trám vào các kênh sóng của Đài THVN.
Một số chương trình đặc sắc của Đài như Táo quân, The Voice... bị sao chép và phát tràn lan trên Internet, thậm chí bị sao in thành băng đĩa và bán trên thị trường (có cả logo VTV và không có logo). Nhiều phim và chương trình TH của VTV đã bị sao chép, biên tập lại và phát hành dưới hình thức băng đĩa lậu tại Việt Nam, Mỹ, Úc, châu Âu và Liên Xô cũ. Một số đơn vị còn in sao băng chương trình truyền hình Cáp trên kênh tiếng Việt của VCTV và gửi bán cho các tổ chức truyền hình địa phương phát sóng.
Trươc thưc trang đo, theo ông chung ta cân lam gi đê năm 2014 thưc sư la năm VTV băt đâu cuôc đâu tranh phap li va truyên thông?
Căn cứ tình hình đất nước và chiến lược phát triển của Đài THVN, Lãnh đạo Đài sẽ quyết định về chiến lược khai thác, bảo vệ bản quyền chương trình VTV dài hạn và hàng năm. Theo ý kiến chuyên môn của tôi, đê năm 2014 thưc sư la năm VTV băt đâu cuôc đâu tranh phap li va truyên thông, cần chú trọng tăng cường những hoạt động như:
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao ý thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của xã hội trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội nói chung và trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, truyền hình nói riêng. Hãy để sự tôn trọng quyền Tac gia, quyền Liên quan trở thành ý thức tự giác thường trực của mỗi người dân mỗi khi sử dụng, khai thác các sản phẩm sáng tạo. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo hộ triệt để quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu quyền Tac gia, quyền Liên quan.
Thêm nưa chung ta cung cân đẩy mạnh hoạt động khai thác, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của Đài nhằm góp phần hỗ trợ hoạt động bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của Đài.
Môt hinh thưc vi pham ban quyên đươc Ban kiêm tra - Đai THVN phat hiên
La môt ngươi trưc tiêp lam công tac bao vê quyên Sơ hưu tri tuê cua Đai. Ông cho răng chung ta nên co nhưng kê hoach hanh đông gi đê chông tinh trang vi pham sơ hưu tri tuê, ban quyên cua VTV trên song truyên hinh va cac truyên thông đa phương tiên khac?
Việc triển khai các kế hoạch hành động cụ thể phải căn cứ trên chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Đài THVN do Lãnh đạo Đài quyết định. Theo ca nhân tôi, Đài có thể xem xét triển khai các hoạt động cụ thể như:
Các đơn vị biên tập của Đài cần tăng cường xây dựng các chương trình chuyên biệt và lồng ghép thông tin pháp luật trong các chương trình truyền hình khác. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật và sự tôn trọng quyền Tac gia, quyền Liên quan của mỗi người dân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có định hướng. Đồng thời, thông qua hoạt động tuyên truyền chung trên truyền hình, các cơ quan chức năng Nhà nước sẽ phải tăng cường hoạt động giám sát, xử lý vi phạm. Sự nghiêm khắc của các cơ quan Nhà nước sẽ là biện pháp răn đe hữu hiệu khiến những đối tượng vi phạm chùn tay. Trong điều kiện đó, các đơn vị chức năng của Đài cần có kế hoạch tăng cường rà soát, xác minh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền SHTT của Đài. Khi phát hiện vi phạm, bước đầu tiên là nhanh chóng có văn bản nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt vi phạm và cảnh báo việc xử lý. Đối với những đối tượng cố tình trây ỳ, Đài sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để tiến hành thanh tra, xử lý hành chính. Đặc biệt, với những vụ việc nghiêm trọng, tính chất vi phạm ở quy mô thương mại thì có thể kiến nghị và phối hợp với cơ quan công an để xem xét khởi tố theo Luật Hình sự.
Trên cơ sở kết quả xử lý của một số vụ việc nổi cộm, chúng ta nên có chương trình để chỉ rõ các hành vi và đối tượng sai phạm. Sự "vạch mặt, chỉ tên" sẽ là biện pháp hữu hiệu để các chủ thể khác không thể và không muốn lặp lại hành vi vi phạm tương tự. Rõ ràng, việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quyền SHTT của Đài sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền trên báo chí. Đây cũng chính là thế mạnh của VTV. Sự tăng cường ý thức pháp luật của xã hội nói chung và việc tuyên truyền, nêu gương vi phạm, tạo dư luận tẩy chay các sản phẩm vi phạm bản quyền của Đài sẽ góp phần bảo vệ quyền SHTT của Đài một cách hiệu quả.
Xin trân trong cam ơn ông!
Theo VTV
Philippines và Myanmar ký 6 thỏa thuận hợp tác song phương Ngày 5-12, Philippines và Myanmar đã ký kết 6 thỏa thuận nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hai nước. Các thỏa thuận này đã được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Tổng thống Myanmar Thein Sein đang ở thăm Manila. Theo biên bản ghi nhớ (MOU) về an ninh lương thực, hai...