Trao chăn ấm và hỗ trợ xây dựng nhà cho học sinh nghèo ở Quỳ Châu
Sáng 15/12, chùa Yên Thái (Quỳnh Lưu) và các Phật từ tại huyện Quỳ Châu đã trao 100 suất quà trị giá trên 50 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó tại trường tiểu học Châu Bình và Châu Hạnh 2 (Qùy Châu).
Đại đức Thích Tâm Ngọc trao hỗ trợ 5 triệu đồng cho đại diện lãnh đạo Trường tiểu học Châu Hạnh 2
Đoàn từ thiện đã trao 100 suất quà bao gồm chăn ấm, áo ấm, tiền mặt và hỗ trợ mỗi trường học 5 triệu đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Cũng dịp này, Đại đức Thích Tâm Ngọc, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đã trao 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho em Lin Văn Hòa, học sinh lớp 4A Trường tiểu học Châu Hạnh 2.
Video đang HOT
Em Hòa mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nhà ở, không còn người thân thích, lâu nay được chính quyền địa phương, thầy cô và hàng xóm hỗ trợ, chăm lo ăn học. Món quà tuy nhỏ nhưng tình nghĩa, thiết thực giúp nhà trường bớt khó khăn về cơ sở vật chất và góp phần động viên, khích lệ các em học sinh nghèo cố gắng hơn nữa trong học tập.
Theo Baonghean.vn
Học sinh nghèo "cõng" tiền tu sửa cơ sở vật chất của cả trường, xã
Nhiều năm nay, hàng trăm học sinh ở cả 3 cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của xã Nga Tân (huyện Nga sơn, Thanh Hóa) phải "oằn mình" đóng tiền tu sửa cơ sở vật chất cho cả nhà trường và UBND xã.
Học sinh trường Tiểu học Nga Tân thuộc xã 135 "oằn mình" đóng góp tiền tu sửa cơ sở vật chất
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh trên địa bàn xã Nga Tân, từ năm học 2015-2016 đến nay, các trường từ mầm non đến THCS đều thông báo đến tất cả học sinh phải đóng tiền gọi là "tu sửa nhỏ hàng năm" cho UBND xã, với mức đóng góp từ 200.000 - 400.000 đồng/học sinh. Nhiều gia đình nghèo lâm vào cảnh khốn đốn vì lo tiền đóng học cho con.
"Xã Nga Tân thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, thế nhưng tiền đóng góp cho các nhà trường năm nào cũng cao ngất ngưởng, thậm chí còn cao hơn các xã khác. Nếu gia đình nào có 1 cháu đi học, thì có thể cố gắng xoay xở được. Nhưng như gia đình tôi, cùng một lúc 3 cháu đều đóng tiền xây dựng trường cho xã thì số tiền đó cũng không phải nhỏ. Thật là quá sức đối với người nông dân nghèo như chúng tôi", một phụ huynh có 3 con đang học ở cả 3 cấp cho biết.
Cụ thể, tại trường Tiểu học Nga Tân, trong năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục thông báo cho mỗi phụ huynh học sinh đóng góp 200.000 đồng để "nộp" về UBND xã trả nợ tiền xây dựng, sửa chữa các công trình của trường. Đồng thời, phụ huynh còn phải đóng thêm 200.000 đồng "ủng hộ" xã hội hóa giáo dục cho nhà trường.
Bên cạnh đó, họ cũng bức xúc những khoản thu trái quy định được trường này đưa ra như: Xã hội hóa giáo dục 200.000 đồng/HS; Kỹ năng sống: 450.000 đồng/năm; Câu lạc bộ Tiếng Anh: 50.000 đồng/tháng; CLB Toán: 50.000 đồng/ tháng; CLB Tiếng Việt: 50.000 đồng/tháng, Giấy kiểm tra, đề kiểm tra: 40.000 đồng/tháng,... Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn liệt kê thêm một số khoản đóng góp ở lớp như: Quỹ lớp: 500.000 đồng/năm; Quỹ Ban đại diện CMHS: 300.000 đồng/năm.
Một phụ huynh có con đang học ở trường Tiểu học Nga Tân bức xúc nói: "Nhà tôi thuộc diện hộ nghèo thế mà tiền đóng học cho con năm nào cũng gần 3 triệu đồng. Không chỉ đóng góp ở trường mà còn phải đóng cả cho xã nữa. Năm học nào nhà trường cũng thu 200.000 đồng nói là nộp về cho xã để trả nợ tiền công trình. Xã nợ những gì mà nợ lắm thế".
Trao đổi với PV Báo về vấn đề trên, ông Nguyễn Thành Khiêm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên mới kêu gọi sự giúp đỡ ủng hộ của phụ huynh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường học. Nhà trường thực hiện thu mỗi học sinh 200.000 đồng là thu hộ cho UBND xã Nga Tân, để tu sửa cơ sở vật chất trường học, chứ nhà trường không được sử dụng khoản tiền này. Ngoài các khoản thu theo quy định, thì những khoản đóng góp còn lại, nhà trường thực hiện theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh".
Ông Khiêm cho biết thêm, từ năm học 2015 - 2016 đến nay, nhà trường đều tổ chức "thu hộ" cho UBND xã để tu sửa cơ sở vật chất. Tổng số tiền trung bình hàng năm "nộp" về cho xã khoảng trên 70 triệu đồng. Hiện nhà trường có tổng số 394 học sinh, trong đó có 63 học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Liên quan đến việc thu tiền học kỹ năng sống 450.000 đồng/năm, ông Khiêm cho hay: "Nhà trường có triển khai nhưng không học nên không thu. Nếu phụ huynh nào đã đóng thì tôi sẽ kiểm tra và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trả lại".
Theo Congly.vn
Đại úy Biên phòng "nâng bước các em tới trường" ở vùng đồng bào Tây Nguyên Đại úy Phan Công Thắng phối hợp với nhà trường, địa phương rà soát số học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để nhận đỡ đầu. Đại úy Phan Công Thắng, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) là một trong những gương mặt được đề nghị tuyên dương "Chiến sĩ quân...