Trao 66 triệu đồng hỗ trợ 3 em học sinh mồ côi bố
Nhằm chia sẻ khó khăn và đau thương với 3 em học sinh mồ côi bố, hoàn cảnh khó khăn ở xã Thanh Nho (Thanh Chương), một nhóm bạn trẻ ở địa phương đã tổ chức quyên góp được 66 triệu đồng để hỗ trợ cho các em tiếp tục đến trường.
Chiều 21/9, tại gia đình 3 em Nguyễn Văn Hiếu (10 tuổi), Nguyễn Thị Thúy (14 tuổi), Nguyễn Văn Đức (17 tuổi), ở xóm Nho Phong, xã Thanh Nho, nhóm các bạn trẻ ở địa phương đã trao số tiền 66 triệu đồng, do nhóm quyên góp được cho các em.
Trao quà cho gia đình các em học sinh mồ côi ở xã Thanh Nho. Ảnh: Huy Thư
Được biết, gia đình 3 em Hiếu, Thúy, Đức thuộc diện khó khăn. Hiếu đang học lớp 5, Thúy đang học lớp 9 và Đức đang học lớp 12. Do mẹ bỏ đi từ lâu, chỉ mỗi bố là ông Nguyễn Văn Thành lao động, chăm nuôi các con ăn học và bà nội trên 80 tuổi, nên cuộc sống gia đình các em khá vất vả.
Vừa qua, sau khi liên hệ với người quen, ông Thành đã quyết định vào Nam tìm việc, kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, khi vào đến Bình Phước, vì sức khỏe yếu, ông phải bắt xe trở về quê. Trên đường về nhà, ông bị đột quỵ và qua đời.
Video đang HOT
Trước hoàn cảnh khó khăn, đau thương của gia đình các em, nhóm bạn trẻ gồm 4 người ở xã Thanh Nho đã đứng ra kêu gọi người dân địa phương, con em xa quê và các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ. Chỉ sau 2 ngày kêu gọi, nhóm đã quyên góp được 66 triệu đồng.
Anh Nguyễn Công Thịnh – một thành viên của nhóm chia sẻ: Số tiền kêu gọi được là tình cảm tấm lòng của mọi người dành cho các em và gia đình, mong các em vượt qua đau thương, hoạn nạn để vươn lên và tiếp tục đến trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo 'nới lỏng' việc kiểm tra học kỳ đối với học sinh lớp 1, lớp 2 ra sao?
Nếu vì điều kiện chưa thể đến trường học trực tiếp, như thực tế đang diễn ra ở nhiều địa phương thời gian qua, học sinh có thể được kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã giải thích về quy định kiểm tra học kỳ đối với lớp 1, lớp 2.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ, khi nói rõ thêm về nội dung của văn bản số 5766/BGDĐT-GDTT ban hành ngày 13/12/2021, nhằm hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với diễn tiến dịch bệnh Covid-19.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, ở những địa phương học sinh không thể đến trường do dịch bệnh, các trường tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ cho học sinh theo hình thức trực tuyến.
Đối với những khu vực đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, học sinh có thể đến trường học tập, thì các trường khẩn trương ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh, thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ trực tiếp.
Đối với các em học sinh lớp 1, lớp 2 đang học qua truyền hình, quá trình học tập của các em thiếu sự tương tác và nhà trường cùng các thầy/cô chưa có đánh giá chính xác việc các em thu nhận được kiến thức tới đâu.
Vì vậy, trong điều kiện cho phép, cần tạo điều kiện tối đa để học sinh được tới trường củng cố kiến thức và được hướng dẫn thực hiện bài kiểm tra định kỳ trực tiếp.
Với lớp 3, 4, 5, học sinh cơ bản đã có ý thức và kỹ năng học tập, kỹ năng làm bài định kỳ theo đặc trưng của từng môn học trong quá trình học từ các năm trước.
"Quan điểm của Bộ GD&ĐT là tùy điều kiện thực tế ở các địa phương, các sở, phòng giáo dục chỉ đạo các trường hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến. Đồng thời, các địa phương có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian thực hiện kiểm tra phù hợp với kế hoạch triển năm học này, kế hoạch năm học mới và tình hình dịch bệnh tại địa bàn", ông Độ nói.
Trước đó, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn về việc học sinh lớp 1, 2 kiểm tra học kỳ trực tiếp- trừ trường hợp bất khả kháng.
Cụ thể, văn bản hướng dẫn mới nhất ngày 13/12 của Bộ GD&ĐT yêu cầu, đối với lớp 1, lớp 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Các nhà trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.
Đồng thời, nhà trường chia nhỏ số học sinh của lớp, đảm bảo an toàn phòng dịch để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung "cốt lõi" cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra định kỳ đối với môn toán, môn tiếng Việt.
Bên cạnh đó, linh hoạt vào các thời điểm, phù hợp với từng đối tượng và tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học. Cũng theo văn bản này: "Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.
Khi thông tin trên được đưa ra, một số phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 không cần quá khắt khe với điểm số. Nên chăng, việc kiểm tra cũng nên linh hoạt hơn- nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ở một số thành phố đang căng thẳng như hiện nay.
Sách bổ trợ là điểm tựa để học sinh khám phá tri thức "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" mang đến cho học sinh nhiều sự lựa chọn, hỗ trợ trong từng phân môn học. Hội Xuất bản Việt Nam, Công ty Đường sách TP.HCM cùng các nhà xuất bản, công ty sách đã cùng thực hiện "Danh mục sách hỗ trợ dạy và học cấp tiểu học" với hơn 600...