Tránh xảy ra tai nạn khi học trực tuyến
Đã có những tai nạn xảy ra khi học trực tuyến. Ngoài ý thức an toàn khi sử dụng thiết bị điện tử, cần xem xét đến yếu tố công bằng trong giáo dục.
Dạy học trực tuyến an toàn và công bằng trong điều kiện Việt Nam hiện nay không khó. Hạ tầng viễn thông và điều kiện tiếp cận các thiết bị di động rộng khắp là yếu tố vô cùng thuận lợi cho việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp tài nguyên học liệu và hoạt động học tập cá nhân hóa, vốn rất cần thiết trong dạy học từ xa.
Điện thoại di động không thích hợp để ngồi nghe giảng trực tiếp với khả năng tiếp nhận và tương tác hạn chế, nhưng có thể thích hợp để xem các bài giảng video, đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm tương tác… – GIANG PHƯƠNG
Giả sử một môn học có thời lượng 2 tiết/tuần, giáo viên có thể dành 1 tiết để biên soạn lại tài nguyên học liệu dưới dạng đọc – hiểu (văn bản có minh họa), nghe – hiểu (audio), xem – hiểu (video) nhằm cung cấp cho người học tự học qua các kênh khác nhau (internet, web, LMS, ứng dụng di động…). Thời gian 1 tiết còn lại tổ chức lớp học ảo hằng tuần, nhưng không phải giảng lại bài, mà giải thích, hướng dẫn, thảo luận các vấn đề người học không tự giải quyết được một mình.
Khi đó, thời lượng học đồng bộ mỗi tuần đã có thể giảm đi phân nửa, mà giáo viên vẫn được tính công đầy đủ (2 tiết/tuần). Người học bớt phải dán mắt liên tục lên màn hình theo khung giờ cố định mỗi ngày, mà có thể rải đều thời gian tự học theo hướng dẫn vào các thời điểm khác nhau trong ngày hay trong tuần.
Điện thoại di động không thích hợp để ngồi nghe giảng trực tiếp với khả năng tiếp nhận và tương tác hạn chế, nhưng có thể thích hợp để xem các bài giảng video, đọc tài liệu, làm bài tập trắc nghiệm tương tác…
Video đang HOT
Tương tự, môn học 3 tiết/tuần cũng có thể giảm thời gian học đồng bộ xuống còn 1/3 và dành 2/3 thời lượng cho hoạt động tự học có hướng dẫn. Môn học
1 tiết/tuần thì có thể ghép bài, mỗi 2 tuần có 1 tiết học đồng bộ và 1 tiết tự học. Giáo viên sẽ có đủ thời gian soạn tài nguyên học liệu chu đáo. Người học sẽ linh hoạt được thời gian học tập, gia đình phối hợp dễ dàng hơn. Nhu cầu băng thông và thời gian truy cập các lớp học ảo sẽ giảm từ 1/2 đến 2/3. Các rủi ro tai nạn do thiết bị không phù hợp sẽ giảm đi đáng kể. Yêu cầu thiết bị tối thiểu mà mỗi gia đình cần có là một điện thoại di động thông minh có cấu hình vừa phải là không quá tầm tay.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ngoài tăng cường các chương trình hỗ trợ băng thông kết nối hoàn toàn có thể mở thêm các chương trình cung cấp thiết bị với giá ưu đãi cho các gia đình khó khăn…
Học sinh tại 25 tỉnh, thành được đến trường
Tuần tới, học sinh tại 25 địa phương trên cả nước học trực tiếp. 13 tỉnh, thành cho học sinh ở một số nơi đến trường. Những địa phương còn lại tiếp tục tổ chức dạy học từ xa.
Ảnh minh họa
Trước tình hình mới, Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng phương án để tham mưu UBND tỉnh quyết định. Theo đó, đến tháng 11, nếu toàn tỉnh trở lại vùng xanh an toàn, học sinh phổ thông sẽ đến trường để học tập trực tiếp.
Nếu bản đồ Covid-19 của tỉnh chưa được phủ xanh hoàn toàn, học sinh vùng đỏ, vùng cam tiếp tục học trực tuyến. Học sinh vùng xanh, vùng vàng đến trường chia đôi sĩ số, ca sáng, chiều và kết hợp hình thức trực tuyến để bổ trợ cho dạy trực tiếp.
Tương tự, học sinh tại Bạc Liêu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai dự kiến có thể chuyển sang học trực tiếp từ đầu tháng 11.
Tại Bình Định, tối 10/10, trước tình hình dịch Covid-19, Giám đốc Sở GD&ĐT Đào Đức Tuấn đã ra văn bản khẩn gửi Phòng GD&ĐT TP Quy Nhơn, các trường THPT và đơn vị trực thuộc, điều chỉnh kế hoạch dạy học.
Theo đó, các trường mầm non, tiểu học, THCS, trường tiểu học & THCS, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tổ chức hoạt động dạy học từ ngày 18/10. Việc dạy học trực tiếp tại các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tạm dừng đến khi có thông báo mới.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Bình Định và trường THPT FPT tổ chức dạy học trực tiếp kể từ ngày 11/10.
Tại Bình Thuận, đầu năm học, học sinh tại huyện Phú Quý đến trường từ 17/9, các nơi còn lại, học sinh lớp 6-12 học trực tuyến. Ngày 1/10, UBND tỉnh giao chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình dịch để quyết định thời gian nhập học đối với giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn.
Sau đó, huyện Đức Linh triển khai phương án tổ chức dạy và học trực tiếp đối với cấp tiểu học từ ngày 4/10, cấp mầm non, mẫu giáo từ 18/10.
Ngày 4/10, UBND thành phố Phan Thiết điều chỉnh, lùi thời gian nhập học của trẻ mầm non, mẫu giáo và học sinh tiểu học đến ngày 18/10. Học sinh các cấp khác tiếp tục học trực tuyến. Ngày 15/10, UBND huyện Tánh Linh cho phép học sinh mẫu giáo 5 tuổi và học sinh tiểu học nhập học trực tiếp từ 18/10.
Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa ra hướng dẫn về việc từng bước chuyển sang dạy học trực tiếp. Theo đó, học sinh lớp 1 trường Tiểu học Hòa Bắc và học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Tri Phương đến trường từ 18/10.
Từ ngày 25/10, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Hòa Bắc học trực tiếp. Từ 1/11, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 trên địa bàn xã Hòa Bắc đến trường học trực tiếp. Từ ngày 25/10, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn học trực tiếp tại trường.
Theo hướng dẫn mới đưa ra vào hôm 15/10, các trường đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch được phép tổ chức dạy học trực tiếp kể từ ngày 18/10 đối với bậc THCS, THPT, từ 1/11 với bậc mầm non và tiểu học.
UBND TP.HCM đã chấp thuận kế hoạch cho học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) đi học trực tiếp nhưng chưa quyết định cụ thể thời gian.
Học trực tuyến: Cần biết vận dụng sức mạnh của môi trường số Các chuyên gia cho rằng, khi học trực tuyến, ngoài SGK, giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm nhiều học liệu đa dạng trên internet qua những kênh chính thống, giúp phong phú, sinh động các bài học. Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, để giúp học sinh thích ứng với việc học từ xa, nhiều giáo...