Tranh vẽ: Dạy con về lì xì sao cho đúng
Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội), cha mẹ cần dạy con 5 điều về lì xì trong những ngày đầu năm mới.
Người lớn có thể kể cho con nghe nguồn gốc của tục lệ này. Một trong những câu chuyện là khi ông Táo chầu trời, trần không ai cai quản, quỷ dữ thừa cơ hội gây tai họa. Dân làng lo lắng, cầu xin trời phật giúp. Phật xuống trần cho đám trẻ đồng xu nhỏ gói trong giấy đỏ đẹp, dặn gia đình đặt ở dưới gối khi trẻ ngủ. Quỷ dữ bị ánh sáng của đồng tiền làm cho chói mắt nên sợ, bỏ chạy.
Cha mẹ cần dạy con cách cảm ơn khi nhận bao lì xì. Những câu nói lễ phép “chẳng mất tiền mua” sẽ khiến người lớn hài lòng.
Khi khách đến nhà hoặc gia đình đi chúc Tết, trẻ nhỏ cần biết chào hỏi người lớn lễ phép. Bố mẹ cũng nên dạy những câu chúc tụng đơn giản.
Video đang HOT
Phụ huynh dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi ở trước mặt khách. Cha mẹ có thể dặn con những đồng tiền này dùng để xua đuổi điều không hay khi ngủ. Vì thế, con không nên vội vàng xé lì xì.
Khi Tết đã kết thúc, thường là lúc hạ cây nêu hoặc làm lễ hóa vàng, người lớn giúp con mở túi đựng lì xì, thu gom số tiền mừng tuổi. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, thường là lớp 3 trở lên, cha mẹ cần dạy con cách sử dụng hợp lý số tiền đó.
Theo Zing
Táo quân 2017 'đá xoáy' Đề án ngoại ngữ 9.400 tỷ đồng
Chương trình Táo quân đêm giao thừa đề cập những vấn đề trong ngành giáo dục, bao gồm Đề án ngoại ngữ quốc gia không đạt mục tiêu, thi trắc nghiệm và "lò" đào tạo tiến sĩ.
Hơn 10 năm nay, Táo quân là chương trình được mong đợi trong đêm giao thừa, đề cập các vấn đề nổi cộm. Năm nay, Táo quân 2017 gây chú ý với những màn đối đáp liên quan vấn đề của ngành giáo dục.
Đặc biệt, khi Ngọc hoàng ra lệnh đổi mới phương pháp chầu theo kiểu "hái hoa dân chủ", nhiều rắc rối nảy sinh.
Phần thi hái hoa dân chủ với hình thức trắc nghiệm khiến các Táo mâu thuẫn. Ảnh cắt từ clip.
Cụ thể, trong cuộc hội ý giữa 4 Táo, Táo công chức (Chí Trung đóng) được giao nhiệm vụ ra đề minh họa để mọi người luyện tập.
Ông đưa ra đề bài: "Đề án dạy và học 3 vạn 9 nghìn tỷ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh niên có khả thi không?".
Táo giáo dục (Vân Dung) ngay lập tức khẳng định Táo công chức đang động chạm đến "chỗ nhạy cảm" của mình.
Tính khả thi của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được đưa ra bàn luận nhiều lần, đặc biệt sau khi Bộ GD&ĐT quyết định đưa tiếng Nhật, Trung vào giảng dạy ở trường tiểu học và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định "đề án 9.000 tỷ không đạt mục tiêu" trước Quốc hội tại phiên chất vấn sáng 16/11/2016.
Thực tế cho thấy dù được chú trọng đầu tư, Đề án ngoại ngữ quốc gia trị giá khoảng 9.400 tỷ đồng đang hoạt động kém hiệu quả. Phổ điểm môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 chỉ ở mức 2 - 3,5 điểm, gần 90% điểm dưới trung bình.
Bên cạnh đó, năm học 2015-2016, cả nước chỉ có 8 nghìn trên tổng số 21 nghìn giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn ở cấp THCS và THPT chỉ ở mức 33% và 26%.
Các chuyên gia lý giải đề án khó thành công do đặt mục tiêu quá cao.
Trước đó, trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định đề án không dựa vào thực tế khi đặt ra những mục tiêu quá lý tưởng, trong khi thiếu thốn cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất.
Một số người khác nhận định nguyên nhân nằm ở phương pháp giảng dạy, bao gồm việc "dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt" như lời Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ - PGS Đỗ Văn Xê - hay do đề án chỉ chỉ tập trung thứ Tiếng Anh "chết" theo nhận xét của ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School.
Ông Hải cũng cho rằng trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT nên có hướng đi đúng đắn để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian của học sinh.
Theo Zing
'Táo quân du học sinh' và những khoảnh khắc đón Tết xa quê Không thể bên gia đình đón chào năm mới, du học sinh Việt Nam ở nhiều nước đã tổ chức những chương trình Tết xa quê ấm áp. Tiệc tết với 13 món ăn đón năm mới Đinh Dậu của Hội sinh viên Việt tại Kyoto, Nhật Bản. Chương trình Tết cộng đồng của người Việt được tổ chức ở trụ sở Đại...