Tránh uống các loại thuốc này cùng với cà phê
Bạn cần tránh uống các loại thuốc tuyến giáp, huyết áp, cảm lạnh, tiểu đường… cùng với cà phê vì nó có thể thay đổi sự phân hủy và giảm hấp thụ thuốc.
Dưới đây là một số các loại thuốc cần tránh uống chung với cà phê vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí nó còn tạo thêm các tác dụng phụ.
Bạn cần tránh uống các loại thuốc tuyến giáp, huyết áp, cảm lạnh, tiểu đường cùng với cà phê vì nó có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc. Ảnh: FARIONO -GETTY.
Thuốc tuyến giáp
Suy giáp là không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này có thể gây tăng cân, khô da, đau khớp, rụng tóc và kinh nguyệt không đều.
Theo Báo cáo trường hợp một số bệnh nhân uống cà phê chung với thuốc hoặc uống chúng gần nhau đã làm giảm hơn một nửa sự hấp thu của thuốc tuyến giáp. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc tuyến giáp cùng với cà phê.
Thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng
Cảm lạnh hoặc dị ứng được điều trị thuốc chứa chất kích thích hệ thần kinh trung ương như pseudoephedrin.
Cà phê cũng là một chất kích thích, do đó, việc uống thuốc dị ứng cùng với cà phê có thể làm tăng các triệu chứng như bồn chồn và mất ngủ.
Thuốc trị tiểu đường
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng uống quá nhiều caffeine có thể khiến việc quản lý lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn và cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí bị biến chứng bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Thuốc chữa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ bảy ở Mỹ và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi.
Đây là một chứng rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức , gây khó khăn cho việc suy nghĩ, ghi nhớ hoặc thực hiện các công việc hàng ngày của bạn.
Cà phê là chất kích thích nếu uống chúng với thuốc có thể làm mất tác dụng và bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thuốc trị hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, khiến đường hô hấp bị viêm và bị kích thích. Điều này dẫn đến khó thở, ho, thở khò khè và cảm giác tức ngực.
Cà phê cũng có thể làm giảm lượng thuốc được hấp thụ và hữu ích cho cơ thể bạn.
Uống cà phê hoặc đồ uống có hàm lượng caffeine cao khác có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ này như đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và khó chịu.
Loãng xương là tình trạng làm cho xương của bạn mỏng và làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã mãn kinh.
Nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh này thì hạn chế uống cà phê để đảm bảo thuốc không bị giảm hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến cảm giác và hoạt động của bạn. Trầm cảm dẫn đến mất ngủ và tim đập nhanh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống thuốc cùng với uống cà phê.
Thuốc chống loạn thần
Loạn thần hay tâm thần phân liệt là bị rối loạn trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Thuốc chống loạn thần hoạt động bằng cách ức chế một số chất dẫn truyền thần kinh hoặc chặn các thụ thể trong não.
Do đó khi đang uống loại thuốc điều trị bệnh này không nên uống cùng cà phê vì cà phê gây mất ngủ, phấn khích có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
Thuốc huyết áp
Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng không được kiểm soát tốt. Tăng huyết áp dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nhiều người dùng thuốc huyết áp, như verapamil hoặc propranolol, có tác dụng làm chậm nhịp tim. Điều đó có nghĩa là tim bạn không phải làm việc vất vả để bơm máu đến tất cả các tế bào của cơ thể.
Vì vậy bạn không nên uống cà phê khi uống thuốc vì cà phê dễ làm tim đập nhanh và hồi hộp.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến việc sinh con?
Tiểu đường loại 2 là bệnh mạn tính, có thể tác động lớn đến nhiều cơ quan trọng yếu của cơ thể.
Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc, bất kể giới tính.
Đới với người bị bệnh tiểu đường loại 2, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu là rất quan trọng. Nếu gặp vấn đề về chức năng sinh sản, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ đúng cách, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng xấu đến cả số lượng và chất lượng tinh trùng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo những cách sau:
Tiểu đường loại 2 với phụ nữ
Các nghiên cứu cho thấy khả năng sinh con của phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ thấp hơn khoảng 25% so với người bình thường. Nhiều phụ nữ bị bệnh tiểu đường cũng đồng thời bị béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này góp phần làm tăng nguy cơ bị rối loạn chức năng sinh sản.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng khiến dễ mắc ung thư nội mạc tử cung hơn. Phương pháp điều trị phổ biến là cắt bỏ tử cung. Tất nhiên, cách này sẽ dẫn đến vô sinh ở nữ. Nếu vẫn muốn có con, bệnh nhân hoàn toàn có thể đông lạnh trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ.
Tiểu đường loại 2 với nam giới
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bệnh tiểu đường dẫn đến vô sinh ở nam giới bằng cách làm giảm khả năng cương cứng, xuất tinh và sản xuất tinh trùng. Cụ thể, căn bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh và tình trạng tinh trùng giảm số lượng hay hư hỏng.
Với rối loạn cương dương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đường huyết ở mức cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Đồng thời, giảm nồng độ testosterone cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương cứng, ham muốn tình dục và chức năng sản xuất tinh trùng.
Để điều trị, người bị bệnh tiểu đường loại 2 sẽ cùng lúc kiểm soát đường huyết và hỗ trợ sinh sản. Họ cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu và tránh xa rượu bia, thuốc lá.
Nếu người bệnh muốn có con thì đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ cung cấp các biện pháp hỗ trợ cũng như cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình mang thai, theo Verywell Health.
Bị gout ở tuổi 26 Một số trường hợp được ghi nhận gần đây cho thấy bệnh gout không chỉ xảy ra với những người ăn uống quá độ mà ở người sống lành mạnh, và có thể họ chỉ 19, 26 hay 35 tuổi. "Gout? Tôi mà bị gout? Tôi mới 35, còn quá trẻ để bị gout", Daniel Lavelle thốt lên sau khi được một y...