Tránh thứ ‘ngon ngọt’ này, bạn có thể giảm 78% nguy cơ ung thư gan
Đó là tránh uống nhiều đồ uống có đường, và nếu có thèm ngọt thì chỉ nên uống tối đa mỗi tuần 1 ly nhỏ (250 ml), theo nhật báo Anh Express.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y sinh về dinh dưỡng của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ Current Developments in Nutrition, đã tìm ra bằng chứng thuyết phục để cắt giảm đồ uống có đường.
Tiêu thụ đồ uống có đường là một yếu tố nguy cơ – có thể cắt giảm được – đối với ung thư gan. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bởi vì ung thư gan thường do lối sống kém lành mạnh gây ra, nên các nhà khoa học từ Đại học Nam Carolina (Mỹ) muốn thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem đồ uống có đường có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư gan hay không.
Họ đã phân tích dữ liệu từ 90.504 phụ nữ sau mãn kinh được theo dõi trung bình trong 18 năm.
Trong số những người tham gia, có khoảng 7% uống 1 phần đồ uống có đường (350 ml) trở lên mỗi ngày và đã có 205 người bị ung thư gan.
Kết quả cho thấy, những người uống ít hơn 3 phần đồ uống có đường mỗi tháng có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn 78% so với những người uống từ 1 phần đồ uống có đường trở lên mỗi ngày, theo Express.
Tác giả chính của nghiên cứu, ứng cử viên tiến sĩ Longgang Zhao, tại Đại học Nam Carolina, cho biết: Phát hiện này cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường là một yếu tố nguy cơ – có thể cắt giảm được – đối với ung thư gan.
Thay đồ uống có đường bằng nước, cà phê không đường hoặc trà, có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan. Ảnh SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Như vậy, việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể là một chiến lược sức khỏe cộng đồng để giảm gánh nặng ung thư gan, tác giả đề xuất.
Tác giả nghiên cứu nói thêm, thay đồ uống có đường bằng nước, cà phê không đường hoặc trà, có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Uống nhiều đồ uống có đường là yếu tố nguy cơ chính gây béo phì, bệnh tiểu đường và tim mạch, có thể dẫn đến kháng insulin và viêm nhiễm, có liên quan mạnh mẽ đến quá trình sinh ung thư gan.
Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK cho biết đường gián tiếp gây ung thư.
Ăn nhiều đường theo thời gian có thể gây tăng cân, và bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư khác nhau, theo Express.
Tổ chức nghiên cứu ung thư của Mỹ Cancer Research cũng trích dẫn một nghiên cứu trước đây vào năm 2019, cho thấy những người uống nhiều đồ uống có đường có nguy cơ ung thư cao hơn.
Vì vậy, hãy hạn chế hết sức đồ uống có đường bạn nhé!
Tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam tăng mạnh, có phải do môi trường sống?
Tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, trong đó môi trường sống là một trong những nguyên nhân.
Tuy nhiên nhiều quốc gia tiên tiến với môi trường sống đảm bảo hơn, tỉ lệ ung thư vẫn tăng. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu?
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư - Ảnh: BVCC
Nguyên nhân tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam gia tăng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề Hội nghị khoa học thường niên lần 23 và lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Điện quang và y học hạt nhân Việt Nam, GS.TS Mai Trọng Khoa (nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) đánh giá tỉ lệ mắc ung thư mới và trẻ hóa ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020 tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (lên vị trí 90/185 quốc gia), từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc, lên thứ 50/185 quốc gia sau 2 năm.
Theo ông Khoa, về nguyên tắc, tuổi càng cao tỉ lệ mắc ung thư càng lớn. Tuy nhiên có những loại ung thư ở thập kỷ trước, thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trung niên nhưng nay lại xuất hiện ở người trẻ.
Ví dụ ung thư dạ dày có thể gặp ở người trẻ, thậm chí là học sinh phổ thông. Trong khi đó, trước đây chủ yếu phát hiện ở những người lớn tuổi, trung niên.
Ông Khoa cũng lý giải nguyên nhân thời gian qua tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư hằng năm vẫn tăng cao là do nhiều yếu tố.
"Nguyên nhân thứ nhất là do dân số tăng kéo theo các bệnh chung cũng sẽ tăng, trong đó có ung thư. Thứ hai là do tuổi thọ tăng lên (già hóa dân số), số mắc ung thư càng cao.
Nguyên nhân thứ ba, chất lượng cuộc sống được cải thiện, người dân quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Họ chủ động thăm khám hoặc tham gia các chương trình thăm khám, tầm soát ung thư, do đó nhiều người phát hiện sớm ung thư.
Thứ tư là do khoa học công nghệ ứng dụng trong y học ngày càng phát triển. Nếu như trước đây, chúng ta không có máy móc, xét nghiệm để phát hiện ung thư, hiện nay máy móc, thiết bị nhiều và kỹ thuật công nghệ cao giúp phát hiện khối u rất nhỏ ở giai đoạn rất sớm. Điều này cũng dẫn đến số ca ung thư đếm được tăng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân số ca mắc ung thư tăng còn do môi trường sống, tuy nhiên đây chỉ là một yếu tố trong rất nhiều nguyên nhân bởi có những quốc gia tiên tiến, môi trường được đảm bảo song tỉ lệ ung thư vẫn tăng.
Điểm khác biệt là theo từng quốc gia, các bệnh ung thư phân bố khác nhau. Như tại Mỹ, nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt rất nhiều, còn ở Việt Nam chủ yếu nam giới mắc ung thư gan, ung thư phổi.
Tuy nhiên, môi trường (nước, không khí...) ô nhiễm, kém chất lượng chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng gây nên ung thư.
Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất kích thích, thực phẩm không đảm bảo an toàn... cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều", ông Khoa nhấn mạnh.
Chẩn đoán sớm để "ung thư không phải án tử"
Theo GS.TS Phạm Minh Thông - chủ tịch Hội Điện quang và y học hạt nhân Việt Nam, với các thiết bị hiện đại, chúng ta có thể chẩn đoán sớm và sâu ở nhiều bệnh.
Ví dụ như ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, khi lâm sàng chưa phát hiện ra bệnh nhưng chẩn đoán hình ảnh đã có thể thấy. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị sớm và hiệu quả hơn.
Ông Thông cũng nêu các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị ung thư gan tại Việt Nam. Cụ thể, sau khi được chẩn đoán sớm, chúng ta dùng các kỹ thuật can thiệp điện quang như đốt, nút mạch, hay nội soi... Từ đó có những người bệnh sau khi sử dụng kỹ thuật nút mạch điều trị ung thư gan có thể sống 10 - 20 năm.
Ngoài ra, sự phát triển của điện quang và y học hạt nhân còn giúp chẩn đoán sớm, can thiệp ngay các trường hợp chảy máu não, đột quỵ bằng CT cộng hưởng từ...
"Nhiều bệnh nhân trước kia nếu đã đột quỵ, chảy máu não, tỉ lệ tàn phế, tử vong sẽ cao hơn do khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Đến nay hàng ngàn bệnh nhân đã được cứu sống nhờ kỹ thuật điện quang trong chẩn đoán, đặc biệt là can thiệp điều trị", ông Thông cho biết.
Theo ông Khoa, việc phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền.
Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn. Khi đó, thời gian sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống.
Có những tình trạng này, có thể ung thư đang tiến triển âm thầm ở gan Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Tiên lượng bệnh rất xấu, thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân chỉ 3 - 6 tháng từ khi phát hiện. Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Ung thư gan thứ phát...