Tránh những thực phẩm này vì nó khiến bạn hôi miệng
Chứng hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân từ vệ sinh răng miệng kém, bệnh nha chu, đến một số loại thực phẩm đều có liên quan làm hôi miệng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm gây hôi miệng mà bạn có thể hạn chế ăn.
Chứng hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân từ vệ sinh răng miệng kém, bệnh nha chu, đến một số loại thực phẩm đều có liên quan làm hôi miệng. Ảnh: Health.
Ăn tỏi có thể gây hôi miệng do trong tỏi có các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, đặc biệt là allyl methyl sulfide.
Khi các hợp chất này được nuốt vào, chúng có thể hấp thụ vào máu, sau đó đi vào phổi của bạn và cuối cùng thoát ra ngoài, dẫn đến mùi hăng.
Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi là nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng.
Hành tây cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh có mùi. Các hợp chất lưu huỳnh này không chỉ hấp thụ vào máu và thở ra qua phổi (gây hôi miệng) mà còn có thể bài tiết qua da, góp phần gây ra mùi cơ thể.
Quả sầu riêng
Sầu riêng là loại trái rất giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Mặc dù nó những lợi ích tiềm tàng cho sức khỏe, nhưng nó cũng được biết đến là gây hôi miệng.
Sầu riêng nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó cũng được biết đến là gây hôi miệng. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Sầu riêng chứa nhiều hợp chất có mùi như rượu, este, lưu huỳnh, thioacetals, thioesters và thiolan. Theo nghiên cứu, những hợp chất này có thể dẫn đến chứng hôi miệng hoặc hôi miệng nghiêm trọng liên quan đến chế độ ăn uống.
Các loại rau họ cải cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và được biết đến với mùi thơm cay nồng. Ví dụ về các loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, bắp cải và cải Brussels.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ rượu mãn tính dẫn đến quá trình oxy hóa rượu trong miệng và gan, tạo ra các sản phẩm phụ có mùi. Uống rượu cũng có thể gây khô miệng, góp phần gây hôi miệng.
Gia vị
Video đang HOT
Một số nghiên cứu cho thấy rằng gia vị, là “thực phẩm dễ bay hơi” có mùi thơm nồng, có thể dẫn đến hôi miệng.
Đồ ăn cay cũng có thể gây ra chứng ợ chua, dẫn đến hôi miệng. Điều này là do chứng ợ nóng có thể gây ra trào ngược dạ dày, một tình trạng tiêu hóa gây hôi miệng.
Thực phẩm giàu protein
Vi khuẩn trong miệng tạo ra chất thải gây hôi miệng. Đây là một quá trình bình thường xảy ra khi vi khuẩn tiêu hóa protein từ thực phẩm bạn ăn và từ tế bào da chết trong miệng.
Nhưng nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, mảnh vụn thức ăn từ các bữa ăn trước cũng có thể góp phần gây hôi miệng.
Những người theo chế độ ăn kiêng low-carb, thường bao gồm lượng chất béo và protein cao, có thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.
Nhưng điều này có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều xeton và hơi thở xeton có mùi ngọt ngào, mùi trái cây hoặc giống như axeton hoặc táo thối.
Sản phẩm sữa
Giống như rượu, cà phê cũng có thể làm khô miệng và góp phần gây hôi miệng, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Các sản phẩm từ sữa thường chứa một lượng lớn protein, như đã đề cập ở trên, có thể gây hôi miệng, đặc biệt nếu không chăm sóc răng miệng. Sữa phân hủy trong miệng và cũng giải phóng các axit amin chứa lưu huỳnh có thể gây hôi miệng.
Thực phẩm nhiều đường
Theo nghiên cứu và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến chứng hôi miệng.
Khi vi khuẩn trong miệng phân hủy đường và tinh bột từ thức ăn, chúng sẽ tạo ra axit có thể làm hỏng răng và dẫn đến sâu răng.
Sâu răng có thể gây hôi miệng. Ví dụ về thực phẩm nhiều đường bao gồm: kẹo, bánh ngọt và nước ngọt.
Cà phê
Tương tự như các loại thực phẩm, đồ uống gây hôi miệng khác, cà phê có chứa lưu huỳnh. Và giống như rượu, nó cũng có thể làm khô miệng và góp phần gây hôi miệng, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một số đồ uống và thực phẩm nhất định, như cà phê, có liên quan đến chứng trào ngược, có thể góp phần gây hôi miệng.
Chảy máu chân răng cần phải biết 5 cách khắc phục dưới đây
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng.
Ngoài chảy máu, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu...
Chảy máu chân răng là triệu chứng của một trong những bệnh răng miệng, viêm nha chu, viêm nướu. Nghiêm trọng hơn đây còn là biểu hiện của căn bệnh nghiêm trọng như ung thư miệng. Vậy khi bị chảy máu chân phải làm thế nào?
Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân
Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nha chu, viêm nướu... hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác.
Đôi khi chảy máu chân răng chỉ đơn thuần do các nguyên nhân như: Sự thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng vì cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, K cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng.
Ở phái nữ, khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.
Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam... thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Chảy máu chân răng là triệu chứng của viêm nha chu.
Tuy nhiên, đôi khi chảy máu chân răng còn có thể do nguyên nhân nghiêm trọng như ung thư miệng: Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng...
Hoặc các bệnh lý khác như: Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú... một số bệnh lý khác có thể gây chảy máu ở răng.
Hậu quả của chảy máu chân răng
Mặc dù chảy máu chân răng không phải là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nhưng có thể biến chứng thành những hậu quả nghiêm trọng khác. Chảy máu chân răng phải đối mặt với nguy cơ sau:
- Bị hôi miệng
Hôi miệng là biểu hiện hàng đầu của các bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng. Vùng chân răng bị tổn thương dẫn tới xung huyết là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi khó chịu.
- Nguy cơ gây tụt lợi, mất răng hàng loạt
Tụt lợi, tiêu xương hàm là những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo nếu không điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng. Vùng mô mềm bị sưng viêm dẫn tới hiện tượng tụt lợi. Phần lợi tụt xuống khiến chân răng lung lay và dần mất đi sự bảo vệ. Từ đó, vi khuẩn có thêm cơ hội tấn công vào chân răng dẫn tới rụng răng, mất răng hàng loạt.
- Tiêu xương hàm
Sau khi mất răng, các mô xương hàm không còn được kích thích trong quá trình ăn nhai. Điều này khiến các mô xương giảm dần theo thời gian, từ đó giảm thể tích vùng xương hàm răng bị mất.
Sau từ 3 - 6 tháng, biến chứng tiêu xương hàm bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau 1 năm, tỷ lệ tiêu xương hàm là 25%. Tiêu xương hàm không chỉ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt mà còn khiến răng xô lệch, bệnh nhân bị lão hóa sớm.
Điều trị chảy máu chân răng
Trước tiên, khi bị chảy máu chân răng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt khám và kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
- Cần vệ sinh răng miệng tốt
Chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chảy máu chân răng. Nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không gây tổn thương cho nướu.
Ngoài đánh răng, có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm pha loãng để sát trùng giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng.
Đồng thời cần đi khám nha sĩ 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu và điều trị tình trạng sâu răng (nếu có).
- Không hút thuốc
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc còn có liên quan đến bệnh nướu răng. Trên thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng.
Hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn mảng bám hơn. Bỏ hút thuốc có thể giúp nướu khỏe mạnh, đông thời làm giảm căng thẳng cảm xúc, từ đó có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch làm tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng nướu.
Thăm khám và điều trị răng miệng 6 tháng/ lần để lấy cao răng, loại bỏ mảng bám giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu.
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K
Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng.
Ngoài ra, có thể uống bổ sung vitamin K cũng có thể làm giảm chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
- Uống trà xanh
Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên
Thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm cũng có thể làm giảm vi khuẩn gây viêm nưới và cầm máu: Pha một nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây, 3-4 lần một ngày.
Những vấn đề sức khỏe khiến bạn bị hôi miệng Tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận, dị ứng là một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng hôi miệng trong thời gian dài. Hầu như ai cũng gặp phải tình trạng hôi miệng một lần. Nhưng đối với một số người, hôi miệng là vấn đề hàng ngày và họ phải vật lộn để tìm ra giải pháp. Chứng hôi...