Tránh mua phải sách giáo khoa giả
Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện số lượng lớn sách của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một nhà kho thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trước nhu cầu về sách giáo khoa (SGK) năm học 2019-2020, phụ huynh cần phải tỉnh táo khi lựa chọn mua sách cho con.
Thị trường bắt đầu nóng
Hiện tại sách giáo khoa đã được bày bán ở các nhà sách. Ảnh: ĐH.
SGK phục vụ năm học 2019 – 2020 đã bắt đầu được NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ tháng 4/2019. Năm nay, NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện kiện toàn lại hệ thống cửa hàng đảm bảo luôn đầy đủ SGK tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. NXB Giáo dục Việt Nam thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết kịp thời mọi khúc mắc về nhu cầu mua SGK của học sinh và phụ huynh.
Hiện trên mỗi cuốn SGK mới sẽ có thêm dòng chữ “Hãy giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng cho các em học sinh lớp sau” trên trang 1 của mỗi cuốn sách. Theo lý giải của NXB Giáo dục Việt Nam, điều này nhằm khuyến khích các em học sinh giữ gìn sách để sau đó quyên góp, ủng hộ SGK, sách tham khảo đã qua sử dụng tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng thư viện và tủ sách dùng chung. Đồng thời, dự trữ SGK để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi có thiên tai, bão lụt xảy ra. NXB cũng lưu ý, đối với một cuốn sách SGK đã in trước đó, các nhà sách vẫn bán với giá cũ chưa tăng, các phụ huynh vẫn có thể lựa chọn vì nội dung không có gì thay đổi. Đối với các sách bổ trợ là các sách, vở bài tập đi kèm SGK từng môn và theo lớp, theo danh mục sách bổ trợ được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Theo đó, cấp tiểu học có 80 tên sách bổ trợ, cấp THCS có 99, THPT có 91.
Năm học 2018-2019 vừa kết thúc, cũng là thời điểm thị trường SGK, sách tham khảo sôi động. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay hầu hết các nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội đã trưng bày SGK và sách tham khảo để phục vụ phụ huynh và học sinh có nhu cầu mua sách sớm. Đối với SGK thì tại tất cả các cửa hàng sách đều đề giá niêm yết của NXB Giáo dục Việt Nam nên phụ huynh dễ dàng lựa chọn. Đối với sách tham khảo do nhiều NXB cung cấp với những đầu sách khác nhau nên cũng khiến cho phụ huynh gặp khó khăn khi mua sách. Chị Bùi Kim Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội), có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng đang phân vân chưa biết chọn mua sách tham khảo nào. “Hiện tại tôi chỉ lựa chọn mua bộ SGK lớp 1 để trong thời gian hè cháu có thể làm quen với chương trình lớp 1. Còn sách tham khảo chờ khi nào vào năm học giáo viên yêu cầu mua những loại sách nào thì tôi sẽ mua sách đó”, chị Huệ chia sẻ.
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện sách giả được bán trên thị trường. Để phụ huynh không mua phải sách giả, kém chất lượng, một chủ hiệu sách trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội) khuyến cáo, phụ huynh cần lựa chọn các nhà sách uy tín để mua, tránh mua phải sách giả với chất lượng in ấn xấu hơn, và nguy hại nhất là có thể sai nội dung so với sách thật. Đặc biệt là sách tham khảo rất dễ bị làm giả do giá thành không được niêm yết công khai như SGK nên có thể sách thật chỉ khoảng hơn 30 nghìn đồng nhưng sách giả lên tới 60 nghìn…”, chủ cửa hàng này cho biết.
Cảnh báo sách giả
Thời gian gần đây, hoạt động in lậu sách giáo dục gia tăng tại nhiều nơi. Ngày 22/5/2019, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện số lượng lớn sách của NXB Giáo dục Việt Nam bị in lậu được tập kết tại một nhà kho thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Số sách này gồm SGK (tiếng Việt lớp 1 đến lớp 5), sách bài tập (từ lớp 6 đến lớp 9) và sách tiếng Anh cùng nhiều sản phẩm khác… Có tới 40.000 đĩa tiếng Anh các loại, hơn 30.000 SGK và sách bổ trợ các cấp tiểu học, THCS, THPT… là xuất bản phẩm lậu bị thu giữ tại kho sách này.
Trước thông tin này, NXB Giáo dục Việt Nam khuyến cáo, những cuốn sách in lậu không được kiểm duyệt, phần thông tin xuất bản thể hiện không chính xác. Chất lượng sách in lậu thường kém hơn sách thật, bị mất nét, mờ chữ. Nhiều sách bị lỗi keo dán làm bong ra từng mảng, đóng xén méo lệch, nhăn gáy, thiếu hoặc lộn trang. NXB Giáo dục Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật như các loại mã số, tem chống giả để hạn chế tình trạng in lậu sách. Bằng các giải pháp kỹ thuật này, các cơ quan chức năng và các chuyên gia của NXB sẽ phân biệt được chính xác đâu là sách thật, đâu là sách giả.
Trước thông tin sách giả, nhiều địa cũng phải đưa ra cảnh báo đối với phụ huynh và các cơ sở giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên cảnh báo hiện nay trên thị trường các tỉnh phía Nam, trong đó có tỉnh Phú Yên, đã xuất hiện rất nhiều sách của NXB Giáo dục Việt Nam bị in lậu với số lượng lớn. Đó là các loại sách: Vở bài tập toán, vở bài tập tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách bài tập các môn chính từ lớp 6 đến lớp 9, sách tiếng Anh mới (đề án 2020), sách hướng dẫn học tin học, sách học mỹ thuật mới theo định hướng phát triển năng lực cấp tiểu học.
NXB Giáo dục Việt Nam khuyến cáo, với các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh, để có thể mua được những cuốn sách đảm bảo chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học, nên mua sách giáo khoa và các sản phẩm sách bổ trợ, sách tham khảo của NXB Giáo dục Việt Nam tại cửa hàng của các Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học các tỉnh trong cả nước, cửa hàng thuộc hệ thống của NXB Giáo dục Việt Nam, tránh mua sách trôi nổi của các đại lý nhỏ trên thị trường.
Video đang HOT
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Sao không so sánh sách giáo khoa (năm 2000) với sách VNEN
Sao Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không lấy ví dụ sách giáo khoa năm 2000 so với sách VNEN nhỉ?
Chủ đề sách (tài liệu) VNEN của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hàng loạt các bài viết trong thời gian qua như: Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai?;
Thày Hiển, thày Đại "xây" hệ thống bán sách giáo khoa độc quyền cả nước ra sao?; VNEN và biểu hiện tham nhũng chính sách giáo dục...
Những bài viết này đã cho thấy nhiều dấu hỏi lớn trong công tác xuất bản sách giáo khoa hiện nay.
Đa phần các bài viết này đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc và điều đặc biệt là những con số, những câu hỏi trực diện được tác giả của các bài viết đặt ra những đều đã rơi vào cõi thinh không...
Bảng so sánh sách giáo khoa năm 2000 với sách VNEN (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Tuy nhiên, điều đặc biệt là những ngày qua sau, rộ lên thông tin Nhà xuất bản Giáo dục đã in sách giáo khoa giá mới và nộp lưu chiểu vào tháng 1/2019.
Nhưng, sau đó thì Bộ Giáo dục yêu cầu giữ nguyên giá cũ cho năm học 2019-2020.
Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã lên tiếng giãi bày về những khó khăn về giá thành của sách giáo khoa phổ thông hiện nay.
Trong bài trao đổi với phóng viên Báo Dân trí: "Bị "tuýt còi" tăng giá sách: Nhà xuất bản Giáo dục trần tình kêu lỗ đã nhiều năm?" thì ông Nguyễn Văn Tùng có những so sánh rất thú vị.
Ông lấy đã lấy một số ví dụ một số quyển sách giáo khoa để so sánh với giá photo giấy A4 hiện nay để làm nổi bật giá sách giáo khoa hiện hành đang quá thấp. Ông Tùng chia sẻ rằng:
" Nếu giá bán sản phẩm thấp hơn các chi phí thì đơn vị xuất bản - phát hành bị lỗ. Sách giáo khoa đang ở tình trạng này.
Lấy ví dụ cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 (tập2), giá 7.800 đồng, 160 trang, vậy đơn giá chỉ có 49 đồng/trang, hay cuốn sách giáo khoa Hóa học 8, 160 trang, giá bìa là 9.600đ, đơn giá là 60 đồng/ trang.
Nếu so sánh với đơn giá photo 1 trang A4, hay những cuốn sách tham khảo của các Nhà xuất bản khác sẽ thấy giá sách giáo khoa là thấp đến khó tin". [1]
Ngày 17/3/2019, trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài viết Xem bảng lương Nhà xuất bản Giáo dục làm sao tin nổi sách giáo khoa lỗ của tác giả Nhật Duy phân tích lại chi tiết so sánh này nên chúng tôi không nói lại nữa.
Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một chi tiết khác. Đó là tại sao ông Nguyễn Văn Tùng lại không lấy giá của sách VNEN để so sánh nhỉ?
Bởi khi minh họa một vấn đề mà Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ lấy ví dụ của những cuốn sách thấp nhất để so sánh với một mặt hàng ở ngoài thị trường thì chúng tôi cho rằng vấn đề này chưa thỏa đáng chút nào.
Trong bài viết Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai? của tác giả Nguyễn Nguyên trước đây đã có những số liệu khá chi tiết về giá mỗi bộ sách mà phụ huynh đã và đang phải mua cho con em mình học tập trong những năm qua.
Nghịch lý ở chỗ: vẫn là nội dung của sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) nhưng Nhà xuất bản Giáo dục đã gia công, "làm lại" để tân trang thành sách cho dự án VNEN.
Nhưng, giá thành thì lại cao hơn gấp nhiều lần so với sách giáo khoa năm 2000.
Chúng tôi xin dẫn lại 1 ví dụ về "cách thức" nâng giá sách VNEN của dự án VNEN trong bài viết Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai? như sau:
" 2 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (tập 1 và tập 2) có giá 13.000 VNĐ 12.700 VNĐ =25.700 VNĐ, sang VNEN được "bôi ra" thành 4 cuốn:
Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/1 A (31.000 VNĐ) Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/1 B (25.500 VNĐ) Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/2 A (30.000 VNĐ) Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/2 B (20.000 VNĐ).
Tổng cộng giá 4 cuốn sách này là 106.500 VNĐ.
Như vậy chỉ bằng một việc "bôi ra" như thế này, phụ huynh có con học VNEN lớp 5 đã phải bỏ thêm 106.500 - 25.700 = 80.800 (VNĐ) cho 1 môn Tiếng Việt". [2]
Sao Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không lấy ví dụ sách giáo khoa năm 2000 so với sách VNEN nhỉ?
Rõ ràng cách lấy ví dụ so sánh của Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về một số cuốn sách giáo khoa phổ thông hiện nay có có giá thấp là cách hướng dư luận sang một cách hiểu khác.
Mấy năm nay, dư luận đã nghe lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục liên tục kêu lỗ trong việc xuất bản sách giáo khoa mỗi năm từ 40 - 50 tỉ đồng?
Thế nhưng, điều dư luận cũng được biết mỗi năm Nhà xuất bản này đang chi cho việc chiết khấu sách giáo khoa từ 20-25 % (khoảng 250 tỉ đồng). Và, số tiền lợi nhuận trong năm 2017 là 150 tỉ đồng?
Những con số này khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn!
Tài liệu tham khảo:
[1]htps://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bi-tuyt-coi-tang-gia-sach-nha-xuat-ban-giao-duc-tran-tinh-keu-lo-da-nhieu-nam-20190315091719821.htm
[2] https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Loi-nhuan-ban-sach-VNEN-chay-vao-tui-ai-post179811.gd
THANH AN
Theo giaoduc.net.vn
NXB Giáo dục: Dán lại giá cũ, nguy cơ SGK không kịp đáp ứng năm học mới Theo lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam, để xử lý số SGK đã in theo giá mới (tăng giá) trong khi Bộ GD-ĐT yêu cầu tạm thời chưa tăng giá trong năm học 2019-2020, NXB này quyết định dán lại giá cũ trên các cuốn SGK đã in giá mới. Sách giáo khoa tại một cửa hàng sách - Ảnh: TRỌNG NHÂN...