Tranh luận về đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo khỏi sách giáo khoa
Theo nghiên cứu sinh Sóng Hiền (ĐH Newcastle, Australia), tác phẩm Chí Phèo có thể tác động tiêu cực tới học sinh nên đề xuất bỏ khỏi sách giáo khoa.
Nhà văn nào khai sinh nhân vật Chí Phèo?
Đề xuất của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền (Đại học Newcastle, Australia) về việc loại tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trong dư luận.
‘Chí Phèo có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học’
Anh Sóng Hiền cho rằng, ở góc độ giáo dục, truyện ngắn Chí Phèo có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của học sinh đang ở tuổi chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội. Trẻ vị thành niên có sự phát triển tâm lý khá phức tạp, thích nổi loạn, thích khẳng định cái tôi nên dễ bị tiêm nhiễm cái xấu.
Trong khi đó, tác phẩm Chí Phèo kể về “con quỷ của làng Vũ Đại” suốt ngày chỉ biết uống rượu, rạch mặt ăn vạ, xin đểu, đốt quán, thậm chí cưỡng hiếp (với Thị Nở), giết người (Bá Kiến)… nhưng vẫn được cho rằng đáng thương, đáng cảm thông vì xuất phát là nông dân hiền lành, bị xã hội phong kiến lưu manh hóa.
Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được điện ảnh hóa thành bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
“Việc giết Bá Kiến sau khi uống rượu say cũng là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Nhưng xin thưa, đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng. Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội”, anh Hiền phân tích.
Nghiên cứu sinh ngành giáo dục và nghệ thuật đồng thời chỉ ra việc Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở là hành vi phạm pháp, đáng lên án, nhưng lại được nhiều nhà phê bình, học giả xem đó là sự thức tỉnh của tính thiện trong con người Chí.
“Chúng ta đâu dám chắc được rằng các giáo viên liệu có đủ thời gian để truyền tải hết giá trị nhân văn của tác phẩm khi chính tác phẩm đó không được dạy trong một chỉnh thể đầy đủ (bản in trong sách giáo khoa hiện đã lược đoạn viết về cảnh ân ái của Chí Phèo với Thị Nở). Cũng đâu ai dám chắc được rằng tất cả học sinh có thể nhận thức được cái hay của tác phẩm, hay chỉ nhìn vào những cái xấu của nhân vật Chí để bắt chước”, anh Hiền nói.
Video đang HOT
Anh Hiền quan niệm, giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em. Do đó, khi đưa bất kỳ kiến thức, nội dung hay chương trình nào vào giảng dạy, nhà quản lý, giáo viên cần nhìn thấu đáo, toàn diện, xem nó lợi ích hay tác hại và phù hợp như thế nào với yêu cầu của thực tế cuộc sống. “Đừng bao giờ vì giá trị hàn lâm của kiến thức mà bỏ quên và xem nhẹ những giá trị giáo dục đối với học sinh”, anh Hiền nói.
Cảm thụ văn chương không thể theo kiểu xã hội học dung tục thế kỷ trước
Ts văn học Trịnh Thu Tuyết.
Trái ngược với quan điểm của tác giả đề xuất, phần đông ý kiến tranh luận của giới chuyên gia, giáo viên Ngữ văn và học sinh lại cho rằng nên giữ tác phẩm Chí Phèo. Tiến sĩ văn học Trịnh Thu Tuyết phản biện, khi đọc và cảm thụ văn học phải đặt nó vào tác phẩm, bối cảnh lịch sử chứ không thể nhìn theo kiểu “xã hội học dung tục từ thế kỷ trước”. Nhân vật Chí Phèo ban đầu đến với Thị Nở bằng bản năng của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách du côn của một kẻ lưu manh. Tuy nhiên, sau đó tình thương yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức phần “người”, phần lương thiện vẫn còn sót lại đâu đó trong “con quỷ của làng Vũ Đại”. Chí đã biết nói lời yêu thương thay vì chỉ chửi đổng và có ý thức sâu sắc về sự cô độc, những điều hắn đã bị tước đoạt, về con đường hoàn lương…
Sau khi Thị Nở bỏ đi, Chí mới lôi rượu ra uống, nhưng càng uống càng tỉnh và càng đau đớn cho bi kịch cuộc đời mình. Chí cầm dao đi định trả thù cô cháu Thị Nở nhưng vô thức lại đi thẳng tới nhà Bá Kiến. “Có thể thấy, Chí Phèo đã làm theo sự mách bảo sâu xa trong tiềm thức, đó là nỗi căm hờn với kẻ thù độc ác nhất trong cuộc đời mình. Không ai cổ súy cho hành động này, nhưng cũng không ai cho rằng đó chỉ là hành vi của kẻ côn đồ say rượu”, TS Tuyết phân tích.
Bà cho rằng, cách nhìn nhận của Sóng Hiền không liên quan đến văn chương và lệch lạc. Với giá trị một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945, TS Trịnh Thu Tuyết khẳng định, truyện ngắn Chí Phèo “luôn xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kỳ tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó”.
Là học sinh lớp 12 THPT Việt Đức (Hà Nội), Kiều Đức Mạnh cho biết không bị tác động tiêu cực nào khi học tác phẩm Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Ngược lại, em học được nhiều điều từ nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội phong kiến bị cường quyền áp bức, như nhân vật Chí với nỗi khổ không được làm người.
“Em biết xã hội ngày trước có những cái xấu như thế nào và cảm thấy may mắn, trân trọng hơn cuộc sống tự do, dân chủ mình đang được hưởng thụ. Tác phẩm cũng gợi thêm những điều trắc ẩn trong em, khiến em cảm nhận về cái tốt, cái xấu toàn diện hơn, không giản đơn như ngày trước”, Mạnh nói.
Một học sinh ở tỉnh Thái Bình cũng khẳng định, được giáo viên truyền tải rất rõ giá trị nhân văn của truyện ngắn Chí Phèo. Đây là một trong số ít tác phẩm văn học được nam sinh theo ban tự nhiên này nhớ kỹ.
Theo VNE
Châu Á đứng thứ hai thế giới về sự thành thạo tiếng Anh
Tiếng Anh giúp nền kinh tế châu Á được củng cố và phát triển trong nhiều năm. Đào tạo tiếng Anh trở thành ngành công nghiệp bùng nổ.
Theo ấn phẩm thứ 7 - Chỉ số thông thạo Anh ngữ EF (nghiên cứu lớn nhất thế giới đo lường sự thành thạo tiếng Anh dành cho người trưởng thành không phải bản ngữ), châu Á đứng thứ hai thế giới về sự thành thạo tiếng Anh. Tính riêng các quốc gia châu Á, Singapore dẫn đầu chỉ số này, tiếp đến là Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Hong Kong và Hàn Quốc.
Trên Forbes ngày 30/11, ông Minh N. Tran, giám đốc nghiên cứu của EF ở trụ sở Hong Kong, chia sẻ không bất ngờ về sự thành thạo tiếng Anh của người châu Á khi khu vực này đã đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo tiếng Anh và có khao khát lớn trong việc học tiếng Anh. Ngôn ngữ này giúp nền kinh tế châu Á được củng cố và phát triển đáng kể trong nhiều năm.
Nhiều học sinh, sinh viên châu Á du học ở các nước nói tiếng Anh. Ảnh minh họa: Shutterstock
Tương quan giữa khả năng kinh tế và trình độ tiếng Anh
Ông Tran nói có sự tương quan rất rõ ràng giữa trình độ tiếng Anh và khả năng cạnh tranh kinh tế trong và ngoài mỗi nước. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo trình độ tiếng Anh của đất nước ngày càng được cải thiện. Sự cải thiện đó trong suốt bảy năm qua được phản ánh bằng sự tăng trưởng kinh tế, nỗ lực quốc tế hóa lực lượng lao động và nền kinh tế.
Hàng năm, Trung quốc gửi nửa triệu sinh viên ra nước ngoài. Nhiều người trong số họ đến Mỹ, Anh quốc, Australia và Canada. Những sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài biết rằng tiếng Anh là yêu cầu tất yếu và họ đã làm nhiều cách để học tốt ngôn ngữ này trước khi đi học ở nước ngoài. Khi trở về, họ là những lao động có tay nghề, đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc.
Tương tự với Việt Nam, những nỗ lực trong việc nâng cao hệ thống giáo dục đã góp phần phát triển đất nước. Ông Tran ghi nhận Đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 của Việt Nam, đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng với khoản đầu tư lên tới 450 tỷ USD, 85% số đó dành cho việc đào tạo giáo viên.
Ngoài khả năng cạnh tranh về kinh tế, trình độ Anh ngữ cao cũng gắn liền với sự phát triển và đổi mới xã hội. Theo EF, các quốc gia có trình độ Anh ngữ cao hơn thường có thu nhập cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, phát triển.
Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, đào tạo tiếng Anh đã trở thành ngành công nghiệp có thị trường lớn. Ảnh minh họa: AP
Các nước châu Á đã gửi rất nhiều sinh viên đến Mỹ. Trong 1,18 triệu sinh viên quốc tế ở Mỹ, 77% là người châu Á, theo số liệu mới nhất từ Student and Exchange Visitor Program. Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục có nhiều sinh viên ở Mỹ nhất, lần lượt là 362.000 và 207.000 người tính đến tháng 5/2016.
Ông Tran cũng cho rằng năng lực tiếng Anh của châu Á ngày càng tốt là nhờ khả năng đầu tư của người dân. Nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đang ngày càng chú tâm vào việc học ngoại ngữ bằng cách học ở trường lớp trong nước, học trực tuyến hay ra nước ngoài. Các bậc cha mẹ cũng đầu tư vào việc học tiếng Anh của con một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Đào tạo tiếng Anh trở thành ngành công nghiệp bùng nổ
Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, đào tạo tiếng Anh trở thành ngành công nghiệp bùng nổ. Trong những năm qua, hai nước này đã chi hàng tỷ đôla cho các khóa học luyện thi và kiểm tra trình độ tiếng Anh. Vào cuối năm 2015, ngành công nghiệp này ước tính đạt doanh thu 4,9 tỷ USD ở Trung Quốc và dự kiến tăng trưởng trung bình khoảng 12-15% mỗi năm. Có hơn 50.000 trường dạy bằng tiếng Anh ở Trung Quốc và hơn 90% số đó là cơ sở tư thục.
Điều tương tự xảy ra ở Hàn Quốc. Cuộc điều tra của cơ quan thống kê và Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho thấy ước tính số tiền dành cho giáo dục tư thục ở Hàn Quốc là 15 tỷ USD, tiếng Anh chiếm 1/3 trong số này.
Doanh thu từ các sản phẩm học tiếng Anh (kỹ thuật số và phi kỹ thuật số) ước tính lên tới 34,1 tỷ USD (khoảng 63% tổng thị trường học ngôn ngữ), tạo cơ hội thu nhập lớn nhất trong thị trường học ngôn ngữ quốc tế.
Ông Tran cho rằng thiếu thành thạo tiếng Anh có thể cản trở khả năng tiếp cận, tiềm năng phát triển kinh tế và chính trị của các quốc gia này.
Để nhấn mạnh vai trò của tiếng Anh, ông Tran lấy ví dụ về Nhật Bản. "Nhật Bản là một trong những nước có trình độ tiếng Anh thấp nhưng thu nhập đã rất cao. Và điều tôi muốn nói là hãy tưởng tượng nếu trình độ tiếng Anh của họ tốt hơn, mức thu nhập này sẽ ra sao, Nhật Bản có thể phát triển và thu hút vốn nhiều như thế nào?", ông Tran nói.
Theo VNE
Chương trình giáo dục phổ thông mới rất có thể làm phình to biên chế Nếu tính mỗi trường 1 giáo viên Tin học thì ngành giáo dục trong cả nước phải tuyển mới ít nhất 15.277 giáo viên Tin học để giảng dạy ở cấp Tiểu học. LTS: Xung quanh chương trình giáo dục phổ thông mới, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của thầy giáo Nhật Duy phân tích về nguy...