Tranh luận về đề thi Ngữ văn vào trường chuyên ở Đà Nẵng
Đề thi Ngữ văn vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đề cập sự sợ hãi và niềm tin tạo ra hai luồng ý kiến tranh luận trên mạng xã hội.
Đề thi môn Ngữ văn (thời gian làm bài 150 phút), kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, diễn ra trong ngày 5/6, đang được chia sẻ trên mạng. Trong đó, câu 1 (3 điểm) có nội dung như sau:
“Sự sợ hãi gõ cửa.
Và niềm tin trả lời: Không có ai ở đây cả.
(Dẫn theo Sinh ra là một bản thể đừng chết như một bản sao, John Mason, Thúy Hằng dịch, NXB Lao động, 2016).
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên”.
Đề thi gây tranh cãi trên mạng xã hội tại Đà Nẵng. Ảnh: Facebook.
Đề thi này nhanh chóng nhận được hơn 6.000 lượt thích và gần 5.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội với tựa đề: “Vô phòng thi ngồi cười 5 phút vì không biết đề đang ghi chữ gì”. Nhiều ý kiến bình luận đồng tình cho rằng đề thi “hại não” bởi phần trích dẫn khó hiểu.
“Đọc đề thi, em thấy sợ hãi và không có dòng chữ nào trên giấy cả”, Lê Tâm, một học sinh vừa dự thi, cho biết.
Luồng ý kiến khác cho rằng đây là đề thi Ngữ văn vào trường chuyên nên có độ khó nhất định để tuyển chọn học sinh là điều dễ hiểu.
“Đề thi ngắn gọn, gợi mở để học sinh thể hiện suy nghĩ của bản thân”, bạn Nguyễn Ngân viết.
Video đang HOT
Giáo viên Nguyễn Hùng (Hà Nội) nhận định đề thi đúng là “hại não” vì tạo cho học sinh nhiều cách hiểu khác nhau.
Đề thi nên trích nguyên văn cả đoạn, học sinh mới có thể hiểu rõ nghĩa, tránh mơ hồ. Nam giáo viên cho rằng đề thi nên như sau:
“Sự sợ hãi muốn bạn chạy trốn khỏi những thứ không hề đuổi theo bạn.
Sự sợ hãi gõ cửa.
Và niềm tin trả lời: Không có ai ở đây cả.
(Billy Sunday)
Giờ đây, đó là câu trả lời đúng đắn cho nỗi sợ hãi của bạn. Tại sao nỗi sợ hãi lại thích chiếm chỗ của niềm tin? Cả hai đều có điểm chung là chúng khiến ta tin vào những điều không thể biết trước. Niềm tin dừng lại khi nỗi lo bắt đầu và nỗi lo sẽ lặng im khi niềm tin lên tiếng. Những sự tưởng tượng tồi tệ nhất của chúng ta hầu như không bao giờ xảy ra, và phần lớn những nỗi lo của chúng ta sẽ tự chết đi trong sự tiên đoán vô vọng”.
Bên cạnh đó, theo giáo viên này, văn bản dịch có thể chưa sáng nghĩa. Câu thơ nguyên gốc là:
“Fear knocked at my door.
Faith answered… and there was no one there”.
Nên dịch là: “Sự sợ hãi gõ cửa nhà tôi.
Niềm tin của tôi ra mở cửa… Và chẳng thấy ai trước cửa nữa”.
Vì vậy, câu thơ phải hiểu là, khi niềm tin mở cửa thì nỗi sợ hãi đã biến mất, không còn thấy ai ở bên ngoài thì mới đúng thông điệp: “Niềm tin dừng lại khi nỗi lo bắt đầu và nỗi lo sẽ lặng im khi niềm tin lên tiếng”.
“Nếu câu văn dịch sai mà học sinh vẫn phân tích đúng nghĩa thì quả thực… tài tình”, giáo viên này chia sẻ.
Trao đổi với Zing.vn sáng 6/6, giáo viên tổ chuyên môn, đại diện ban ra đề thi, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Ban ra đề chưa nhận được phản hồi nào của học sinh về đề thi Ngữ văn. Dự kiến, ngày 16/6, việc chấm thi lớp 10, trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng sẽ hoàn thành.
Dựa vào kết quả chấm thi, ban ra đề mới có thể đánh giá đề dễ hay khó, có đúng năng lực của học sinh hay không. Hiện tại, các ý kiến của học sinh chỉ là quan điểm, nhận thức của từng cá nhân.
Theo Zing
Đề Văn thi học sinh giỏi 'Viết là tự giết mình'
Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, đề thi học sinh giỏi tỉnh dành cho học sinh lớp 12 chuyên ở Thừa Thiên - Huế khiến nhiều người thích thú.
Đề nằm trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp 12 chuyên ở tỉnh Thừa Thiên - Huế diễn ra ngày 3/11.
Đề gồm hai câu, nghị luận xã hội 8 điểm và nghị luận văn học 12 điểm. Cả hai câu hỏi đều thu hút sự chú ý của cộng đồng người yêu Văn và được đánh giá cao về mức độ yêu cầu thí sinh tư duy.
Đề thi môn Ngữ văn chọn học sinh giỏi tỉnh dành cho lớp 12 chuyên tỉnh Thừa Thiên - Huế năm học 2016-2017. Ảnh: B.K.
Ở câu 1, người ra đề cho một bức ảnh, yêu cầu thí sinh quan sát rồi chọn và viết suy nghĩ của bản thân về bức hình và một trong hai ý kiến:
Sao phải hòa nhập khi mà bạn sinh ra để nổi bật? (Dr Seuss)
Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống.(Trịnh Công Sơn) (Sưu tầm Internet)
Ở câu hai, đề bài trích dẫn câu nói của nữ nhà văn và đạo diễn người Pháp Marguerite Duras: "Viết là tự giết mình nhưng không phải bằng cái chết".
Người ra đề yêu cầu thí sinh nêu quan điểm, làm rõ ý kiến này qua hai tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn trung học.
Cả hai câu hỏi đều thiên về lý luận và đòi hỏi người học phải có kiến thức vững, cái nhìn sâu sắc về văn học.
Nội dung đề thi khiến nhiều người dùng mạng thích thú. Bạn Hồng Mơ đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh và yêu cầu học sinh tư duy.
Bạn Quang Phương nhận xét câu thứ hai hay nhưng hóc búa. Về câu thứ nhất, anh sẽ lựa chọn câu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để viết vì câu trích dẫn khá nhẹ nhàng trong khi câu nói của nhà văn người Mỹ Theodor Seuss Geisel hơi "ngông".
Bạn Phạm Lan Anh lại thiên về câu của Seuss, cho rằng nó phù hợp những thí sinh có ngòi bút và phong cách viết sắc sảo.
Trao đổi với Zing.vn, bạn Bảo Khuyên, học sinh lớp 12 trường THPT Tam Giang, cho biết đây là đề dành riêng cho học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế nên khó và nặng về lý luận văn học hơn đề thi dành cho học sinh trường khác.
"Đề rất thú vị nhưng thách đố học sinh quá, chỉ những bạn hiểu rõ vấn đề mới làm được", Khuyên nói.
Là học sinh trường chuyên nhưng Uyên Thi, học sinh trường Quốc học Huế, phải thừa nhận khi mới đọc đề, em cảm thấy khá mơ hồ. Tuy nhiên, Thi cho biết thêm chỉ cần suy nghĩ cẩn thận, thí sinh hoàn toàn có thể làm tốt. Hơn nữa, trong quá trình học, các thầy cô cũng dạy khá kỹ phần kiến thức về lý luận văn học.
Nữ sinh cũng không bất ngờ về câu 1 có hình ảnh, vì vài năm trước, tỉnh Thừa Thiên - Huế từng đưa hình ảnh vào câu nghị luận xã hội trong đề thi chọn học sinh giỏi.
Song Uyên Thi cho rằng cái mới của đề năm nay là thí sinh phải chọn giữa hai nhận định, giúp các em có thể chọn câu mình thích hoặc phương án an toàn.
Nữ sinh cũng rất thích câu 2 vì ngắn, gọn, cô đọng và thực sự thú vị. "Câu 2 khá khó nhưng nếu đọc kỹ, phân tích từng vế, chúng ta vẫn có thể nhận ra nó nhắc đến phần nào trong kiến thức lý luận văn học", Uyên Thi chia sẻ.
Theo Zing
Gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định - gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn. I. Đọc hiểu (3 điểm) Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và...