Tranh luận: Học đại học có cần thiết?
Sau bài viết “Ai cũng vào đại học là lạc hậu” nêu quan điểm của PGS Văn Như Cương, nhiều bạn đọc chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Đại học không phải tất cả
PGS Văn Như Cương cho rằng: Nền giáo dục hiện tại là ứng thí, phục vụ “toàn dân lên lớp, toàn dân vào đại học”. Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp nhưng ít người học
Đồng tình với ý kiến này, một độc giả cho rằng: Chương trình giáo dục phổ thông nên rút ngắn, sau đó học sinh không vào đại học có thể học nghề từ 1-3 năm.
Bạn Nguyễn Thắng viết: Tôi là thợ sửa xe, chỉ biết đọc, viết nhưng kiếm được 15 triệu đồng/tháng. Tôi có thể thua mọi người về kiến thức sách vở nhưng chẳng kém ai về đối nhân xử thế.
Ý kiến đề cao việc học nghề, quan trọng không kém đại học được nhiều người quan tâm. Bạn đọc tên Sang cho rằng, cần phân luồng học sinh ngay ở THCS để có định hướng sớm cho việc lựa chọn học nghề.
Video đang HOT
Nhiều người nhận ra vào đại học không phải con đường duy nhất nhưng số đông vẫn chạy theo guồng quay này. Theo thống kê, hiện nay, 178.000 người tốt nghiệp đại học, sau đại học thất nghiệp.
Bạn Lê Nga cho rằng, có người vào đại học bằng mọi giá, vì con ông cháu cha, nhà có nhiều tiền, hoặc mong được đổi đời. Điều này dẫn đến tình trạng người giỏi nhưng thất nghiệp và ngược lại.
Bạn Nam Nguyễn nhận xét, đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Muốn thành công cần thay đổi tư duy: Nâng cao rèn luyện bản thân, không đề cao bằng cấp.
Quản lý chặt đầu ra
Tuy nhiên, trái ngược những ý kiến trên, một số bạn đọc cho rằng, phổ cập đại học là tốt.
Bạn Minh Lê đề xuất nên phổ cập đại học đầu vào, đồng thời quản lý chặt đầu ra. Như vậy, ai có năng lực đều làm được việc, ai chưa đủ trình độ thì làm công nhân chuyên môn cao.
Bạn Khánh Đăng thẳng thắn: Ai cũng vào đại học lạc hậu hay không là do người học quyết định. Muốn thành công, người học cố gắng rèn luyện khi còn trong trường thì liệu có thất nghiệp không? Người nghèo hay người giàu, người thành công hay không chỉ khác nhau ở suy nghĩ.
Một bạn đọc viết, học xong đại học, nếu không xin được việc, vẫn có thể là công nhân trình độ cao. Tay nghề công nhân nước ta còn thấp mới là điều lạc hậu so với thế giới.
Theo Zing
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương vinh danh 6 tân GS, PGS
Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương vinh danh 6 tân GS, PGS
GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước trao giấy chứng nhận cho 6 tân GS, PGS Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
GD&TĐ - Sáng 5/1, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tổ chức lễ vinh danh 6 cán bộ, giảng viên vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Sự kiện trên có ý nghĩa đặc biệt với Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vì đây là lần đầu tiên trường này có chức danh giáo sư. Hai giáo sư của trường vừa được phong tặng là GS.TSKH.NGƯT Phạm Lê Hòa - Hiệu trưởng và GS Lê Ngọc Canh - giảng viên.
Đặc biệt, GS Lê Ngọc Canh với tuổi đời 81cũng là giáo sư cao tuổi nhất trong đợt phong tặng lần này.
Các phó giáo sư được phong tặng gồm: Phó Hiệu trưởng Trịnh Hoài Thu, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ Hà Thị Hoa, Phó Trưởng khoa Sư phạm Âm nhạc Lê Đặng Nghị và giảng viên Nguyễn Thị Tú Mai.
GS.TSKH.NGƯT Phạm Lê Hòa xúc động chia sẻ: Trong những năm vừa qua, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tự hào là trường trong khối nghệ thuật có sự phát triển đội ngũ rất mạnh mẽ. Đến nay, trường đã có hàng chục tiến sĩ và tất cả giảng viên đều đều có trình độ thạc sĩ.
Trường cũng vừa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giao đào tạo trình độ tiến sĩ, đây là vinh dự đặc biệt lớn lao. Hy vọng, trong thời gian tới, tập thể cán bộ, giảng viên của trường sẽ tiếp tục phấn đấu để trở thành những nhà giáo có đóng góp thực sự cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường, TS. Đào Long Phượng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương - chúc mừng các tân giáo sư, phó giáo sư; đồng thời khẳng định: Việc phong tặng các chức danh cao quý cho cán bộ, giảng viên của trường cho thấy Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT không ngừng quan tâm xây dựng đội ngũ, trong đó có ngành Nghệ thuật.
Theo Giaoducthoidai.vn
Có được nâng lương trước thời hạn hai lần liên tiếp? GD&TĐ - Hỏi: Năm 2011 tôi dự thi và đã đỗ kỳ thi nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp, khi đó tôi đang hưởng lương ngạch giáo viên THCS mã ngạch 15a.201 bậc 5 hệ số 3,66 từ 1/9/2009. Trong khi chờ đợi quyết định lương giáo viên Trung học cao cấp, do đạt thành tích xuất sắc nên tôi được...