Tránh lỡ cơ hội trúng tuyển đại học ở các đợt tuyển bổ sung
Thời điểm này, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 đang bước vào chặng cuối với việc thí sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học, hạn cuối đến 17h ngày 30-9-2022.
Những thí sinh chưa trúng tuyển cũng đừng quá lo lắng bởi vẫn còn không ít cơ hội.
Tính đến 15h ngày 20-9, hơn 40 trường đã thông báo xét tuyển bổ sung. Thí sinh cần theo dõi sát trang thông tin của các trường để không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 tại Hà Nội.
Đôi điều trăn trở
Nhìn lại toàn cảnh điểm chuẩn đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm nay, có thể thấy, về cơ bản không có nhiều biến động so với năm 2021. Tuy nhiên, có một số ngành lại có mức điểm chuẩn trúng tuyển để lại khá nhiều trăn trở với dư luận.
Mức điểm chuẩn cao nhất năm nay là 29,95 điểm ở ba ngành: Đông phương học, Hàn Quốc học và Quan hệ công chúng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Báo chí của trường này cũng gây sự chú ý khi chỉ thấp hơn ba ngành nói trên 0,05 điểm, tức là 29,90 điểm.
Đáng chú ý là các ngành có mức điểm chuẩn gần chạm “trần” nói trên đều ở tổ hợp xét tuyển C00 (với ba môn ngữ văn, lịch sử, địa lý). Việc đạt điểm gần tuyệt đối ở môn lịch sử và địa lý có thể lý giải là do đề thi trắc nghiệm khách quan; còn môn ngữ văn là môn thi duy nhất của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thi theo hình thức tự luận, cũng đạt điểm gần tuyệt đối – là một sự trăn trở và lo lắng không nhỏ, nhất là đối với các thí sinh sắp tham dự kỳ thi năm tới.
Tuy nhiên, phía các cơ sở đào tạo đã giải thích rõ nguyên nhân khiến điểm chuẩn cao gần mức tuyệt đối là do chỉ tiêu ít, trong khi số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đông; ngoài ra, còn do tác động của phổ điểm hai môn lịch sử, ngữ văn năm nay cao hơn nhiều so với năm trước.
Video đang HOT
Trong khi nhiều thí sinh thường lấy điểm chuẩn năm trước làm căn cứ, lượng sức để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm sau, thì việc nắm rõ nguyên nhân của hiện tượng nói trên là cần thiết để chủ động, bình tĩnh có phương án chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm 2023.
Nên nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung sớm nhất
Tính tới 15h ngày 20-9, hơn 40 cơ sở đào tạo trên cả nước đã thông báo tiếp tục tuyển sinh bổ sung do chưa tuyển sinh đủ chỉ tiêu đợt 1. Nếu chưa đủ điều kiện trúng tuyển đợt 1, thí sinh cần theo dõi sát trang thông tin của các cơ sở đào tạo để không bỏ lỡ cơ hội.
Mỗi cơ sở đào tạo đều thông báo rõ về chỉ tiêu, các điều kiện cụ thể, nếu đáp ứng đủ các điều kiện này và có nguyện vọng học, thí sinh cần nộp hồ sơ xét tuyển trong thời gian sớm nhất, bởi các trường thường sẽ kết thúc thời gian sớm hơn nếu đã tuyển đủ chỉ tiêu bổ sung.
Tại Hà Nội, thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh bổ sung đại học hệ chính quy của Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường này thông báo tuyển bổ sung 200 chỉ tiêu cho 3 ngành: Công nghệ thông tin ứng dụng, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics, Công nghệ tài chính và kinh doanh số. Thí sinh có thể tham gia xét tuyển ở 5 phương thức, tổng chỉ tiêu 200 sinh viên. Nhà trường dự kiến nhận hồ sơ đến ngày 24-9-2022.
Một thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Quản trị và Kinh doanh cũng vừa thông báo tuyển bổ sung cho 4 ngành, tổng chỉ tiêu gần 100 thí sinh. Hạn nộp hồ sơ đến trước 17h ngày 2-10-2022.
Từ ngày 22-9 đến ngày 30-9, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sẽ nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung ở 8 ngành đào tạo. Thí sinh truy cập vào trang thông tin điện tử để biết rõ mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ở từng phương thức (xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc xét học bạ cấp trung học phổ thông).
Học viện Ngân hàng cũng đang tổ chức nhận hồ sơ tuyển sinh bổ sung cho một số ngành với chỉ tiêu 49 em/ngành. Thí sinh lưu ý thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đến hết ngày 21-9-2022.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung.
Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, khác với xét tuyển đợt 1, việc xét tuyển bổ sung của các trường sẽ không chung một mốc thời gian, mà mỗi trường có quy định khác nhau về thời gian bắt đầu, kết thúc nhận hồ sơ, thí sinh cần bám sát các thông tin của trường để tránh bỏ lỡ cơ hội. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng cần nhớ, ở các đợt xét tuyển bổ sung, mức điểm xét tuyển sẽ không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1.
Thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống vẫn phải tiếp tục làm thủ tục nhập học tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch, thời gian và quy định của cơ sở đào tạo.
Từ ngày 18-9 đến 17 giờ ngày 30-9: Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến
Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo (CSĐT) công bố điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển.
Từ ngày 18-9 đến 17 giờ ngày 30-9, Bộ GD-ĐT mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: QUANG PHÚC
Ngày 15-9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn ký công văn về việc tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2022.
Để đảm bảo công tác tuyển sinh ĐH-CĐ 2022 diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH-CĐ nghiêm túc thực hiện quy chế tuyển sinh hiện hành, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo (CSĐT) công bố điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển. Các CSĐT công bố điểm trúng tuyển phải kèm theo việc công bố thang điểm xét tuyển và thông tin tiêu chí phụ (nếu có). CSĐT cập nhật chính xác danh sách thí sinh trúng tuyển vào Hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung trước 17 giờ ngày 17-9 và chịu trách nhiệm về tính chính xác của danh sách thí sinh trúng tuyển được cập nhật vào hệ thống.
Các CSĐT rà soát kỹ danh sách, thông tin dữ liệu của các thí sinh trúng tuyển trước khi thông báo trúng tuyển. Trong thông báo kết quả, giấy báo trúng tuyển cần có thêm ghi chú: kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp và các dữ liệu khác; trường hợp có sai sót sẽ được giải quyết theo quy định.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: QUANG PHÚC
Các CSĐT cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển theo cấu trúc quy định vào hệ thống. Trường hợp thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nhưng đăng ký sai phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển đã được các CSĐT đưa vào danh sách lọc ảo thì CSĐT vẫn phải giữ nguyên thông tin về phương thức xét tuyển hoặc mã tổ hợp mà thí sinh đã đăng ký. Đồng thời, CSĐT bổ sung thêm thông tin (ở cột ghi chú): xét tuyển dựa trên phương thức, tổ hợp mà thí sinh đã được thông báo trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm.
Về xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh, bộ nêu rõ: từ ngày 18-9 đến 17 giờ ngày 30-9, Bộ GD-ĐT mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. CSĐT hướng dẫn thí sinh thực hiện đầy đủ quy trình xác nhận nhập học trực tuyến; thí sinh có thể kiểm tra kết quả xác nhận nhập học sau khi thoát khỏi và đăng nhập lại hệ thống. Thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến vẫn phải tiếp tục thực hiện nhập học tại CSĐT theo kế hoạch, thời gian và quy định của CSĐT.
CSĐT có thể bắt đầu tổ chức nhập học đồng thời với quá trình thí sinh xác nhận nhập học, hoặc tổ chức nhập học sau quá trình thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. CSĐT có thể theo dõi và tải dữ liệu danh sách cập nhật về các thí sinh nhập học trực tuyến trên hệ thống.
Các CSĐT nhắc nhở những thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển tiếp tục hoàn thành trách nhiệm nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống trực tuyến.
Khi có đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại sai sót về thông tin (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, điểm xét tuyển, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển...), CSĐT chủ động xem xét giải quyết hoặc phối hợp với các CSĐT có liên quan để giải quyết theo quy định bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh.
Đối với thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên hệ thống, CSĐT có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung. CSĐT phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết phản ánh, khiếu nại và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro đã được công bố trong đề án tuyển sinh theo quy định.
Trường hợp kết quả giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại làm thay đổi kết quả xét tuyển, CSĐT phải báo cáo về Bộ GD-ĐT để cập nhật vào hệ thống và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Về xét tuyển bổ sung và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học vào hệ thống, bộ nêu rõ: CSĐT không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung (căn cứ theo số lượng chỉ tiêu còn lại sau khi đã trừ số lượng chỉ tiêu theo nội dung tại quyết định xử lý vi phạm hành chính, nếu có).
CSĐT cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học các đợt, phương thức xét tuyển, các hình thức đào tạo theo đúng cấu trúc dữ liệu, đúng quy định trong các danh mục về tuyển sinh (trường phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn...) và đúng thời gian quy định vào hệ thống.
Từ trưa 15-9, các đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn năm 2022 sau 6 lần Bộ GD-ĐT lọc ảo. Đến tối 15-9, hơn 50 đại học đã công bố điểm chuẩn năm 2022 với mức cao nhất là 29,95 ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Dù trường này không còn ngành nào lấy 30 điểm như năm 2021 nhưng điểm đầu vào của trường cũng lên tới 29,95, mức điểm này ở tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ba ngành Hàn Quốc học, Đông phương học và Quan hệ công chúng.
Ở các trường tốp trên như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương đều có mức điểm chuẩn cao ở nhiều ngành, từ 27 đến trên 28 điểm...
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy chế Để đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo thực hiện đúng quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn của bộ. Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. (Ảnh: TTXVN) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn số 4533/BGDĐT-GDĐH về việc tiếp...