Tránh để “chạy đua” lên Giáo sư, Phó Giáo sư!
Các cơ sở đào tạo không nên vì muốn có được số lượng giảng viên chất lượng cao hay đạt tiêu chí mở ngành nghề mà để xảy ra”chạy đua” lên GS, PGS.
Đầu Xuân Ất Mùi này, tin vui đến với ngành Giáo dục là Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) năm 2014 cho 644 nhà giáo (trong đó có 59 GS, 585 PGS). Số lượng này đã góp phần nâng tổng số nhà giáo được công nhận chức danh GS, PGS trên cả nước là 11.097 người.
Vinh danh các Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2014
Ngành Giáo dục vui mừng vì nếu có nhiều nhà giáo được công nhận chức danh GS, PGS thì có nghĩa là sẽ giúp cho các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) có thêm đội ngũ giảng viên chất lượng cao phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, các trường ĐH, CĐ còn hy vọng, nếu có thêm GS, PGS sẽ góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ kế cận để họ mở rộng, phát triển ngành nghề đào tạo. Bởi theo quy định của Bộ GD-ĐT, trường ĐH, CĐ nào muốn mở mã ngành đào tạo thì phải đảm bảo ít nhất có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ làm giảng viên cơ hữu (giảng viên giảng dạy ổn định, nằm trong biên chế của trường).
Video đang HOT
Trong năm 2014, Bộ GD-ĐT đã thông báo có 207 ngành trình độ ĐH của 71 cơ sở đào tạo phải dừng tuyển sinh do không đáp ứng điều kiện quy định về trình độ giảng viên. Vì vậy, nhiều trường ĐH, CĐ coi đội ngũ giảng viên có trình độ, chất lượng, học hàm, học vị cao như là “huyết mạch” sống của mình.
Thế nhưng trên thực tế, số lượng GS, PGS được công nhận ngày càng tăng nhưng với dân số hơn 90 triệu dân như nước ta mới chỉ có xấp xỉ 1,2 GS hoặc PGS trên/10.000 dân (kể cả số GS, PGS đã mất hoặc đã nghỉ hưu), không quá 5,6% giảng viên đại học là GS hoặc PGS và 416 sinh viên/1 GS hoặc PGS. Trong khi đó, ở CHLB Đức, số lượng và cả chất lượng GS cao hơn Việt Nam nhiều (trong 10.000 dân có 3 GS và cứ 59 sinh viên có 1 GS). Như vậy, đội ngũ GS, PGS ở nước ta, khá “mỏng” về số lượng và cả chất lượng.
Bài toán đặt ra ở đây là trong khi số lượng GS, PGS ở nước ta còn “mỏng” về số lượng mà các trường ĐH, CĐ lại đang thiếu trầm trọng đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ, chất lượng cao thì phải giải quyết như thế nào? Liệu rằng, chỉ để bù đắp số lượng giảng viên đạt chuẩn hay để đạt tiêu chí mở ngành nghề của hàng trăm trường ĐH, CĐ có thể xảy ra tình trạng “ lạm phát” hay “chạy đua” lên GS, PGS hay không?
Ngoài ra, việc phong tặng chức danh GS, PGS hiện nay còn quá chú trọng đến tiêu chí nghiên cứu sinh phải có một số lượng nhất định các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Theo chia sẻ của một người từng làm lãnh đạo Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, hiện nay đang có tình trạng có một số trường ĐH sẵn sàng “mạnh tay” bỏ ra 300 triệu đồng để được có được 1 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế.
Nên chăng, các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu nên đầu tư cho công tác đào tạo, hỗ trợ các nghiên cứu sinh, nhà khoa học triển khai đề tài, công trình nghiên cứu phục vụ hữu ích cho phát triển kinh tế- xã hội, đời sống nhân dân hơn là “chạy đua” để có được những bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế để lấy uy tín?./.
Theo VOV.VN
Đường tới thành công của những GS, PGS trẻ
Cùng được công nhận chức danh GS, PGS ở độ tuổi ngoài 30, GS Phan Thanh Sơn Nam, PGS Từ Trung Kiên, PGS Hoàng Quý Tỉnh đều xuất thân hoặc gắn bó với nông thôn. Nét nổi bật ở họ là khả năng vượt khó, say mê với công việc.
GS Phan Thanh Sơn Nam (ngoài cùng bên phải) đã rất thành công với chuyên ngành Hóa học
GS Phan Thanh Sơn Nam được tôn vinh là GS trẻ nhất trong lịch sử công nhận chức danh GS, PGS của Việt Nam trong 40 năm qua, từ năm 1974 - 2014. 37 tuổi, GS Phan Thanh Sơn Nam đã rất thành công với chuyên ngành Hóa học, trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM. Yêu thích môn Hóa từ nhỏ, GS Phan Thanh Sơn Nam nhớ lại sản phẩm đầu tiên của mình là một loại xà phòng đặc biệt. "Năm tôi học lớp 9, quê Xuyên Mộc của tôi còn nghèo khó, hàng hóa nhu yếu phẩm đều thiếu thốn chứ không được như bây giờ. Sau khi tìm hiểu những nguyên lý cơ bản, tôi đã dùng tro bếp đem trộn với dầu đậu phộng rồi dùng nó rửa chén". Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông đông anh em ở Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), GS Phan Thanh Sơn Nam đã đam mê hóa học với những phản ứng, phương trình từ khi học cấp 2.
Rất nhiều nỗ lực để cậu học sinh nghèo ngày ấy trở thành sinh viên và sau này là giảng viên trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP. HCM. "Cuộc đời tốt đẹp biết bao khi một người gặp khó khăn, có ai đó tiến lại gần, nở một nụ cười và chìa ra một bàn tay. Tôi đã có được may mắn đó" - GS Nam chia sẻ tại buổi tôn vinh tân GS, PGS 2014 và không quên cảm ơn Quỹ học bổng 322, các quỹ học bổng, lãnh đạo ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM, các Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ ông những lúc khó khăn nhất trong quãng đời đi học.
Nói về thành công hôm nay, GS Phan Thanh Sơn Nam nhấn mạnh, chức danh GS là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề hơn. "Tôi xin làm một gạch nối giữa các bạn trẻ hơn tôi và thế hệ cha anh để cùng nhau học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ thế hệ đi trước cũng như hỗ trợ nhau trên con đường đi tới chân trời khoa học".
Trăn trở về đời sống nông thôn
Công trình nghiên cứu khoa học tâm đắc nhất của tân PGS trẻ nhất Từ Trung Kiên, Trưởng bộ môn cơ sở, khoa Chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên, là nghiên cứu cây cỏ (thức ăn chăn nuôi) cho bò thịt. "Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới, thực vật đa dạng. Tôi tự nghĩ, sao mình không tận dụng nguồn nguyên liệu này cho gia súc, gia cầm?" - PGS Từ Trung Kiên chia sẻ khi thấy rõ sự cạnh tranh quyết liệt khi nước ta hội nhập về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. "Nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu nên giá thành cao, rất khó cạnh tranh trong khi trên thực tế, nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước vô cùng phong phú" - PGS Từ Trung Kiên trăn trở. Ở miền Bắc có cỏ voi nhưng mùa Đông năng suất thấp, cỏ cứng, không phù hợp làm thức ăn gia súc. Thế là, giống cỏ mới ra đời đã cho chất lượng tốt hơn, giúp người chăn nuôi đỡ vất vả, giá thành cạnh tranh hơn.
Ngoài nghiên cứu trên, các kết quả từ các đề tài về bột lá sắn, bột lá keo dâu... cũng đã đạt được hiệu quả cao. Sản phẩm thức ăn từ bột lá thực vật do có nhiều sắc tố nên có thể làm tăng độ đậm màu lòng đỏ trứng, cũng như khiến da gà vàng rất tự nhiên, không hề độc hại thay vì dùng hóa chất" - PGS Từ Trung Kiên cho biết.
Cùng sinh năm 1981, PGS Hoàng Quý Tỉnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng trăn trở với đời sống nông thôn. Trong những chuyến đi nghiên cứu thực tế khắp các tỉnh khó khăn ở miền núi phía Bắc, PGS Hoàng Quý Tỉnh băn khoăn nhất là hình ảnh học trò nghèo miền núi vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt. Đề tài luận án tiến sĩ của PGS Tỉnh đặc biệt tập trung nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Mông, Dao ở tỉnh Yên Bái. Trong đề tài này, PGS Hoàng Quý Tỉnh đã nghiên cứu sự tăng trưởng các kích thước nhân trắc của trẻ em qua các lứa tuổi, đồng thời chỉ ra những bất thường trong quá trình tăng trưởng (thể hiện ở những thiếu hụt về cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay trái duỗi...).
PGS Hoàng Quý Tỉnh cho rằng, ở thời điểm hiện tại, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là vấn đề nan giải. Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng về suy dinh dưỡng. Với mong muốn bù đắp những thiệt thòi cho trẻ em vùng sâu, vùng cao, PGS Hoàng Quý Tỉnh cam kết sẽ tập trung nhiều hơn cho những đề tài nghiên cứu về trẻ em dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn như Mù Căng Chải - Yên Bái, Quản Bạ - Hà Giang hay Mường Tè - Lai Châu...
Theo Anninhthudo.vn
37 tuổi trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam thế kỷ 21 GS Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, ĐH Quốc gia TPHCM là người trẻ nhất trong lịch sử 38 năm qua, được phong giáo sư. Sáng 4.2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo...