Tranh của học sinh Marie Curie được trưng bày triển lãm tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc gia
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng đã tới để chúc mừng các học trò nhỏ của mình.
Chiều 11/12, tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh với chủ đề ‘100 năm Bùi Xuân Phái – Tranh Văn Dương Thành và thế hệ nối tiếp’ . Triển lãm được tổ chức nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa nổi tiếng Bùi Xuân Phái.
Tại buổi triển lãm, khán giả yêu hội họa sẽ được thưởng thức hơn 50 tác phẩm của họa sĩ Văn Dương Thành – học trò cưng của danh họa Bùi Xuân Phái, và hơn 50 bức tranh do 4 bạn nhỏ hiện đang là học sinh của trường Marie Curie thực hiện.
Triển lãm mở cửa từ 11/12 – 21/12 tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia
Đây là lần đầu tiên các tác giả nhí Nguyễn Linh Chi (12 tuổi), Nguyễn Quang Minh (15 tuổi), Lê Châu Anh (13 tuổi) và Trần Khánh Linh (15 tuổi) vinh dự được giới thiệu tài năng hội họa của mình tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Quốc Gia – cái nôi của hội họa quê hương.
Nguyễn Quang Minh chia sẻ: ‘Em học vẽ từ khi còn nhỏ nhưng đến năm 2017 em mới bắt đầu được theo học họa sĩ Văn Dương Thành. Với em, vẽ như một mảng màu thú vị và tươi sáng của cuộc sống, em cầm cọ mỗi khi cảm thấy hứng thú và muốn thể hiện một niềm yêu thích qua bức tranh của mình..’
Tác giả nhí Trần Khánh Linh cho biết: ‘Đối với em, vẽ là một thứ gì đó vô cùng khó và nghệ thuật vẫn vốn không phải là điểm mạnh của em. Tuy nhiên chỉ sau buổi học đầu tiên, em thấy tự tin hơn rất nhiều và đã có thể tự vẽ một bức tranh.
Không chỉ vẽ đẹp mà quan trọng hơn, tâm hồn của em trở nên bay bổng, nhạy cảm với thiên nhiên và các đồ vật xung quanh hơn, khả năng quan sát mọi vật của em tốt hơn vượt bậc so với trước…’
‘Với em, màu sắc là một phương tiện để con thỏa sức sáng tạo và thể hiện cá tính của mình. Với phong cách hội họa theo trường phái ấn tượng, em đã có được hơn 30 tác phẩm và tham gia 2 cuộc triển lãm tranh.’ - cô bạn Nguyễn Linh Chi tiết lộ.
Video đang HOT
Bạn Châu Anh nhí nhảnh: ‘Phong cách vẽ của con thiên về nội tâm khác với vẻ ngoài nhí nhảnh hay nói của con, con có thể say sưa hàng giờ chỉ để tỉa chi tiết nhỏ nhất như chiếc lá, hay cái bình, cái ấm làm sao cho thực sự sống động nhất, chân thật nhất.’
Chia sẻ về những tác phẩm của các tác giả nhí, Tiến sĩ Phạm Tất Thắng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận xét: ‘Những bức tranh các em đạt giá trị mỹ thuật sâu sắc, kiến thức hội họa vững vàng và mỗi cây bút thể hiện một cá tính mạnh mẽ. Chân dung danh họa Bùi Xuân Phái được các em thể hiện rất sâu, đẹp, đầy tâm hồn và hình ảnh phố cổ Hà Nội – nơi ông sinh ra được diễn tả sinh động với những mầu sắc khi mạnh mẽ đối lập, khi êm ái dịu dàng.’
Tại buổi khai mạc triển lãm, Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng đã tới chúc mừng các học trò tài năng của mình. Chia sẻ với báo chí, Thầy Khang cho biết mình rất vinh hạnh khi được đến Viện Bảo Mỹ Thuật Quốc Gia – ngôi đền thiêng của hội họa Việt Nam. Bên cạnh đó, thầy vô cùng xúc động khi các học trò nhỏ của mình được trưng bày tranh tại đây.
Thầy Nguyễn Xuân Khang tới chúc mừng các học trò nhỏ
‘Ông nội’ hiệu trưởng thích thú ghi lại những hình ảnh đẹp do học trò mình vẽ
‘Thực sự hôm nay tôi rất xúc động. Họa sĩ Văn Dương Thành đã tạo ra một thế hệ trẻ – chưa được gọi là họa sĩ nhưng đam mê nghệ thuật đã tạo ra được những bức tranh đẹp. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có nhiều họa sĩ nổi tiếng, nối tiếp sự nghiệp hội họa của Bùi Xuân Phái, Văn Dương Thành…’
Thời đại 4.0, học trò bị cảnh cáo toàn trường khác gì "bêu" trước cả thế giới
Thời đại 4.0 này, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo "trước toàn thế giới". Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên...
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư số 08, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988.
Nghiên cứu dự thảo, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội đánh giá:
"Trước tiên tôi hoan nghênh tinh thần cơ bản của dự thảo này, đặc biệt những điểm mới so với quy định hiện hành.
Về đối tượng áp dụng là học sinh phổ thông, hầu hết là trẻ em và tuổi vị thành niên. Vì thế các điều, khoản quy định đều có tính giáo dục xuyên suốt.
Mục đích của khen thưởng là "tạo động lực" cho học sinh phát huy hơn nữa phẩm chất và năng lực.
Mục đích của kỷ luật là "phòng ngừa và ngăn chặn" các hành vi không nên, không phải của học sinh.
Từ mục đích có tính giáo dục đó nên các hình thức khen thưởng và kỷ luật đã được cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng với đối tượng là học sinh phổ thông".
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội (ảnh: Thùy Linh)
Đặc biệt, theo thầy Khang, về hình thức kỷ luật đã có những điểm mới đáng lưu ý:
Một là, vẫn có các hình thức khiển trách, cảnh cáo nhưng không "bêu" trước lớp, trước toàn trường như bấy lâu nay vẫn làm. Thời đại 4.0 này, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo "trước toàn thế giới". Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên...
Hai là, hình thức kỷ luật "tạm dừng học tập trên lớp" đã thay thế cho cụm từ "đuổi học" thường dùng hiện nay. Thời hạn "tạm dừng học tập trên lớp" tối đa là 02 tuần, không như hiện nay có thể cả năm học.
Ba là, hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc tạm dừng học tập trên lớp không áp dụng đối với học sinh tiểu học, tức là không áp dụng với trẻ em.
Về biện pháp giáo dục học sinh phạm kỷ luật lần này yêu cầu nhà trường, giáo viên tăng tính giáo dục nhiều hơn, có những nội dung cụ thể, kiên trì hơn trong việc giúp học sinh sửa lỗi. Không được sử dụng các biện pháp "trừng phạt" học sinh về tinh thần và thể chất.
Cũng theo thầy Khang, "biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực" - một khái niệm mới rất đáng được lưu ý. Trong đó có việc "tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm" là một điểm mới.
Chúng ta thường nóng vội, dựa vào hành vi của học sinh để kết luận chủ quan về sự việc. Nếu có điều kiện tìm hiểu sâu xa hoàn cảnh và nội tâm của học trò mắc lỗi sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề, giúp học trò sửa được lỗi lầm bền vững hơn.
"Việc tư vấn tâm lý cho học sinh "có vấn đề", không chỉ với học sinh phạm lỗi, sẽ góp phần "phòng ngừa và ngăn chặn" những lỗi lầm có thể xẩy ra trong học sinh. Tư vấn tâm lý cho học sinh là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn", Hiệu trưởng trường Marie Curie nhấn mạnh.
Được biết, điểm mới của dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Cụ thể, Điều 9 của dự thảo Thông tư quy định giáo viên thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp dưới đây để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như: khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh.
Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như:
Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại nội quy; viết cảm nhận, kiểm điểm; sưu tầm, tìm hiểu sách, tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh, sau đó trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và bài học rút ra cho bản thân; lao động công ích như trực nhật, vệ sinh khuôn viên trường...
Học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế, quy định của ngành Giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nêu trên hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.
Hình thức kỷ luật cao nhất theo Thông tư 08 là "đuổi học một năm" nhưng trong dự thảo Thông tư mới đã thay từ "đuổi học" thành "tạm dừng học tập trên lớp" với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần đối với những vi phạm như: Đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, học sinh khác...
Về khen thưởng học sinh, dự thảo nêu rõ: Việc khen thưởng cần phải dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, kịp thời, đảm bảo thực chất, đúng người, đúng việc, tránh hình thức. Các hình thức khen thưởng gồm: Tuyên dương trước lớp; tuyên dương trước toàn trường; tặng giấy khen...
Nhìn cách làm của trường Marie Curie để tuyệt đối không bỏ quên trẻ trên xe Trường Marie Curie đã có bổ sung thêm trang thiết bị cho xe bus nhằm đảm bảo tuyệt đối cho học sinh, không để xảy ra tình trạng quên học sinh trên xe. Sau tiếng trống khai trường năm học mới vang lên, bên cạnh những niềm vui được đến trường thì vấn đề lo lắng đặt ra là làm sao đảm bảo...