Tranh chấp tại Đại học Hoa Sen: Khổ nhất chính là sinh viên
Khi việc phân định hình thức là “tư thục” hay “không vì lợi nhuận” của trường Đại học Hoa Sen còn chưa đi đến kết luận cuối cùng thì đối tượng chịu thiệt nhất trong chuyện này lại rất rõ ràng: không ai khác ngoài sinh viên.
Lấy lý do là trường “đại học không vì lợi nhuận” theo công bố tại một buổi “đại hội đồng cổ đông thường niên” diễn ra ngày 25.1 trước đó, trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) đã lần đầu tiên tổ chức Đại hội toàn trường vào sáng 31.1.
Tham dự đại hội khoảng 380 người gồm các thành viên góp vốn, thành viên hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu sinh tại trường.
Đại hội có nhiều nội dung như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo của ban kiểm soát, phương hướng năm học 2014-2015, góp ý dự thảo sửa đổi hai quy chế liên quan đến trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là quy chế tổ chức hoạt động và quy chế tài chính nội bộ.
Tại đại hội lần này, ngay phần mở đầu đã xảy ra áo loạn do tranh cãi về tính pháp lý giữa các cổ đông và ban tổ chức.
Một số cổ đông cho rằng, đại học Hoa Sen đứng ra tổ chức đại hội toàn trường là không đúng quy định. Nếu trường muốn phát triển theo cơ chế “không vì lợi nhuận” căn cứ vào Điều lệ đại học (hiệu lực từ ngày 30.1.2015) thì cần phải làm hồ sơ, sau khi được Bộ GD&ĐT thẩm định và được Chính phủ công nhận mới được tiến hành đại hội.
Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trả lời, ngày 10.12.2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 70/2014/QĐ-TT ban hành Điều lệ trường đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 30.1.2015.Trong đó có quy định chi tiết về tổ chức của trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Kể từ ngày 30.1.2015, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không tổ chức đại hội đồng cổ đông mà thay vào đó là tổ chức Đại học toàn trường.
Video đang HOT
Trong đại hội, vấn đề đại họ “không vì lợi nhuận” được nhiều cổ đông đặt lên mức quan trọng nhất với nhiều ý kiến phát biểu.
Cổ đông Nguyễn Công Đức (góp 6% vốn) nói: “Tôi cứ nghĩ đại học Hoa Sen đã hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận từ lâu lắm rồi và chính vì quy chế này tôi mới quyết định đầu tư vào đây. Cũng chính vì hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận trường mới được các cơ quan nhà nước, sinh viên, phụ huynh và xã hội ủng hộ. Từ sự ủng hộ này trường mới có lợi nhuận lâu dài”.
Còn ông Trương Quốc Tụy, một trong những người gắn bó với đại học Hoa Sen từ ngày thành lập, cho biết rất buồn phiền trước việc nội bộ trườngbất đồng quan điểm và mâu thuẫn nội bộ.
“ Vì sự tồn vong của đại hội Hoa Sen, xin các cổ đôngđừng vì đồng tiền mà làm rối mọi chuyện, làm mất uy tín của trường. Đó là tội ác!“, ông Tụy phát biểu.
Một đại biểu khác cũng bày tỏ quan điểm: Chính sinh viên mới chính là người góp vốn nhiều nhất cho sự hoạt động của trường. Vì vậy, hãy lấy sinh viên ra làm mục tiêu cho sự hoạt động và cần phải phát huy được vai trò của cựu sinh viên chứ không nên chăm chăm nhìn vào lợi nhuận, vì đây là môi trường giáo dục.
Liên quan đến chủ trương “hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận”, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM đã có buổi làm việc với hội đồng quản trị và các cổ đông đại học Hoa Sen. Ngày 29.1, Sở đã có văn bản gửi những thành viên này.
Sở GD-ĐT cho rằng trường muốn hoạt động theo cơ chế này phải làm hồ sơ để Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt. Hội đồng quản trị và các cổ đông chưa thống nhất được tỉ lệ góp vốn của cổ đông nên chưa đủ cơ sở pháp lý đề xuất UBND thành phố công nhận hội đồng quản trị bầu ra tại đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2.8.2014.
Hiện tại, quyết định công nhận hội đồng quản trị trường Đại học Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017 của UBND TP.HCM vẫn còn hiệu lực.
Nội bộ Đại học Hoa Sen bắt đầu chia rẽ sâu sắc khi nhóm cổ đông 30% đứng ra tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8.2014, miễn nhiệm hội đồng quản trị và bầu ra hội đồng quản trị mới. Tuy nhiên, hội đồng mới này không được công nhận vì chưa đủ cơ sở pháp lý.
Ngày 25.1.2015, trường lại tổ chức đại hội cổ đông thường niên, nhưng đại hội này không thể tiến hành do chưa đủ tỉ lệ vốn điều lệ cần thiết, do các cổ đông 30% không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ.
Sau đó 4 ngày, một nhóm cổ đông khác cũng đã nhóm họp đưa ra quan điểm riêng, trong đó phản đối “đại hội cổ đông thường niên” ngày 25.1, phản đối tên gọi “đại học không vì lợi nhuận” mà hiệu trưởng Phượng nhắc đi nhắc lại vì chưa được cơ quan có thẩm quyền nào công nhận.
Dẫu việc vấn đề “tư thục” và “không vì lợi nhuận” còn chưa được quyết định rõ ràng nhưng người chịu thiệt từ cuộc “đấu đá” này đã được thấy rõ. Thiết nghĩ, những người làm giáo dục nên cư xử cho phù hợp và đặt quyền lợi của sinh viên lên hàng đầu. Đừng vì tranh giành đồng tiền hay lợi ích.
Bởi như một số cổ đông đã nói: Cuối cùng khổ nhất vẫn là sinh viên!
Theo Motthegioi.vn
Thủ tướng lập Ban tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định thành lập Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Thị Doan làm Trưởng ban Ban Tổ chức Đại hội.
Các Phó trưởng ban Ban Tổ chức Đại hội gồm: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà (Phó Trưởng ban thường trực).
20 Ủy viên gồm: Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Nguyễn Văn Được; Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Thế Trung; Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh; Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quang Bền; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn; Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Mai Quang Phấn; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân Phan Huy Hiền; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thành Lương; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Vũ Hải; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Vương Văn Đỉnh.
Theo Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đã được Thủ tướng Chính Nguyễn Tấn Dũng ban hành, Đại hội sẽ được tổ chức vào quý IV năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Việc tổ chức Đại hội nhằm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2011 - 2015; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, biểu dương kết quả của các phong trào thi đua yêu nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong 5 năm qua. Biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân, các anh hùng, chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu trong toàn quốc; qua đó tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Đồng thời, phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Thi đua, khen thưởng.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại hội Đảng toàn quốc Đảng Nhân dân Campuchia Theo đánh giá của Đại hội, mặc dù Đảng Nhân dân Campuchia tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa V, nhưng số ghế nghị sĩ đã giảm đáng kể, do vậy Đại hội của Đảng Nhân dân Campuchia lần này có chủ đề "Đổi mới là sự sống còn của dân tộc và của Đảng Nhân dân Campuchia"....