Tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung: Có dẫn tới một cuộc chiến tranh mở?
Tờ “Bưu điện Jakarta” (Indonesia) số ra mới đây đăng bài giới thiệu quan điểm của một học giả Indonesia – ông Asra Virgianita, giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Indonesia (UI) về cuộc tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Asra Virgianita còn là nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của UI, hiện làm luận án tiến sĩ tại Đại học Meijigakuin (Nhật Bản).
Tác giả Asra Virgianita cho rằng về mặt lịch sử, các mối quan hệ Nhật-Trung luôn biến động. Sự hiện diện của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ở Trung Quốc trong quá khứ vẫn là một biện minh cho việc Trung Quốc gây áp lực với Nhật Bản. Ngoài ra, các vấn đề thương mại và các cuộc xung đột biên giới đã ảnh hưởng rõ rệt đến sự thăng trầm của quan hệ song phương.
Tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung ở biển Hoa Đông có thể bắt đầu từ năm 1964, khi Ủy ban Kinh tế Châu Á và Viễn Đông của Liên Hợp Quốc công bố báo cáo trữ lượng dầu tiềm năng tại vùng biển này.
Video đang HOT
Mặc dù tranh chấp lãnh thổ, nhưng hai nước lại phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế. Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Nhật Bản tiếp tục viện trợ cho Trung Quốc. Một hiện tượng thú vị là số lượng lao động Trung Quốc làm việc tại Nhật Bản ngày một tăng.
Theo thống kê năm 2009, có khoảng 250.000 lao động Trung Quốc làm việc tại Nhật Bản, chiếm một nửa số lượng lao động nhập cư ở Nhật Bản. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều phải đối mặt với các vấn đề phức tạp trong nước. Trung Quốc đang đau đầu giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng kinh tế gia tăng, sự bất ổn ở Tây Tạng và Đài Loan.
Trong khi đó, Nhật Bản đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, xã hội lão hóa và giải quyết hậu quả của trận động đất, sóng thần hồi tháng 3.2011. Tại Nhật Bản, những thách thức nói trên trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng chính trị xuất phát từ những khó khăn của Đảng Dân chủ cầm quyền (DJP), còn Trung Quốc đang bận rộn với việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 18, sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Chính những vấn đề này là nhân tố đang ngăn chặn Nhật – Trung tiến hành một cuộc chiến tranh mở.
Trên thực tế, hai nước đều có lợi ích trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Do đó, một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia sẽ có hại nhiều hơn lợi. Với thực trạng kinh tế trì trệ của mình và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác là phải hành xử một cách thận trọng và kiềm chế để duy trì ảnh hưởng trong khu vực.
Sự tham gia của hai nước trong Diễn đàn Khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ARF) là một ví dụ thể hiện sự nỗ lực của cả Nhật Bản và Trung Quốc, nhằm duy trì “ảnh hưởng” và “vai trò lãnh đạo” của mỗi nước trong cấu trúc chính trị – kinh tế và an ninh khu vực Đông Á đang định hình mà ASEAN giữ vai trò trung tâm. ASEAN là một tổ chức khu vực có giá trị chiến lược đối với cả Nhật Bản và Trung Quốc, có thể đóng vai trò trung gian hòa giải nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai “gã khổng lồ” Châu Á này.
Theo laodong
Mỹ đề cao vấn đề phòng thủ mạng
Mỹ ra sức tăng cường trách nhiệm của Bộ Quốc phòng đối với an ninh mạng sau cáo buộc với Huwaei và ZTE.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc phòng vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta đã nhắc lại nhiều lần về một 'Trân Châu Cảng trên mạng'.
Ông ví mức độ thiệt hại cuộc tấn công mạng từ những nước 'thù địch với Mỹ' và các tổ chức cực đoan trên thế giới tương đương như vụ khủng bố 11/9, có thể làm tê liệt quốc gia.
Ông Panetta viện dẫn việc hệ thống máy tính của Tập đoàn Dầu mỏ hàng đầu thế giới ARAMCO của Arập Xêút bị nhiễm một loại virus phức tạp có tên là 'Shamoon'.
Shamoon được lập trình sẵn với 'công việc' hàng ngày gọi là 'khăn lau'.
Virus này 'thế chỗ' các file hệ thống quan trọng với hình ảnh 1 lá cờ Mỹ đang cháy.
Nó có thể tự động chèn các file 'rác' lên trên các file gốc. Kết quả là 30.000 máy tính bị nhiễm virut và phải thay thế.
Ông cũng cho biết kẻ thù luôn tìm mọi cách chế tạo ra những công cụ tiên tiến để tấn công vào các hệ thống máy tính trong các lĩnh vực quan trọng kể cả an ninh quốc gia.
'Vì vậy Bộ Quốc phòng đóng vai trò hỗ trợ trong phòng thủ mạng. Chúng ta ngăn chặn bất cứ âm mưu nào làm phương hại đất nước.
Trong quá khứ, chúng ta chỉ hoạt động trên đất liền, biển, trời và không gian. Nhưng trong thời kỳ mới, chúng ta còn phải bảo vệ đất nước trong mặt trận an ninh mạng', ông Panetta nói.
Sự việc trên diễn ra sau khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ra thông báo hai công ty viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh Mỹ ngày 8/10 vừa qua.
Theo Tinngan
Người Nhật biểu tình điềm đạm hơn dân TQ Đối lập với cảnh đập phá biểu tình biến thành bạo lực ở TQ, tất cả mọi thứ ở Nhật Bản vẫn diễn ra bình thường. Người Nhật Bản biểu tình phản đối TQ Tờ Record China cho hay, các nhà báo người TQ ở thăm Nhật Bản khi trở về quê hương đều nói rằng họ không thấy có một cảnh nào...