Tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ
Các cuộc hội đàm gần đây giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy các căng thẳng ở Biển Đông vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 14/2.
Ngoại trưởng Kerry tới Bắc Kinh hôm 14/2 và có các cuộc gặp riêng rẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong cuộc gặp kéo dài 70 phút với ông Tập, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề cấp bách như Triều Tiên. Ông Kerry sau đó nói với báo giới rằng Trung Quốc sẵn sàng gia tăng sức ép để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, mối lo ngại chính của Washington không phải là Triều Tiên, vì hai nước đã nhất trí về cách thức giải quyết vấn đề, trang tin Duowei của người Trung Quốc ở hải ngoại nhận định.
Theo Duowei, một mục tiêu quan trọng của ông Kerry là cố gắng khẳng lập trường của Mỹ về cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản vì chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Trong lúc Tổng thống Barack Obama muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan tới Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 quốc gia liên quan, Washington không muốn bất kỳ cuộc xung đột nào nhằm làm mất ổn định khu vực.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp, ông Kerry cũng được cho là đã nói với ông Tập rằng Washington hi vọng về sự minh bạch hơn nữa tại Biển Đông nhằm giảm nguy cơ “hiểm lầm”. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm, ông tin Trung Quốc sẵn sàng thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho khu vực sau các cuộc đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á.
“Điều đó có thể giúp giảm căng thẳng vốn bắt nguồn từ các tranh chấp biển và lãnh thổ. Trong khi đó, một điều rất quan trọng là tất cả mọi người phải xây dựng các công cụ quản lý khủng hoảng và kiềm chế các biện pháp đơn phương và ép buộc để khẳng định chủ quyền”, ông Kerry nói.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về một vùng nhận dạng phòng không mới mà Trung Quốc được cho đang cân nhắc ở Biển Đông, điều mà ông nói rõ rằng Washington xem đó là một kế hoạch tồi tệ.
“Chúng tôi đã nói rất rõ rằng một hành động đơn phương, bất ngờ như vậy có thể kích động khu vực và sự ổn định của khu vực”, ông Kerry cho biết, nói thêm rằng lời khuyên này không chỉ dành cho Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ cũng đưa ra bình luận tương tự hồi năm ngoái, khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh nhất trí rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế nhưng cảnh báo Washington không làm trầm trọng thêm tình hình.
“Mỹ không là bên liên quan trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông và nên giữ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và cần thận trọng trong các phát ngôn và hành động”, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Theo Dantri
Tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ
Các cuộc hội đàm gần đây giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy các căng thẳng ở Biển Đông vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ gặp Chủ tịch Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 14/2.
Ngoại trưởng Kerry tới Bắc Kinh hôm 14/2 và có các cuộc gặp riêng rẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong cuộc gặp kéo dài 70 phút với ông Tập, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề cấp bách như Triều Tiên. Ông Kerry sau đó nói với báo giới rằng Trung Quốc sẵn sàng gia tăng sức ép để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, mối lo ngại chính của Washington không phải là Triều Tiên, vì hai nước đã nhất trí về cách thức giải quyết vấn đề, trang tin Duowei của người Trung Quốc ở hải ngoại nhận định.
Theo Duowei, một mục tiêu quan trọng của ông Kerry là cố gắng khẳng lập trường của Mỹ về cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản vì chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Trong lúc Tổng thống Barack Obama muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán liên quan tới Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 quốc gia liên quan, Washington không muốn bất kỳ cuộc xung đột nào nhằm làm mất ổn định khu vực.
Trong cuộc gặp, ông Kerry cũng được cho là đã nói với ông Tập rằng Washington hi vọng về sự minh bạch hơn nữa tại Biển Đông nhằm giảm nguy cơ "hiểm lầm". Ngoại trưởng Mỹ nói thêm, ông tin Trung Quốc sẵn sàng thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho khu vực sau các cuộc đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á.
"Điều đó có thể giúp giảm căng thẳng vốn bắt nguồn từ các tranh chấp biển và lãnh thổ. Trong khi đó, một điều rất quan trọng là tất cả mọi người phải xây dựng các công cụ quản lý khủng hoảng và kiềm chế các biện pháp đơn phương và ép buộc để khẳng định chủ quyền", ông Kerry nói.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về một vùng nhận dạng phòng không mới mà Trung Quốc được cho đang cân nhắc ở Biển Đông, điều mà ông nói rõ rằng Washington xem đó là một kế hoạch tồi tệ.
"Chúng tôi đã nói rất rõ rằng một hành động đơn phương, bất ngờ như vậy có thể kích động khu vực và sự ổn định của khu vực", ông Kerry cho biết, nói thêm rằng lời khuyên này không chỉ dành cho Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ cũng đưa ra bình luận tương tự hồi năm ngoái, khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh nhất trí rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế nhưng cảnh báo Washington không làm trầm trọng thêm tình hình.
"Mỹ không là bên liên quan trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông và nên giữ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và cần thận trọng trong các phát ngôn và hành động", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Theo Dantri
Ông Kerry bàn về biển Đông ở Indonesia Tranh chấp chủ quyền trên biển tiếp tục được Ngoại trưởng Mỹ thảo luận tại Indonesia sau khi đã nêu vấn đề này ở Trung Quốc. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh tiếp Ngoại trưởng John Kerry ngày 16.2 - Ảnh: AFP Ngày 16.2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thủ đô Jakarta của Indonesia, điểm dừng chân cuối cùng tại...