Tranh cãi xung quanh việc coi béo phì là một căn bệnh
Béo phì có phải là một căn bệnh? Câu hỏi gây tranh cãi này đã được một nhóm chuyên gia y tế toàn cầu xem xét kỹ lưỡng.
Người béo phì tại Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 15/1, các chuyên gia đã công bố kết luận rằng định nghĩa về béo phì nên được chia thành hai loại và chẩn đoán bằng các phép đo chính xác hơn.
Các khuyến nghị này hy vọng sẽ giúp xóa bỏ tình trạng đổ lỗi và phân biệt đối xử thường xảy ra xung quanh bệnh béo phì, căn bệnh ước tính ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên toàn thế giới.
Một bài báo của ủy ban gồm 56 chuyên gia trên tạp chí Lancet Diabetes & Endocrinology cho biết: “Ý kiến cho rằng béo phì là một căn bệnh đang là tâm điểm của một trong những cuộc tranh luận gây tranh cãi và phân cực nhất trong y học hiện đại”.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, một số bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Đây là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với các tổ chức khác coi đây là một căn bệnh mãn tính phức tạp. Đồng thời, một số bệnh nhân và bác sĩ tin rằng béo phì cần được coi là một căn bệnh để nhận được sự quan tâm và các chính sách hỗ trợ cần thiết cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng như vậy.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người được coi là béo phì nhưng ít hoặc không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và có cuộc sống năng động, khỏe mạnh.
Francesco Rubino, bác sĩ phẫu thuật giảm béo và là giáo sư tại King’s College London (Anh), phát biểu tại một cuộc họp báo rằng cuộc tranh cãi xuất phát từ thực tế là có lẽ không phải ai cũng hoàn toàn đúng và không phải ai cũng hoàn toàn sai.
Sau nhiều năm tranh luận, ủy ban đã đề xuất một giải pháp: chia béo phì thành hai loại.
Video đang HOT
Béo phì lâm sàng: Khi béo phì ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể con người, thì cần được coi là một căn bệnh riêng. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm các vấn đề về tim, gan hoặc hô hấp, cholesterol cao, ngưng thở khi ngủ, đau hông, đầu gối hoặc bàn chân, hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Béo phì tiề.n lâm sàng: Những người béo phì nhưng không gặp các vấn đề như trên được coi là mắc béo phì tiề.n lâm sàng. Họ cần được theo dõi nhưng không cần can thiệp y tế, do đó tránh được nguy cơ chẩn đoán quá mức.
Để chẩn đoán béo phì chính xác hơn, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nhiều hơn chỉ số khối cơ thể (BMI). Họ khuyến khích thực hiện các phép đo khác như chu vi vòng eo, tỷ lệ eo-hông hoặc thậm chí quét mật độ xương.
Mặc dù các khuyến nghị này hướng đến sự đồng thuận, nhưng chúng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Một số nhóm đại diện cho bệnh nhân không muốn chấp nhận rằng béo phì không phải lúc nào cũng là một căn bệnh.
Anne-Sophie Joly, người sáng lập Hiệp hội Béo phì quốc gia Pháp, gọi các khuyến nghị này là “phản tác dụng” và nói với hãng tin AFP rằng các chuyên gia đã không nắm bắt được thực tế là bệnh nhân béo phì không được chăm sóc đầy đủ.
Những người hoài nghi về việc coi béo phì là một căn bệnh cũng không hài lòng. Sylvie Benkemoun, một nhà tâm lý học, cho rằng các khuyến nghị này là chưa đủ và bày tỏ lo ngại rằng chúng chưa đề cập nhiều đến việc chăm sóc bệnh nhân béo phì.
Kinh nghiệm đán.h thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới
Các ca mắc bệnh béo phì và tiểu đường đang gia tăng trên toàn thế giới. Tiêu thụ quá nhiều đường gây ra bệnh tật và là gánh nặng cho ngân sách công.
Đó là lý do tại sao đồ uống có đường không được khuyến khích tiêu thụ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Việc tiêu thụ nước ngọt, nước tăng lực và những thứ tương tự được coi là yếu tố chính làm gia tăng tình trạng béo phì trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã khuyến nghị đán.h thuế những đồ uống như vậy.
Lợi tích của việc đán.h thuế nước ngọt
Theo một nghiên cứu vào tháng 11/2023 của Đại học Kỹ thuật Munich (Đức), thuế đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng biện pháp này có thể ngăn ngừa tới 240.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường Loại 2 trong 20 năm tới. Các nhà khoa học dự đoán, nó cũng giúp tránh hoặc giảm đáng kể 17.000 đến 30.000 trường hợp có khả năng t.ử von.g. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy có thể tiết kiệm tổng cộng tới 17 tỷ USD trong giai đoạn này, với riêng hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể tiết kiệm được 4,2 tỷ USD, vì nhiều trường hợp mắc bệnh liên quan đến béo phì có thể tránh được.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Washington (Mỹ) với khoảng 6.000 đối tượng cho thấy thuế nhằm vào nước ngọt có thể làm giảm chỉ số khối cơ thể của tr.ẻ e.m và thanh thiếu niên nói riêng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich chỉ ra rằng thanh thiếu niên có nhiều khả năng tiêu thụ đồ uống có đường hơn, có nghĩa là thuế có thể mang lại thêm lợi ích sức khỏe cho nhóm tuổ.i này.
Kinh nghiệm của các quốc gia
Tỷ lệ tr.ẻ e.m béo phì, thừa cân tăng nhanh đáng báo động trong hơn 10 năm qua, đặc biệt tại các thành phố lớn. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới đã áp dụng thuế nước ngọt, bao gồm Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, cũng như Ấn Độ, Nam Phi, Chile và Saudi Arabia. Dưới đây là một số ví dụ:
Na Uy
Na Uy bắt đầu đán.h thuế thực phẩm có đường từ nhiều năm trước, với mức thuế đầu tiên ra mắt vào năm 1922. Thuế này áp dụng cho đường và chất làm ngọt nhân tạo. Trớ trêu thay, nước láng giềng Thụy Điển lại được hưởng lợi gián tiếp từ khoản thuế này. Nhiều người Na Uy đã cất công đi qua biên giới để mua chocolate rẻ hơn ở Thụy Điển. Năm 2018, chính phủ Na Uy đã tăng thuế khoảng 80%, khiến doanh số bán nước ngọt giảm.
Mexico
Mexico đán.h thuế nước ngọt ở mức 1 peso (432 đồng) mỗi lít từ năm 2014. Điều này tương ứng với gánh nặng thuế khoảng 10%.
Khoản thuế này khiến doanh số bán nước ngọt sụt giảm mạnh trong năm sau đó và được coi là câu chuyện thành công trong nhiều năm.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.
Ấn Độ
Ấn Độ xếp đồ uống có đường bổ sung vào danh mục đán.h thuế cao nhất. Đường bổ sung bao gồm các loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm (như sucrose hoặc dextrose), thực phẩm được đóng gói dưới dạng chất làm ngọt (như đường ăn), đường từ siro, đường từ nước ép trái cây hoặc rau quả cô đặc.
Người tiêu dùng phải trả 28% thuế, giống như đối với ô tô hạng sang và các sản phẩm thuố.c l.á. Điều này khiến giá loại đồ uống này tăng cao, kéo theo doanh số bán hàng giảm sút. Tuy nhiên, các nhà chức trách chưa khuyến khích các nhà sản xuất giảm lượng đường trong đồ uống của họ và do đó chúng vẫn được bán.
Anh
Năm 2018, chính phủ Anh đã đưa ra hệ thống hai cấp: phải trả thuế 18 xu/lít cho 5 gam đường/100 ml và 24 xu cho 8 gam đường trở lên. Mặc dù điều này dẫn đến việc giảm nhanh chóng việc tiêu thụ đồ uống có đường nhưng nó cũng tạo ra động lực cho các nhà sản xuất giảm đáng kể hàm lượng đường trong nước ngọt của họ. Kết quả là nhiều nhà sản xuất đã giảm lượng đường trong đồ uống.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Munich đã chỉ ra rằng việc đán.h thuế các nhà sản xuất theo lượng đường trong sản phẩm của họ là hiệu quả nhất.
8 người t.ử von.g nghi do virus Marburg Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một đợt bùng phát nghi ngờ do virus Marburg ở tây bắc Tanzania đã lây nhiễm cho 9 người, trong đó có 8 trường hợp t.ử von.g. Virus Marburg có thể lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua má.u và các chất dịch cơ thể khác của...