Tranh cãi viết i hay y diễn ra trong nhiều thập kỷ

Theo dõi VGT trên

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, cách viết i hay y ngoài sự thuận lợi, còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa, thẩm mỹ.

Tranh cãi viết i hay y diễn ra trong nhiều thập kỷ - Hình 1

ảnh minh họa

Dự thảo quy định mới về chính tả đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Theo GS Nguyễn Minh ThuyếtTổng chủ biên chương trình SGK mới – quy định về viết chữ “i” hay “y” sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, dự thảo mới vẫn theo quy định đã có từ năm 1980 của Bộ GD&ĐT, tránh làm xáo trộn thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.

Ví dụ: Viết là “bác sĩ”, không viết “bác sỹ”; viết “tỉ lệ”, chứ không viết “tỷ lệ”…

Tuy nhiên, từ quy định năm 1980 đến nay, cách viết chữ i hay y có nhiều ý kiến khác nhau.

Báo có cuộc trò chuyện cùng TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên Ngữ văn, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội – về dự thảo mới cùng cách viết chữ “i” và “y”.

- Dự thảo chuẩn chính tả mới vừa được trong thời gian qua, bà có đồng tình với những quan điểm trong dự thảo hay không?

- Việc thay đổi nào cũng mong hướng tới sự hợp lý, thống nhất hơn, tuy nhiên thế nào là hợp lý thì cần suy xét trong rất nhiều tiêu chí, từ tính khoa học của ngữ âm học tới tâm lý và văn hoá cộng đồng.

- Xã hội hiện vẫn có những quan điểm khác nhau trong cách sử dụng “i” hay “y”. Theo bà, cách viết của hai từ này như thế nào là đúng?

- Cách viết “i” hoặc “y” khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/ đã được quan tâm từ nhiều năm nay với những quan niệm trái chiều, xuất phát từ hai tiêu chí chính.

Nếu nghiêng về góc độ ngữ âm học, người ta cho rằng cả hai chữ “i” và “y” trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/, bản chất không có gì khác nhau nên nhập hai cách viết đó làm một.

Tuy nhiên, nếu nghiêng về tâm thế văn hoá, nhiều người lại cho rằng nên tôn trọng những quy ước đã trở thành quy chuẩn cho chính tả phổ thông, đề nghị duy trì sự phân biệt “i” và “y”.

Trước đó, chúng ta có một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành ngày 30/11/1980 (gọi tắt là Quy định 1980), do Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho và Phó chủ nhiệm UBKHXH Phạm Huy Thông ký.

Video đang HOT

Văn bản này (không ghi số) quy định như sau: “Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm “i” ở cuối thì viết thống nhất bằng “i”, trừ uy, như duy, tuy, quy,…; thí dụ: Kì dị, lí trí, mĩ vị.

Chú ý: “i” hoặc “y” đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, im, yêu”..

Sau quy định từ năm 1980, đến giờ vẫn tồn tại cách viết khác nhau giữa “i” và “y”. Hiện tại, dự thảo về chuẩn chính tả trong chương trình giáo dục phổ thông mới trở lại với quy định năm 1980 này.

Tôi nghĩ rằng ngoài sự thuận lợi, ngôn ngữ còn có tính văn hoá, thẩm mỹ. Trải qua thời gian, mỗi từ ngữ tiếng Việt khi viết đều đã tạo ra những ấn tượng thị giác quen thuộc, từ đó có tính thẩm mỹ và sự phân biệt khá tinh tế trong sắc thái biểu cảm (người ta có thể cảm thấy viết “công ty” trang trọng hơn “công ti” chẳng hạn…).

Vì thế, cần có quy định hướng tới quy chuẩn, nhưng không phải chỉ nhằm mục đích thống nhất cách viết cho giản đơn, giảm thiểu sự lộn xộn trong chính tả phổ thông mà vẫn nên tôn trọng tâm thế của văn hoá truyền thống. Đó là sự phân biệt tương đối ranh giới viết “i” với các từ thuần Việt (lí nhí, kì kèo, bì bõm, ti tiện…) và viết “y” với các từ Hán Việt hy vọng, ký kết, công ty, mỹ phẩm…).

- Những quy định về việc viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài trong dự thảo có gây khó khăn cho học sinh khi đọc?

- Quy định này sẽ giúp tạo sự thống nhất cho chính tả và cả chính âm tiếng Việt; cũng không gây khó khăn cho học sinh ngày này khi các em được trang bị kiến tức ngoại ngữ từ cấp tiểu học.

- Vị trí đặt dấu thanh được quy định đặt vào âm chính. Ví dụ từ hoà (trong tiếng “hoà”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm). Tuy nhiên, hiện tại, thói quen vẫn viết là hòa (dấu thanh thường đặt ở giữa). Điều này có gây khó khăn cho người viết khi phải tư duy về âm chính, âm phụ không?

- Quy định đặt dấu thanh trên âm chính là hợp lý, tạo sự thống nhất và tính thẩm mỹ cho chính tả tiếng Việt.

Kiến thức vê ngữ âm, sự nhận diện âm chính, âm đệm, âm cuối vần…, các em đã được học từ nhỏ, và nó cũng hình thành ngay trong ấn tượng thị giác. Vì thế, việc thực hiện quy định đặt dấu thanh sẽ không làm khó cho các em.

Theo Zing

6 tác phẩm bắt buộc môn Ngữ văn: Thiếu tình yêu, cuộc sống bình dị

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, với 6 tác phẩm bắt buộc, học sinh tìm đâu ra đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa diện của cuộc sống và hình ảnh con người với cả vẻ đẹp và nỗi đau?

6 tác phẩm bắt buộc môn Ngữ văn: Thiếu tình yêu, cuộc sống bình dị - Hình 1

ảnh minh họa

Ngày 12/1, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, thông tin dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới sẽ đưa ra 6 tác phẩm bắt buộc.

Đó là bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Các tác phẩm văn học khác được đưa vào phụ lục.

Trên cơ sở này, các nhóm tác giả viết sách giáo khoa có thể chủ động lựa chọn những tác phẩm khác nhau để đưa vào sách giáo khoa. Nhìn chung, các bộ sách phải hướng đến việc thông qua ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến bình luận trao đổi trên các diễn đàn về văn học.

Tranh luận 'Chí Phèo' không là tác phẩm bắt buộc

Chủ đề: "Tại sao Chí Phèo không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới?" thu hút hàng trăm bình luận trên một diễn đàn văn học.

Người có tài khoản Nguyễn Ngọc Ánh nêu quan điểm chương trình này còn thiếu những tác phẩm kinh điển của văn học Việt. Khi bị bỏ đi, học sinh không có cơ hội hiểu sâu sắc những tác phẩm này.

6 tác phẩm bắt buộc môn Ngữ văn: Thiếu tình yêu, cuộc sống bình dị - Hình 2

Nhiều ý kiến băn khoăn về dự thảo chương trình môn Ngữ văn. Ảnh minh họa: Lê Hiếu.

Bạn Trương Ngọc Minh Thư viết cô lười học Ngữ văn, nhưng riêng với tác phẩm Chí Phèo, nữ sinh lắng nghe giáo viên giảng, đọc đi đọc lại mọi khía cạnh của bài.

"Không phải vì tác phẩm Chí Phèo hay mà vì thật từng câu chữ, lối hành văn, khiến con người day dứt và tiếc thương cho một nhân vật, lên án thẳng thắn xã hội phong kiến... Văn học là cách vẽ nên cuộc đời một cách chân thực nhất. Một tác phẩm 'rất đời' bị bỏ đi, buồn thật sự vì Chí Phèokhông còn là tác phẩm bắt buộc", nữ sinh viết.

Trước đó, trong cuộc tranh luận về khỏi chương trình sách giáo khoa phổ thông của nghiên cứu sinh Nguyễn Hiền, TS Văn học Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, cho rằng truyện ngắn này xứng đáng tồn tại bên cạnh bất kỳ tác phẩm nào trong các giai đoạn trước và sau nó.

Ngoài Chí Phèo, nhiều học sinh khác cũng bày tỏ sự tiếc nuối với hàng loạt tác phẩm khi không còn xuất hiện bắt buộc trong chương trình như: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)...

Thầy Nguyễn Thành Nam - giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội - bày tỏ sự băn khoăn: Đa phần tác phẩm bắt buộc đều thuộc văn học trung đại, thiếu giai đoạn văn học trước năm 1975, phong trào thơ mới. Trong khi đó, chính những tác phẩm này mới thực sự gần gũi với các em.

"Nếu nhìn vào toàn bộ tác phẩm là thơ chữ Hán và văn học trung đại sẽ tạo mệt mỏi cho học sinh. Trong khi đó, tình yêu nước chính là yêu những con người, những điều gần gũi. Vậy cớ sao phải học bắt buộc những tác phẩm giữ nước, đấu tranh giành độc lập mà quên mất những trang văn đời thường, tình yêu, cuộc sống?", thầy Nam đặt câu hỏi.

Chưa cân đối

Theo TS Trịnh Thu Tuyết, chương trình Ngữ văn mới xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể, mà chú trọng những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp...

Các nhóm tác giả viết sách giáo khoa có thể chủ động lựa chọn tác phẩm khác nhau. Nhìn chung, các bộ sách đều phải hướng đến việc thông qua ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Đó là hướng đi mới, khắc phục được tình trạng học vẹt, học theo văn mẫu, chú trọng phát triển kỹ năng đọc, viết, nói và nghe, đọc hiểu, tạo lập, thực hành, vận dụng văn bản.

Một điểm khiến dư luận quan tâm là trên cơ sở định hướng ấy, chương trình môn Ngữ văn mới sẽ đưa ra 6 tác phẩm bắt buộc. Đó là bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.

TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng nói hẹp thì "văn là người", nói rộng hơn chương trình ngữ văn một quốc gia thường phản ánh khá chính xác gương mặt tinh thần, chiều sâu và đẳng cấp văn hoá của quốc gia đó.

Quan sát 6 tác phẩm bắt buộc trong dự thảo chương trình Ngữ văn mới, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại chưa thật cân đối.

Trong số 6 tác phẩm bắt buộc, ngoại trừ Truyện Kiều, 5 tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau những cuộc chiến tranh vệ quốc.

Theo nữ giáo viên, đọc chương trình, thấy tự hào về truyền thống nghìn năm bất khuất, mà vẫn không khỏi băn khoăn: Cả 5 tác phẩm đều mang cảm hứng sử thi, hướng về vận mệnh cộng đồng, ca ngợi những phẩm chất cộng đồng, phản ánh những nỗi đau và vẻ đẹp cộng đồng...

Vậy, học sinh tìm đâu cái đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa đoan, đa diện của cuộc sống nhân sinh thế sự? Tìm đâu con người cá nhân với cả vẻ đẹp, góc tối khuất và những nỗi đau?

Không chỉ nội dung cảm hứng, thể loại cũng là vấn đề cần suy nghĩ khi 6 tác phẩm tập trung hai thể: Thơ và văn chính luận. Yếu tố thời đại cũng đặt ra khi ngoại trừ Tuyên ngôn độc lập năm 1945, tất cả đều thuộc văn học trung đại.

"Đành rằng còn rất nhiều tác phẩm đưa vào chương trình tự chọn, tuy nhiên có nên chăng phác họa gương mặt tinh thần của dân tộc đầy đặn hơn ngay trong những nét khái lược nhất của các tác phẩm bắt buộc?", TS Tuyết đặt câu hỏi.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?
07:16:59 22/01/2025
Táo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượngTáo Quân 2025 tung trailer chính thức, hé lộ nhiều câu nói ấn tượng
05:56:15 22/01/2025
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệtClip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt
06:20:55 22/01/2025
Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!Showbiz Việt từng có đám cưới sao nữ với con trai tỷ phú: Loạt chi tiết cực xa hoa, 2 quy tắc giống lễ ăn hỏi Phương Nhi và thiếu gia Vingroup!
07:50:11 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Thế giới

08:16:19 22/01/2025
Đây không phải là chiến thắng bình thường. Đây là ngã ba đường của nền văn minh nhân loại. Chiến thắng này thực sự quan trọng. Cảm ơn vì đã giúp điều này xảy ra! Cảm ơn , ông Musk hào hứng nói.
Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Đặt camera trong KTX để biết "trung bình" sinh viên ngày giáp Tết: Thân ở trường học nhưng tâm hồn đã về quê từ bao giờ

Netizen

08:10:08 22/01/2025
Những ngày giáp Tết, ai cũng háo hức, mong chờ giây phút được đoàn tụ bên gia đình. Đặc biệt là các bạn sinh viên đi học xa nhà, niềm háo hức ấy còn được nhân lên gấp bội.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Cải vàng, mai anh đào khoe sắc ở đồi hoa xóm Mừng, Hòa Bình

Du lịch

08:04:41 22/01/2025
Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu đã thu hút du khách bởi khí hậu mát mẻ, những mái nhà sàn ẩn hiện bên ruộng bậc thang.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.
Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Nóng: Justin Bieber chính thức lên tiếng vụ unfollow vợ, nhưng cú twist sau đó mới khiến dân mạng toàn cầu hoang mang hơn cả!

Sao âu mỹ

07:52:55 22/01/2025
Những cú twist liên tiếp làm cư dân mạng cảm thấy xoay như chong chóng . Trước đó, nhiều người nêu thuyết âm mưu vợ chồng Justin Bieber gặp trục trặc, rồi ekip chiêu trò...
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.